Chất lượng tín dụng nhìn từ 3 góc độ Ngân hàng, khách hàng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

1.3. LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.3.3. Chất lượng tín dụng nhìn từ 3 góc độ Ngân hàng, khách hàng và

nền kinh tế xã hội.

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy chất lượng hoạt động của NH không những phụ thuộc vào bản thân NH mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.Chất lượng tín dụng được thể hiện:

- Đối với khách hàng: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của

khách hàng với lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.

- Đối với sự phát triển Kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thơng

hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nên kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

- Đối với NHTM: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực

lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và nguyên tắc hồn trả đúng hạn có lãi.

Như vậy, chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính tốn được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ…) các nhân tố khách quan (sự thay đổi của mơi trường bên ngồi). Khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của mội trường bên ngồi, nó thể hiện sức mạnh của NHTM trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

1.3.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.

Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động tín dụng cao, cho thấy tăng trưởng tín dụng có chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Tốc đơ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng phải đạt đến một giới hạn dựa theo yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt q tầm kiểm sốt của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn, chất lượng tín dụng giảm sút từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thu lỗ.

Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, nhận định và lượng hó rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng của mình. Ngịai ra, nguồn vốn dung để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, nên việc cấp tín dụng phải bảo đảm thu hồi được vốn lẫn lãi đúng hạn, muốn vậy việc sử dụng vốn phải đúng mục đích và quy định cấp tín dụng của NHNN. Tóm lại, tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an tồn mới đảm bảo tín dụng có chất lượng.

Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng ln là mối quan hệ biện chứng , tác động qua lại lẫn nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc các NHTM phải xây dựng cho riêng mình chiến lược kinh doanh thích ứng để hoạt động là hết sức cần thiết. Hiện nay hầu hết các NHTM đều đã mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm dịch vụ để vừa có thể tạo ra được ưu thế cạnh tranh, vừa có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên tại Việt Nam, công nghệ ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện để đáp ứng cho việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vì vậy dịch

vụ ngân hàng truyền thống là dịch vụ tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính của các NHTM. Thơng qua dịch vụ tín dụng, các NHTM có thể quảng bá được thương hiệu, nâng cao năng lực tài chính để tồn tại và phát triển.

Chính từ lý do trên, trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến tín dụng, chất lượng của tín dụng, chức năng và vai trị của tín dụng đối với nền kinh tế, nghiên cứu về NHTM cùng với các chức năng cơ bản, các nghiệp vụ của NHTM. Qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh Thủ Đức.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)