CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 74)

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT THỦ ĐỨC NHNo & PTNT THỦ ĐỨC

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của Agribank chi nhánh Thủ Đức đến năm 2015.

Quan điểm phát triển của chi nhánh Thủ Đức:

Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng. Chiến lược phát triển ngân hang được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng.

Trong tình hình suy thối kinh tế Việt Nam vừa bước ra khỏi đáy khủng hoảng nhưng vẫn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, khó khăn được đánh giá là còn rất lớn, chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đức đề ra định hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như sau:

Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mơ khác của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng.

Hai là, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng:

- Giao kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh tốn; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán;

- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng khơng khuyến khích nhập khẩu do Bộ Cơng thương ban hành.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn

định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của

NHNN; công bố công khai lãi suất huy động và cho vay trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.

- Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng

quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của tổ chức tín dụng; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Không được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay để trả nợ cũ, không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với khoản vay khơng có khả năng thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không đúng đối tượng, chuyển đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không đúng quy định của pháp luật, cho vay để thanh tốn các khoản nợ vay khơng có hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác,...

- Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.

Như vậy, mục tiêu trọng tâm của hoạt động kinh doanh năm 2011 của chi nhánh là tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án đã ký kết hợp đồng tín dụng. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam về điều hành chính sách tiền tệ, đầu tư tín dụng theo đúng định hướng. Được thể hiện qua một số mục tiêu cụ thể như sau:

Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và phát triển màng lưới kinh doanh đủ mạnh theo thế “chân vạc” bổ trợ cho nhau nhằm giữ vững thị trường truyền thống, khai thách triệt để thị trường mới, thị trường tiềm năng, nâng cao thị phần các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn, nhất là thị phần các sản phẩm dịch vụ mới.

Coi công tác nguồn vốn là vấn đề quan trọng và trọng tâm nhất trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng trước tăng trưởng dư nợ. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đầu tư có chọn lọc, tập trung thu hồi nơ đến hạn và nợ xấu, nợ XLRR để quay vòng vốn. Tăng tỷ lệ cho vay “Tam nông” theo đề án phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân của NHNo & PTNT Việt Nam.

Khẳng định vai trò của sản phẩm dịch vụ là mũi nhọn vừa là việc hỗ trợ, vừa đồng hành, vừa hậu thuẫn cho sản phẩm truyền thống, khẳng định sự đan xen của hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm truyền thống như tín dụng phải đi đơi với cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm.

3.1.2. Mục tiêu kế hoạch kinh doanh đến năm 2015.

™ Tổng nguồn vốn huy động: tối thiểu đạt 3.444.800 triệu đồng, tỷ lệ tăng 60%.

™ Dư nợ đạt tối thiểu 1.625.000 triệu đồng tăng 40,0% so với năm 2010. Trong đó cho vay trung dài hạn chiếm 35% tổng dư nợ cho vay.

™ Nợ xấu: dưới 3% tổng dư nợ.

™ Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng dư nợ. ™ Thu nhập của chi nhánh đạt tối thiểu 150% so với năm 2010.

™ Nâng tỷ lệ thu dịch vụ lên tối thiểu 30% tổng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)