Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)

3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT

3.2.2.2. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án nhận diện thương hiệu Agribank một

cách đồng bộ, tạo ấn tượng và quen thuộc đối với khách hàng.

- Duy trì và hồn thiện Website Ngân hàng Nơng nghiệp tương xứng với vị thế Ngân hàng Nông nghiệp, tạo liên kết và có sự tương tác với các website khác nhằm đem lại tối đa lượng thông tin cho các đối tượng khách hàng khi truy cập website của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Thiết kế quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ và tiện ích triển khai trên màn hình máy ATM trong tồn hệ thống (không chỉ quảng cáo sản phẩm thẻ như hiện nay) để tận dụng lợi thế mạng lưới máy ATM lớn nhất nước trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

- Đưa nội dung đào tạo về phát triển sản phẩm dịch vụ vào các lớp đào tạo do

trụ sở chính tổ chức.

- Nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trưng của Ngân hàng Nơng nghiệp và mang tính đặc thù dựa trên các thế mạnh sẵn có về mạng lưới

cơng nghệ, con người và cơ chế quản lý. Vì hiện nay tuy Agribank đã phát triển một loạt các sản phẩm dịch vụ mới nhưng chưa khẳng định sự vượt trội về vị thế và thương hiệu của Agribank.

- Nghiên cứu phát hành thêm một số sản phẩm mới: phối hợp với các chi nhánh tìm kiếm các đối tác là các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn, hệ thống siêu thị lớn để phát hành thẻ liên kết thương hiệu.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với cá nhân đơn vị trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những nguyên nhân tồn tại rút ra từ sự phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đức ở chương hai, đồng thời căn cứ vào mục tiêu chiến lược của NHNo & PTNT Việt Nam và của chi nhánh Thủ Đức, mục tiêu của chương 3 là đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thủ Đức.

Trong thời gian qua, hệ thống các NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Thủ Đức nói riêng đã góp phần đáng kể trong việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển KTXH, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2007 đến nay trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát suy thối kinh tế, chi nhánh Agirbank Thủ Đức cũng đã sát cánh, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, tạo được và nâng cao uy tín của Agribank Việt Nam nói chung và của chi nhánh nói riêng. Qua các kết quả khả quan của tình hình hoạt động kinh doanh cũng như các mặt tồn tại cần khắc phục, luận văn cũng đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa lý luận cơ bản về NHTM và hoạt động tín dụng của NHTM, giới thiệu sơ lược về vai trò, chức năng, nghiệp vụ cơ bản của NHTM và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

2. Trình bày thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Thủ Đức. Phân tích những mặt làm được, những tồn tại do các nguyên nhân khách quan, chủ quan của chi nhánh Thủ Đức, để từ đó rút ra những yếu kém, tồn tại cần khắc phục.

3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với chi nhánh Thủ Đức, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, mở rộng thị phần, cùng với các NHTM khác đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Các giải pháp và đề xuất kiến nghị trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận, thơng qua tình hình thực tiễn tại chi nhánh Agribank Thủ Đức, tham khảo các tạp chí, tài liệu liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn khơng thể tránh khỏi có thiếu sót nhất định. Tơi

mong nhận được ý kiến đóng góp của Q Thầy cơ và bạn bè để luận văn càng hoàn chỉnh và sát với thực tế hơn.

năm 2020.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về: Ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động

ngân hàng của các TCTD.

4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín

dụng.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định của Chỉ tịch Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam số 666/QĐ-HĐQT-

TDHo ngày 15/06/2010 về : Ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng

trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 6. PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, PGS-TS Trần Huy Hoàng, TS

Trầm Xuân Hương (2005), ThS Nguyễn Quốc Anh, Quản trị Ngân hàng, NXB Lao Động Xã hội.

7. PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, PGS-TS Trần Huy Hoàng, TS

Trầm Xuân Hương (2005), ThS Nguyễn Quốc Anh, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê TPHCM.

8. PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, PGS-TS Trần Huy Hoàng, TS

Trầm Xuân Hương (2005), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống Kê.

9. Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN Việt Nam: http://www.cic.org.vn 10. Website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn 11. Website của NHNo & PTNT Việt Nam: http://www.agribank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đức , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)