Tăng cường thơng tin giới thiệu và đào tạo nghiệp vụ cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tăng cường vốn đầu tư thiết bị cho các doanh nghiệp , luận văn thạc sĩ (Trang 53)

II. NGUYÊN NHÂN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CHẬM PHÁT TRIỂN

3. Tăng cường thơng tin giới thiệu và đào tạo nghiệp vụ cho thuê tài chính

Việc thiếu thơng tin tạo ra một sự chênh lệch về nhận thức, chênh lệch về giá cả của hàng hố dịch vụ và đánh mất cơ hội đầu tư chính đáng cho dân chúng và các nhà đầu tư ở các khu vực khác nhau trên phạm vi một quốc gia cũng như trên phạm vi thị trường thế giới. Khoảng cách chênh lệch đĩ ngày càng sâu sắc thì giá trị cơ hội bị đánh mất cũng càng lớn hơn, đặc biệt trong nền kinh tế thơng tin và kinh tế tồn cầu như hiện nay khi mà tốc độ phát triển hàng hĩa, sản phẩm dịch vụ thường xuyên được thay đổi một cách chĩng mặt. Trong phạm vi tồn cầu, thiết bị này là mới và hiện đại so với quốc gia này nhưng nĩ đã lạc hậu và giá cả khơng đáng là bao đối với một quốc gia khác hay là đối với thị trường tài chính, ở các nước cĩ nền kinh tế thị trường phát triển thì các thị trường và các loại hình giao dịch hầu như đã được thực hiện và phổ biến trong khi ở các nước đang phát triển thì chưa cĩ hoặc cịn bị cấm, bị hạn chế.

Như vậy để cho dân chúng và các nhà đầu tư biết và hiểu rõ được hoạt động của thị trường cho thuê tài chính, để kênh dẫn vốn này trở nên phổ thơng đối với mọi người thì Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các cấp, các ngành để mở rộng và tăng cường hơn nữa cơng tác thơng tin, tuyền truyền giới thiệu cũng như đẩy mạnh cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc cho thị trường này.

- Thơng tin giới thiệu, phổ cập: Mở một chiến dịch giới thiệu tổng quát về hoạt động và lợi ích của thị trường cho th tài chính đối với tồn xã hội thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo viết, phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương. Kênh thơng tin này dễ tiếp cận với đại đa số dân chúng và đặc biệt cĩ hiệu quả với các khu vực, các tỉnh thành đang cĩ kế hoạch phát triển, đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước.

- Thơng tin chuyên đề, nghiên cứu chuyên sâu: Ngân hàng Nhà nước, các viện nghiên cứu kinh tế tài chính hay các tờ báo kinh tế được giới doanh nghiệp ưa thích cần tăng cường thêm các bài viết, bài nghiên cứu tham lụân về tình hình hoạt động của thị trường cho thuê tài chính và đề xuất các giải pháp khắc phục ở mọi cấp độ khác nhau.

- Cần cĩ các hội thảo, các báo cáo chuyên đề về đề tài cho thuê tài chính với sựï tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Cơng ty cung cấp dịch vụ dành và các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng chính của thị trường. Các chuyên đề này cĩ thể được tổ chức riêng hoặc phối hợp lồng ghép trong các hội thảo tài chính – tín dụng khác.

- Các trường đào tạo kinh doanh và tài chính - ngân hàng cần tăng cường giảng dạy và cĩ các khĩa đào tạo chuyên sâu về mơn học cho th tài chính, tiến tới xây dựng thành một ngành học độc lập để cung cấp cho thị trường các nhà kinh doanh hay cán bộ quản lý am hiểu và tinh thơng về hoạt động của loại thị trường đặc thù kết hợp giữa nghiệp vụ tín dụng và thương mại kỹ thuật này.

4. Bổ sung, hồn thiện các văn bản nhằm tạo mơi trường pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động cho thuê tài chính.

Mơi trường pháp lý là điều kiện cần để thị trường cho th tài chính nĩi riêng và các hoạt động kinh tế – xã hội khác nĩi chung hoạt động an tồn, cĩ trật tự và cĩ sự kiểm sốt của Nhà nước. Tuy nhiên để một thị trường hoạt động tốt và phát huy hết năng lực, lợi thế tiềm năng thì hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh phải được đầy đủ, hồn thiện và cĩ tầm bao quát, cĩ giá trị lâu dài nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao và cĩ tính quốc tế như hiện nay. Đối với thị trường cho thuê tài chính Việt nam, văn bản pháp luật mới đây nhất là Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02.5.2001 về tổ chức và hoạt động của cơng ty cho thuê tài chính, Nghị định mới đã khắc phục được nhiều tồn tại của các văn bản trước, song bản thân nĩ vẫn mới chỉ là văn bản nặng về tính chất quy chế tổ chức hoạt động của các cơng ty cho thuê tài chính chứ chưa phải là một là văn bản pháp luật cĩ tầm bao quát điều chỉnh mọi hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Mặt khác, bản thân nghị định này vẫn chưa thực sự hồn thiện, cần phải được bổ sung hướng dẫn thực hiện từ phía Ngân hàng Nhà nước. Ngồi ra hoạt động cho th tài chính cĩ nhiều quan hệ với nhiều lĩnh vực kinh tế khác, do vậy cần phải cĩ một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp luật liên quan của Nhà nước và các Bộ, Ngành khác như Tài chính, Thuế, Tư pháp ...

Theo chúng tơi, hiện nay cần phải gấp rút bổ sung, hồn thiện mơi trường pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính ở một số vấn đề sau:

4.1 Về đối tượng thuê tài chính

Nghị định mới về cho thuê tài chính đã khắc phục được thiếu sĩt lớn của Nghị định 64/CP trước đây bằng quy định mở rộng bên thuê từ chỉ là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thành “ Bên thuê là các tổ chức cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản th cho mục đích sử dụng của mình”. Quy định này cĩ vẻ như được mở rộng và cĩ tính tổng qt cao hơn ở chỗ nĩ khơng hạn chế bên thuê chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh mà cịn bao gồm các đối tượng khác là tổ chức và cá nhân. Tính hợp lý cịn thể hiện ở chỗ bên th phải trực tiếp sử dụng tài sản thuê, điều này phù hợp với nguyên tắc chung của cho thuê tài

chính là bên thuê khơng được quyền sang nhượng, cầm cố, chuyển tài sản thuê cho bên thứ ba.

Tuy nhiên về đối tượng thuê tài chính, nghị định chỉ mới chung chung cần phải hồn chỉnh hơn và cụ thể hĩa một vài điểm sau:

- Một vấn đề chưa rõ ràng là nghị định chưa trực tiếp đề cập đến đối tượng các trang trại, các cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, hộ kinh tế gia đình. Các đối tượng này, trên thực tế là một đơn vị kinh tế tự chủ và là nhân tố quan trong cho sự đổi mới, phát triển kinh tế nơng thơn, nâng cao đời sống thành thị và tạo ra một khối lượng hàng hĩa to lớn, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong GDP cũng như giải quyết được các vấn đề xã hội khác như giải quyết cơng ăn việc làm. Các đơn vị kinh tế này gặp nhiều khĩ khăn, trở ngại trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, mang tính cơng nghiệp do thiếu vốn trong khi chúng ta đang quyết tâm xây dựng một nền kinh tế hiện đại hĩa, cơng nghiệp nơng thơn, vì vậy hộ kinh tế gia đình, trang trại và cá nhân phải thực sự được xem là một khách hàng tiềm năng, chúng ta phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho đối tượng này được tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung dài hạn bằng cách thuê tài chính. Để đạt được điều đĩ cần cĩ các quy định và hướng dẫn cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước, từ Chính phủ xác định rõ các đối tượng này cĩ thể tham gia thuê tài chính.

- Một vấn đề bất cập khác của nghị định là ở điều 23 và điều 26 quy định bên thuê phải nộp báo cáo q, quyết tốn tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho bên cho thuê. Quy định này chưa hợp lý và khơng khả thi trong điều kiện hiện nay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh tế gia đình, các trang trại hoặc các bên đi thuê là tổ chức khơng kinh doanh khác vì thực tế ngồi các doanh nghiệp được thành lập theo luật ra thì các tổ chức, cá nhân khác khơng cĩ báo cáo q, khơng cĩ quyết tốn tài chính hay các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh do họ khơng cĩ khả năng thực hiện đồng thời luật pháp và ngành Tài chính khơng bắt buộc và chưa cĩ quy định, hướng dẫn nào.

Để giải quyết mâu thuẫn đĩ, theo tơi cần cĩ những văn bản bổ sung, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể đối với bên thuê là cá nhân hay hộ kinh tế gia đình, các cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, trang trại … để cĩ đủ kiện th thì chỉ cần trình phương án, mục đích sử dụng tài sản thuê tài chính cùng với việc đối chiếu hồ sơ chứng minh khác như : Chứng nhận trang trại, hộ sản xuất do chính quyền địa phương hay cơ quan cĩ thẩm quyền cấp; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất …

Theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP tài sản cho thuê là máy mĩc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Thực tế đây là các loại tài sản được giao dịch cho thuê nhiều nhất, tuy nhiên việc quy định như vậy cịn cĩ phần hạn chế vì bất động sản chưa được xem là đối tượng cho thuê, điều này hạn chế hoạt động của cơng ty cho thuê tài chính cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu cĩ thật của nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đang hoạt động tại Việt Nam.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ngồi Quốc doanh mới thành lập, vốn kinh doanh nhỏ nên khơng đủ điều kiện để tạo lập bất động sản mà phải thuê mướn văn phịng, nhà xưởng để hoạt động. Việc thuê mướn như vậy gây rất nhiều khĩ khăn cho doanh nghiệp vì kết cấu sử dụng khơng phù hợp, giá thuê cao, thời hạn thuê thường ngắn hạn làm cho các cơng ty khơng được yên tâm, khơng chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Nếu cho thuê tài chính cho phép giao dịch cho thuê bất động sản thì sẽ giải quyết được khĩ khăn trên, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cần nhà xưởng để hoạt động ổn định, lâu dài.

Bất động sản cho thuê sẽ được cung cấp từ nhiều nguồn thơng qua thị trường bất động sản, từ các nhà đầu tư tư nhân, các cơng ty đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà. Khi khách hàng cĩ nhu cầu thuê một căn nhà, căn hộ làm văn phịng hay một nhà xưởng thì tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, sau đĩ tiến hành giao dịch với cơng ty cho th tài chính ký kết hợp đồng thuê tài chính và bên cho thuê cung ứng vốn cho Nhà kinh doanh bất động sản thi cơng xây dựng hoặc là chuyển giao nếu bất động sản cĩ sẵn. Bất động sản vẫn do bên cho thuê đứng tên sỡ hữu và sẽ chuyển giao cho bên thuê sau một thời gian thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Thực tế hiện nay ở TP Hồ Chí Minh, tại các khu cơng nghiệp Tân Tạo, Lê Minh Xuân - Chủ đầu tư là cơng ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng huyện Bình Chánh và khu cơng nghiệp Vĩnh Lộc thuộc cơng ty Kinh doanh và Đầu tư phát triển nhà Chợ Lớn đã thu hút khách hàng thuê đất bằng cách xây dựng các nhà xưởng trong khu cơng nghiệp do mình quản lý theo thiết kế của khách hàng để sau đĩ bán hoặc cho khách hàng thuê lại. Đây là một mơ hành hay nhận được nhiều sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, tuy nhiên các cơng ty chủ đầu tư nĩi trên gặp nhiều khĩ khăn về vốn đầu tư xây dựng, các khách hàng thì khơng đủ tiền để mua lại ngay bất động sản mà cần sự hỗ trợ và hợp tác từ phía các Ngân hàng và cĩ thể là các cơng ty cho th tài chính.

Để đề xuất trên trở thành hiện thực, ngồi việc phải bổ sung các quy định liên quan trong lĩnh vực cho th tài chính thì trở ngại lớn nhất hiện nay là vấn đề sở hữu nhà đất, Nhà nước chúng ta chưa cơng nhận quyền sở hữu tư nhân về đất

đai nhưng thực tế thị trường vẫn chuyển nhượng, mua bán. Vậy nên chăng pháp luật phải cĩ những quy định khác gọi là “sở hữu quyền sử dụng đất” và nĩ được mua bán cơng khai, hợp pháp gắn với sở hữu nhà. Các quy định hạn chế Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngồi được phép mua bán bất động sản cũng cần phải được mở rộng và thơng thĩang hơn nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn từ bên ngồi này.

4.3 Tài sản trong giao dịch bán và thuê lại của doanh nghiệp Nhà nước

Nghị định 16/2001/NĐ-CP cho phép thực hiện hình thức mua và cho thuê lại đối với các cơng ty cho th tài chính, nghiệp vụ này cho phép các doanh nghiệp tái cấu trúc vốn, tăng nguồn vốn lưu động nhằm giải quyết khĩ khăn cho doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đĩ. Vấn đề đặt ra là đối với các doanh nghiệp Quốc doanh, tài sản cố định tuy khơng hiện đại nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, các doanh nghiệp thiếu tiền để mua nguyên vật liệu, thanh tốn tiền cơng cho nhân viên trong khi máy mĩc thiết bị , nhà xuởng lại bỏ khơng, chưa được khai thác hết cơng suất. Các tài sản đĩ lại thuộc quyền sở hữu Nhà nước, Chủ doanh nghiệp bị hạn chế quyền tự ý quyết định bán, cho thuê, chuyển nhượng tài sản khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan quản lý, thủ tục chuyển nhượng tài sản càng rắc rối, phức tạp khi tài sản đĩ cịn cĩ giá trị trên 70% và đang được sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy nghị định đã mở ra hướng mới và tạo cơ hội thuê tài chính cho các doanh nghiệp thiếu vốn nĩi chung nhưng lại chưa triển khai, thực hiện được đối với các doanh nghiệp nhà nước, do vậy Chính phủ, Bộ tài chính, Cục quản lý cơng sản và các ban ngành liên quan cần phải nhanh chĩng hồn thiện các văn bản hướng dẫn liên quan:

- Ban hành, sửa đổi quy chế quản lý sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép doanh nghiệp được chủ động thực hiện phương án sử dụng tài sản vào hình thức bán rồi thuê lại. Việc thay đổi sở hữu này chỉ là tạm thời và phải mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho doanh nghiệp.

- Đơn giản hố thủ tục mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước, trong đĩ vấn đề vướng mắc nhiều đĩ là việc đánh giá và định giá tài sản như thế nào cho chính xác, nhanh chĩng để khơng làm lỡ cơ hội của doanh nghiệp nhưng cũng khơng để tình trạng lợi dụng việc mua sắm, chuyển nhượng tài sản để tham ơ và làm thất thốt tiền bạc của Nhà nước.

4.4 Việc đăng ký tài sản cho thuê tài chính

Đây là một tồn tại từ lâu nay chưa xử lý được gây khơng ít lúng túng cho các cơng ty cho th tài chính trong nghiệp vụ kinh doanh cũng như trong các vấn đề về xử lý tranh chấp tài sản cho thuê. Trong các văn bản trước đây khơng đề cập đến việc đăng ký tài sản cho thuê mà chỉ quy định hợp đồng cho thuê phải được đăng ký tại Ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý hợp đồng, nơi cơng ty cho thuê tài chính đặt trụ sở theo quy định của pháp luật. Quy định này khơng khả thi vì khơng cĩ cơ quan nào quản lý hợp đồng và Ngân hàng nhà nước cũng khơng làm nhiệm vụ nhận đăng ký hợp đồng cho th tài chính. Chính vì vậy mà từ trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tăng cường vốn đầu tư thiết bị cho các doanh nghiệp , luận văn thạc sĩ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)