Huy động bổ sung nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tăng cường vốn đầu tư thiết bị cho các doanh nghiệp , luận văn thạc sĩ (Trang 66)

II. GIẢI PHÁP VI MƠ

2. Các giải pháp thuộc bên cho thuê thuê tài chính

2.4 Huy động bổ sung nguồn vốn kinh doanh

Ngồi yêu cầu phải tăng nguồn vốn tự cĩ, vốn điều lệ thì các cơng ty cho th tài chính phải tận dụng những những quy định cho phép của nhà nước trong việc thực hiện các nghiệp vụ nợ nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi xã hội, thu hút được các nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức tín dụng, tài chính tham gia đầu tư vào thị trường cho thuê tài chính.

2.4.1 Triển khai nghiệp vụ huy động tiền gửi dài hạn

Nghiệp vụ này hồn tồn mới mẻ với các cơng ty cho th tài chính cũng như đối với người gửi tiền vì từ trước tới nay các khách hàng chỉ mới quen giao dịch với các tổ chức ngân hàng và hợp tác xã tín dụng. Do vậy, bên cạnh việc phải tiến hành cơng tác thơng tin quảng cáo đại chúng về dịch vụ mới thì các tổ chức cho th tài chính phải nhanh chĩng xây dựng quy trình nghiệp vụ, thành lập các bộ phận chức năng để sẵn sàng triển khai việc nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân.

Một lợi thế khi triển khai dịch vụ mới là các tổ chức cho thuê tài chính đều trực thuộc các ngân hàng thương mại cho nên nhận được nhiều hỗ trợ vế mặt nghiệp vụ, về tổ chức nhân sự, về kinh nghiệm… Song đĩ cũng là một thách thức khi các cơng ty này khơng những phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính tín dụng khác mà cịn phải cạnh tranh với chính các ngân hàn và chi nhánh trong cùng hệ thống. Tận dụng những lợi thế về sức trẻ, bộ máy mới thành lập cịn gọn nhẹ… các cơng ty cho thuê tài chính phải phát huy lợi thế cạnh tranh trên các mặt như : Nâng cao chất lượng phục vụ theo phong cách mới với các phương tiện tác nghiệp hiện đại; Thái độ phục vụ chu đáo, ân cần; Lãi suất huy động cạnh tranh… một ví dụ nhỏ nĩi lên chất lượng phục vụ đĩ là ở các Ngân hàng nước ngồi quyển sổ tiền gửi của khách hàng rất đẹp và tiện dụng, được quản lý theo mật khẩu trong khi các ngân hàng Việt Nam chưa chú ý tới việc này.

Song song với việc đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi thì các cơng ty cho thuê phải xây dựng phương án tăng cường cho thuê hay đa dạng các nghiệp vụ đầu tư khác trong khn khổ cho phép nhằm tránh tình trạng lúc thì khơng đủ vốn nay lại ứ đọng vốn.

2.4.2 Phát hành trái phiếu thơng qua thị trường chứng khốn

Đây là một nghiệp vụ được phép song từ trước tới nay chỉ mới cĩ một đơ vị là Cơng ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam phát hành được 30 tỷ trái phiếu vào năm 2000 cịn các cơng ty khác thì chưa khai thác được nguồn vốn này.

Nay với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khốn, các cơng ty cho thuê nên sử dụng thị trường này với sự tham gia của đơng đảo các nhà đầu tư để huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ cơng chúng nhằm khai thác hết tiềm năng nội lực đất nước và các nguồn đầu tư tài chính gián tiếp từ bên ngồi.

2.4.3 Tăng cường mua hàng trả chậm từ các nhà cung cấp

Trong giai đoạn kinh tế thế giới đang cĩ biểu hiện khủng hoảng thừa, cung vượt quá cầu, các nứơc Tư bản liên tục hạ lãi suất đến mức thấp nhất như Nhật Bản lãi suất ở mức từ 0,25 –0%, ở Mỹ từ 6% đầu năm 2001 xuống cịn 1,75% vào cuối năm …

Việc cắt giảm lãi suất cùng với chính sách mở cửa thị trường hàng hố, thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam qua việc phê duyệt Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, hội nhập AFTA … tạo nên một luồng đầu tư mới được dự báo là sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh. Chính nhờ các yếu tố đĩ làm xuất hiện các nhà cung cấp nước ngồi do cĩ được lợi thế về chi phí vốn sản xuất thấp nên sẵn sàng cung cấp máy mĩc, thiết bị theo hình thức thanh tốn trả chậm cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng trong những năm sắp tới. Các cơng ty cho th tài chính là địa chỉ được các nhà cung cấp quan tâm vì ở đĩ họ nhận được sự bảo đảm, an tồn về tài chính so với mua bán trực tiếp với khách hàng sử dụng. Cơ hội giúp các cơng ty cho thuê tăng được vốn kinh doanh, tăng thêm khả năng đáp ứng cho thị trường đồng thời bên đi thuê cũng được hưởng lợi do đối tượng thuê đựơc tăng lên, giá thuê cĩ xu hướng giảm xuống do chi phí sử dụng vốn của bên cho thuê giảm …

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, các cơng ty cho th tài chính trước hết cần phải cĩ một chiến lược kinh doanh rõ ràng, xác định nhĩm tài sản chuyên kinh doanh cho thuê nhằm thuyết phục được đối tác nhà cung cấp.

2.5 Đổåi mới, hồn thiện tổ chức quản lý và tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ

Một trong những yêu cầu cấp bách nhất hiện nay đối với các cơng ty cho thuê tài chính và hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh nĩi chung là đổi mới phương pháp tổ chức quản lý nhân sự, phương pháp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh theo sát được tốc độ phát triển kinh tế thị trường và tương đồng về trình độ quản lý tài chính- Ngân hàng với các nước phát triển trong khu vực. Các biện pháp chính cần thực hiện là:

2.5.1 Xây dựng một bộ máy quản lý độc lập, chịu trách nhiệm cao

Trong lúc chờ đợi những sự thay đổi từ cơ chế quản lý của Nhà nước, của ngành Ngân hàng thì bản thân các cơng ty cho th tài chính phải chủ động xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược kinh doanh của cơng ty và phải cĩ

tính độc lập cao, giảm bớt sự phụ thuộc về nhân sự cũng như các áp đặt từ Ngân hàng cấp trên.

- Đối với cán bộ lãnh đạo mà cụ thể là Gíam đốc doanh nghiệp họ cần cĩ cách nhìn mới về vấn đề vốn nhà nước và cơng ty nhà nước do họ đang quản lý. Giám đốc cơng ty khơng nên quan tâm nhiều vào việc ai sở hữu vốn doanh nghiệp mà chỉ nên tập trung vào trách nhiệm sử dụng và khai thác hiệu quả đồng vốn được giao cho mình quản lý tránh tình trạng vơ trách nhiệm, năng lực kém sau đĩ đổ lỗi cho cơ chế như hiện nay.

- Bộ máy tổ chức phải xuất phát từ yêu cầu khách quan là chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, từ chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn đựơc đề ra và tất cả phải hướng tới mục tiêu cuối cùng cần đạt tới là lợi nhuận và mức độ tăng trưởng cao.

- Cơ cấu nhân sự phải do chính cơng ty lựa chọn đề bạt, tuyển dụng dựa trên năng và phẩm chất, mỗi cán bộ ở bất trí vị trí nào đều phải tự chịu trách nhiệm về cơng việc được giao.

- Giám đốc cơng ty phải cĩ tồn quyền trong việc tuyển dụng và sa thải cán bộ khi khơng đáp ứng yêu cầu cơng việc.

2.5.2 Tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ

- Bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ về ngiệp vụ chuyên mơn và quản trị: Đa số cán bộ đều được chuyển qua từ các Ngân hàng, chưa được đào cơ bản do vậy bên cạnh việc tuyển dụng cán bộ mới cĩ kiến thức chun mơn thì các cơng ty phải tiến hành thường xuyên các lớp tập huấn về kiến thức thị trường, về nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thuê mua … Việc cử các cán bộ đi đào tạo chuyên mơn và quản trị ở Nước ngồi cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty trong việc tiếp cận với cơng nghệ và phương pháp kinh doanh tài chính, phương pháp quản trị mới của thế giới.

- Tăng cường giáo dục đạo đức cho cán bộ, nhân viên: Do đặc thù kinh doanh thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để thiết lập quan hệ tín dụng, quan hệ mua bán. Lối suy nghĩ ban ơn, giúp đỡ khách hàng hay vụ lợi cá nhân vẫn tồn tại trong đại bộ phận cán bộ làm cơng tác cho th tài chính và tín dụng nĩi chung, thực trạng đĩ làm cản trở khơng nhỏ tới tiến trình cải tổ hệ thống tài chính - tín dụng của chúng ta. Do vậy yếu tố con người phải được coi trọng, cơng ty phải tăng cường giáo dục đạo tư tưởng, đề ra yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ nhân viên là tính trung thực, đạo đức tư cách tốt và ln luơn tơn trọng khách hàng, coi họ là đối tác kinh doanh là người mang lại thu nhập chính đáng cho cơng ty và cho chính mình.

KẾT LUẬN

Chuyển sang thời kỳ cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa, hồ nhập thị trường khu vực và thế giới và muốn giữ được tốc độ phát triển cao thì phải cĩ một động lực mới, đĩ là việc trang bị đổi mới máy mĩc, thiết bị và cơng nghệ hiện đại cho các ngành sản xuất kinh doanh trong cả nước để nâng cao năng lực sản xuất, đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngồi nước. Các doanh nghiệp trong nước mà đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngồi quốc doanh mới được thành lập đang rất thiếu vốn đầu tư dài hạn, vốn thiết bị và cịn lúng túng trong việc tìm nguồn huy động, hỗ trợ phát triển. Trong khi đĩ thị trường tín dụng Ngân hàng cĩ nhiều hạn chế, chưa mở rộng cửa chào đĩn các doanh nghiệp cịn thị trường chứng khĩan tuy đã hoạt động nhưng mới ở mức độ mua đi bán lại cổ phiếu thứ cấp, chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn cho các nhà đầu tư.

Để gĩp phần giải quyết các u cầu cấp thiết đĩ thì cần thiết phải củng cố, hồn thiện phát triển thị trường cho th tài chính vì đây là một kênh huy động vốn hữu hiệu, phù hợp với thực trạng và nhu cầu của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa. Chính vì vậy, chúng tơi đã chọn đề tài về thị trường tài chính để nghiên cứu, qua ba chương lý luận và thực tiễn, chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

1. Cho thuê tài chính thực chất là hoạt động tín dụng trung –dài hạn thơng qua việc cho thuê máy mĩc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và bất động sản. Thị trường cho thuê tài chính là một bộ phận của thị trường vốn.

2. Cho thuê tài chính là kênh dẫn vốn hiệu quả, gĩp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học và cơng nghệ. Hình thức tài trợ bằng cho th tài chính cĩ mức độ an tồn cao, tránh được nhiều rủi ro tín dụng do bên cho thuê thuê vẫn nắm quyền sở hữu tài sản trong suốt quá trình tài trợ.

3. Cho thuê tài chính rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta hiện nay do cĩ phương pháp tài trợ đơn giản, nhanh chĩng, khắc phục được các hạn chế của Ngân hàng hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp mới thành lập, khĩ khăn về vốn đều cĩ thể nhận được tài trợ 100% giá trị thiết bị mà khơng phải thế chấp hay tham gia vốn đối ứng.

4. Thị trường cho thuê tài chính của chúng ta đã ra đời và hoạt động trên 5 năm và cĩ nhiều đĩng gĩp cho nền kinh tế song vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng vốn cĩ, chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm do cịn cĩ

nhiều tồn tại bắt nguồn từ cơ chế quản lý cũng như do chính sự yếu kém, thiếu nỗ lực từ phía các cơng ty cho th tài chính.

5. Giữa năm 2001 Chính phủ đã cĩ Nghị định về tổ chức hoạt động của các cơng ty cho th tài chính, Nghị định mới tuy đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, tồn tại song mới chỉ dừng lại ở mức độ một văn bản Pháp quy cần chờ hướng dẫn bổ sung. Để thúc đẩy thị trường phát triển hơn, Chính Phủ, cơ quan quản lý và các Bộ, Ngành liên quan cần phải cĩ sự hỗ trợ tích cực cũng như phải cĩ bước đột phá về thay đổi cơ chế quản lý nhằm tạo ra một mơi trường pháp lý thuận lợi nhất cho thị trường cho thuê tài chính phát triển và mở rộng.

6. Đối với các bên tham gia thị trường cần phải cĩ các giải pháp tích cực cùng với sự nỗ lực phấn đấu để xâm nhập thị trường mạnh mẽ hơn. Bản thân các Doanh Nhân cần phải thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề sở hữu, khai thác sử dụng nhiều hơn tài sản đi thuê nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng mức sinh lời của vốn tự cĩ. Các cơng ty cho th tài chính phải kiện tồn cơ cấu, thay đổi phương pháp quản lý theo hướng đa dạng hố hình thức cho thuê, xây dựng chiến lược kinh doanh hướng đến sự thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng …

Cuối cùng, khi thực hiện đề tài này mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, song do phạm vi đề tài quá rộng, trình độ và kinh nghiệm của người viết cịn nhiều hạn chế do vậy khơng thể tránh khỏi các sai sĩt. Rất mong nhận được sự đĩng gĩp của các Thầy cơ và các bạn đọc quan tâm nhằm gĩp phần cho đề tài ngày càng hồn thiện hơn và phát huy được tác dụng về mặt lý luận và thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T.M. Clark – Leasing ; Mc GRAW – HILL Book Company (UK) Limited

2. Richard Grant and David Gent – Asset Financial and Leasing Handbook,

Woobed Faulkner – 1987

3. Jim Cobelt – English for International Banking and Finance, Cambridge

University Press – 1995

4. Frederie S. Mishkin – Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - Nhà xuất bản

Khoa Học Kỹ Thuật – Hà Nội 1994

5. Edward W.Reed, Edward K. Gill – Ngân hàng thương mại – Lê Văn Tư, Hồ

Diệu, Phạm Văn Gíao – Bản dịch, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh – 1993

6. Kenichi Ohmae – Tư duy nhà chiến lược, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW –

Trung tâm thơng tin tư liệu, Hà Nội 1990

7. Peter F. Drucker – Qủan lý vì tương lai, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW –

Trung tâm thơng tin tư liệu, Hà Nội 1990

8. Lại Tiến Dĩnh – Tốn tài chính, Nhà xuất bản thống kê - 1996

9. Nguyễn văn Thuận, Lại Tiến Dĩnh – Đầu tư tài chính, Nhà xuất bản thống kê –

2000.

10. Nguyễn Thị Diễm Châu – Tài Chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Gíao dục-

1996.

11. Dương Thị Bình Minh – Luật tài chính, Nhà xuất bản Gíao dục - 1997

12.Dương Thị Bình Minh – Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Gíao dục –

1999

12. Nguyễn Đăng Dờn, Hồng Đức, Trần Huy Hồng – Tín dụng và nghiệp vụ

Ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – 1997

13. Lê Văn Tư, Lê Tùng Lâm, lê Nam Hải – Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,

Ngân hàng thương mại Á Châu – 1994

14. Lê Văn Tề, Ngơ Hướng, Đỗ Linh Hiệp – Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản TP Hồ Chí Minh – 1995

15. Trần Tơ Tử, Nguyễn Hải Sản – Tìm hiểu và sử dụng Tín dụng thuê mua, Nhà

xuất bản trẻ - 1996

16. Cơng ty tài chính quốc tế - Tài liệu nghiên cứu khả thi về thiết lập nghiệp vụ

17. Tài liệu về thuê tài chính – Cơng ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Đầu tư phát

triển Việt nam – 2000.

18. Uûy ban chúng khốn Nhà nước – Tài liệu giảng dạy về thị trường chứng khốn,

3 tập - 2001

19.Bùi Văn Dương – Kế tốn tài chính, Nhà xuất bản thống kê - 1999

20. Viện quan hệ quốc tế Havard – Việt nam cải cáh theo hướng rồng bay, Nhà

xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội 1995.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -Báo cáo tổng kết hoạt động 1998, 1999, 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính tăng cường vốn đầu tư thiết bị cho các doanh nghiệp , luận văn thạc sĩ (Trang 66)