Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)

3. 4 Một số kiến nghị và giải pháp phát triển TDNN tại Ngân hàng phát triển

3.4.1 Đối với Nhà nước

- Về chính sách tín dụng ưu đãi cụ thể cho vùng, khu vực: để thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng, khu vực khĩ khăn cần cĩ chính sách nới lỏng hơn với các dự án phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn hay các dự án an sinh xã hội

cho từng vùng, khu vực. Trước mắt cĩ thể định hướng cơng tác phân bổ kế hoạch hàng năm theo vùng, khu vực, ngành kinh tế... Định kỳ cĩ tổng kết đánh giá để cĩ biện pháp điều hành thực hiện. Trên cơ sở đĩ tạo điều kiện cho kinh tế ngành, khu vực, vùng khĩ khăn phát triển.

- Hồn thiện hệ thống chính sách TDXK của Nhà nước: về cơ chế lãi

suất nên được điều chỉnh theo hướng cho phép NHPT chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng khách hàng trên cơ sở lãi suất do Bộ Tài chính thơng báo trong từng thời kỳ hoặc lãi suất cơ bản do NHNN thơng báo với biên độ ±% . Về đối tượng hưởng chính sách Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi quy định về danh mục mặt hàng vay vốn TDXK ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP theo hướng mở rộng các đối tượng mặt hàng đang cĩ thế mạnh của từng vùng, khu vực.

Thay đổi phương thức can thiệp về tài chính của Chính phủ (thơng qua Bộ tài chính) từ “trực tiếp“ sang “gián tiếp“. Theo phương thức này Chính phủ cần sớm điều chỉnh một số cơ chế quản lý với NHPT như: Chuyển từ cấp vốn sang giao nguồn vốn cĩ tính phí sử dụng vốn, khống chế lãi suất trần cho vay, khốn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ theo dư nợ vay. Trên cơ sở đĩ NHPT tự quyết định lãi suất cho vay theo biên độ phù hợp, theo nguyên tắc bảo tồn vốn và bảo đảm hoạt động bộ máy, từ đĩ sẽ phát huy cao độ tính năng động trong điều hành, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của NHPT. Cơ chế này cũng phù hợp với mơ hình tổ chức của các NHPT trên thế giới hiện nay, theo cơ chế này Chính phủ khơng can thiệp quá sâu hoạt động của Ngân hàng phát triển, đồng thời khơng bị động nhiều do thay đổi kế hoạch cấp bù từ Ngân sách nhà nước.

- Về Cơ chế lãi suất huy động vốn: đề nghị Bộ Tài chính nên áp dụng cơ chế điều hành lãi suất huy động theo cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước hiện nay trong đĩ chỉ nên khống chế trần lãi suất cho vay, khơng khống chế lãi suất sàn. Lãi suất huy động do NHPT tự tính tốn, cân đối và quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)