1.2.2 .1Tài trợ cho nhà nhập khẩu
1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ở một số
tế ở một số ngân hàng trên thế giới
1.4.1 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trên thế giới
1.4.1.1 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc – Korea Eximbank
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia thành công trong phát triển rút ngắn, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, gia nhập các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, hiện có nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới. Để vượt qua được giai đoạn khó khăn, Chính phủ Hàn Quốc đã có những sáng kiến tiết chế những tác động tiêu cực của thị trường tài chính bằng sự ủng hộ mạnh mẽ việc điều phối chính sách quốc tế. Năm 2008, Chính phủ đã chi 130 tỉ đơ la Mỹ để ổn định thị trường ngoại hối trong thời điểm xấu nhất của thị trường tài chính. Vào lúc ngân hàng Hàn Quốc bị áp lực giảm dần lãi suất, Chính phủ đã ký hợp đồng trao đổi tiền tệ với Cục dự trữ Liên
bang, góp phần ổn định thị trường tài chính. Từ năm 2009, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống các giải pháp hiệu quả của một Chính phủ kinh tế khẩn cấp bằng cách triệu tập cuộc họp hàng tháng.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc được giao nhiệm vụ tài trợ và phát triển xuất nhập khẩu của Hàn Quốc. Trong thời gian khủng hoảng, ngân hàng đã tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng xuất khẩu và chia thành hai loại là cho vay, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Đối với nghiệp vụ cho vay, tài trợ xuất khẩu, ngân hàng tập trung ưu đãi tài trợ trước khi giao hàng với lãi suất thấp để hỗ trợ vốn sản xuất các mặt hàng trong nước như tàu biển, thiết bị điện tử, xe tải, sắt thép các loại…Đối với dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ngân hàng kết hợp với các đại lý tín dụng xuất khẩu (ECA) bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu khơi phục và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh.
Đối với tín dụng nhập khẩu, ngồi những loại hình tài trợ truyền thống, ngân hàng ưu tiên tài trợ cho những dự án lớn của các cơng ty với mức hồn trả và cách thức hồn trả phụ thuộc vào dịng tiền của dự án.
Ngồi ra, ngân hàng XNK Hàn Quốc cịn tập trung gia tăng tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành mạnh và đáng tin cậy, giới thiệu sản phẩm tài trợ mới có tên là “cho vay mạng lưới - network loan” tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp tàu biển và xây dựng nhà máy, tổ chức chương trình “Sáng kiến của nhà vô địch tiềm ẩn Hàn Quốc – Korea hidden champion initiative” trong vịng 10 năm mục đích để hỗ trợ 300 doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ của Hàn Quốc có tiềm năng phát triển cao thơng qua nhiều hình thức tài trợ thương mại quốc tế.
Với những chính sách đó trong năm 2009, ngân hàng XNK Hàn Quốc đã có những bước tiến đáng kể, xứng đáng là ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế và là ngân hàng được Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp
thanh khoản về tài trợ thương mại quốc tế để khôi phục niềm tin trên thị trường và làm ổn định tình hình tài trợ thương mại quốc tế của quốc gia.
1.4.1.2 Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải - HSBC
Ngân hàng Hongkong và Thượng Hải là sáng lập viên của tập đoàn HSBC, với khoảng 8.500 văn phòng và chi nhánh tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tài trợ thương mại quốc tế là một trong những dịch vụ ngân hàng cốt lõi của HSBC, do đó, việc tập trung khơi phục và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế được đặt lên hàng đầu.
Dựa vào gói kích cầu khổng lồ của Chính phủ các nước Châu Á, HSBC đã tập trung tài trợ thương mại quốc tế đối với các nhà xuất khẩu và nhập khẩu có tình hình tài chính lành mạnh và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng trong nước sản xuất để hỗ trợ nền sản xuất nội địa. Ngồi ra, HSBC cịn tập trung tài trợ những nhà xuất khẩu có hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh tốn trả trước hay những nhà xuất khẩu có sử dụng cơng cụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, HSBC thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo cho nhân viên tài trợ thương mại quốc tế cũng như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu về những rủi ro liên quan cũng như các biện pháp phịng chống trong tình hình khủng hoảng tài chính được khách hàng đánh giá cao.
Trong năm 2009, để nghiên cứu và có chiến lược kinh doanh đúng đắn, HSBC đã tiến hành nghiên cứu về chỉ số tin cậy thương mại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở 12 thị trường bao gồm những nền kinh tế then chốt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Brazil, Anh và Mỹ. Trong đợt khảo sát này, hơn 3.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra các dự đoán của họ về khối lượng, giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và người bán, nhu cầu tài trợ thương mại quốc tế…Dựa vào kết quả của đợt khảo sát này, HSBC đã có những chính sách điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu tài trợ thương mại quốc tế ở từng quốc gia trên thế giới.
1.4.1.3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc – China Exim Bank
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng kim ngạch toàn cầu năm 2009 tăng 9.6% và trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đóng vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ và tài trợ thương mại quốc tế các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc và thiết bị, những sản phẩm công nghệ cao và các dự án đầu tư ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong năm 2009, để ứng phó với khủng hoảng tài chính và phát triển nền kinh tế, Trung Quốc đã vạch ra những chiến lược mang tính vĩ mơ đó là đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng nhu cầu trong nước và điều chỉnh lại cơ cấu ngành để khuyến khích ngoại thương và ổn định việc làm. Để hành động theo những chiến lược đó, ngân hàng XNK Trung Quốc đã khơng ngừng nỗ lực cải tiến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và ứng dụng những sản phẩm mới theo sát với chính sách kinh tế của quốc gia như áp dụng sản phẩm tài trợ xuất khẩu đối với những sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác, ngân hàng liên kết với Bộ Văn hóa để tài trợ những cơng ty chun về xuất khẩu văn hóa phẩm và những dự án lớn. Ngồi ra, ngân hàng cịn tăng cường tài trợ xuất khẩu cho những dự án đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, hỗ trợ từ quá trình sản xuất chế biến đến xuất khẩu và thu hồi thanh tốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng XNK Trung Quốc còn tăng cường hỗ trợ cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan như cung cấp dịch vụ chiết khấu có truy địi các khoản phải thu và cho vay cầm cố hàng tồn kho…Chính vì những nỗ lực đó mà ngân hàng XNK Trung Quốc đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Trung Quốc về tài trợ thương mại quốc tế.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam
Qua những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia, có thể rút ra các bài học cho các NHTM Việt Nam như sau:
- Phải nhận thức sát, đúng, kịp thời diễn biến của nền kinh tế, đề xuất các giải pháp phải linh hoạt và phù hợp với tình hình đã thay đổi, nghĩa là phải có sự điều
chỉnh chính sách nhanh và hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra và không phải đối mặt với các hiệu ứng phụ.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mang tính hiệu quả cao và ít rủi ro, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
- Tập trung hơn nữa vào tình hình tài trợ thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chiếm thị phần lớn.
- Ln ln có sẵn những biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Khi bàn về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại thì vấn đề đặt ra là phải am hiểu những nghiệp vụ cụ thể của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, những tác động của các điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế, đặc biệt là những khó khăn mang tính chất tồn cầu như cuộc khủng hoảng tài chính trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh các nghiệp vụ tài trợ trong nước, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế có vị trí và vai trị hết sức quan trọng, nó khơng chỉ là một dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK trong lĩnh vực thanh toán quốc tế mà cịn được coi là một phần khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển, đặc biệt khi Việt Nam đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, chương 1 đã cung cấp những lý luận cơ bản, tầm quan trọng của nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế và những bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng về phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Trên cơ sở lý luận đó, đánh giá xác định đúng thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam để có giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung trong q trình hội nhập kinh tế hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM