Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất khẩu việt nam (Trang 70 - 72)

1.2.2 .1Tài trợ cho nhà nhập khẩu

3.2 Giải pháp phát triển tài trợ thương mại quốc tế ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

3.2.2.6 Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế

Ngoài những mảng nghiệp vụ truyền thống, Eximbank cần nghiên cứu và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, ngồi ra cịn để thích ứng với thị trường ngày càng biến động.

Eximbank cần nghiên cứu và đưa vào cung ứng những sản phẩm tài trợ chuyên biệt như:

- Giải pháp tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Đây là việc cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế chuyên biệt, tập trung vào hiệu quả của chuỗi cung ứng cho các nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới và các đối tác thương mại của họ. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong vận hành và cải thiện tình hình quản lý vốn lưu động. Lợi ích của sản phẩm là tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sai sót khi tham gia vào hệ thống, nhận được chứng từ nhanh hơn và kiểm soát được hệ thống báo cáo.

- Chiết khấu hóa đơn xuất khẩu. Đây là loại hình tài trợ sau khi giao hàng ngay lập tức hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong phương thức ghi sổ, trong đó doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần xuất trình hóa đơn thương mại và bản sao

chứng từ gửi hàng cho ngân hàng là có thể được tài trợ. Lợi ích của sản phẩm này đối với doanh nghiệp là cải thiện dòng vốn của doanh nghiệp, không cần yêu cầu đảm bảo bởi nguồn hàng xuất khẩu, đơn giản, dễ thực hiện.

- Bao thanh toán quốc tế- Forfaiting: Đây là dịch vụ cho các doanh

nghiệp xuất khẩu, trong đó Eximbank đóng vai trị là đại lý bao thanh tốn, mua lại quyền địi thanh tốn cho các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp bằng cách mua lại hối phiếu hoặc kỳ phiếu được chấp nhận thanh toán hay được bảo lãnh thanh toán bởi một ngân hàng khác với một mức chiết khấu nhất định. Lợi ích của nghiệp vụ này cho doanh nghiệp là tài trợ miễn truy đòi, loại trừ rủi ro chính trị, rủi ro tín dụng và rủi ro thương mại cho doanh nghiệp.

- Bao thanh toán quốc tế - Factoring: Mặc dù Eximbank được cấp phép hoạt động nghiệp vụ này và cũng đã đưa vào hoạt động vào năm 2007. Loại hình áp dụng tại Eximbank là bao thanh tốn quốc tế có truy địi, phương thức: từng lần, hạn mức hay đồng bao thanh toán…Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa đạt kết quả tốt và chưa đạt doanh số đáng kể nào. Do vậy, Eximbank nên đầu tư hơn nữa vào việc phát triển sản phẩm này, tiến hành các biện pháp tiếp thị tới đối tượng khách hàng xuất khẩu và đặc biệt là nên tham gia vào tổ chức bao thanh toán quốc tế (Factor chain international – FCI) như ACB, Vietcombank và Techcombank. Theo số liệu mới nhất từ FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 95 triệu EUR trong đó bao thanh tốn quốc tế chỉ chiếm 5 triệu EUR chủ yếu tập trung vào hai ngân hàng là ACB và Vietcombank, còn lại là bao thanh toán nội địa chiếm tới 90 triệu EUR. Điều này cho thấy, hoạt động bao thanh tốn quốc tế vẫn cịn là một hoạt động mới mẻ và cịn nhiều tiềm năng ở Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng.

- Ngồi ra, Eximbank nên nghiên cứu về những giải pháp để cung ứng

cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại để cạnh canh hơn với các ngân hàng trong nước cũng như quốc tế như dịch vụ thương mại điện tử cho phép nhận những giao dịch bằng email hay thanh toán quốc tế trực tuyến thông qua internet hoặc ký kết hợp đồng liên doanh với một số nhà chuyển phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất khẩu việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)