1.2.2 .1Tài trợ cho nhà nhập khẩu
3.2 Giải pháp phát triển tài trợ thương mại quốc tế ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
3.2.1.1 Ngân hàng nhà nước cần cơ cấu chính sách tài trợ xuất nhập khẩu hợp lý
hợp lý
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, nhưng trong năm 2009 đã giảm 9,71%. Hầu hết các mặt hàng đều giảm cả lượng và kim ngạch, trong đó các mặt hàng chủ yếu như nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu giảm tới 10-20%. Tỷ lệ nhập siêu ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2008, đến 18,03 tỷ USD tuy có giảm trong năm 2009, xuống cịn 12,85 tỷ USD
Đóng góp vào việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009, dầu thô chiếm 69,7%, tiếp đến, giày dép chiếm khoảng 12,6%, cao su chiếm xấp xỉ 6,8%, cà phê 6,7%, gỗ và sản phẩm gỗ 4,7%, thủy sản 4,4%.
Về nhập khẩu, kim ngạch cả năm 2009 đạt 69,95 tỷ USD và giảm 13,33% so với năm 2008. Năm nay là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn, năm 1998 chỉ giảm 0,8%. Trong các nguyên nhân giảm kim ngạch nhập khẩu, xăng dầu chiếm 40%, sắt thép chiếm khoảng 13,2%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phương tiện chiếm 6,1%, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép chiếm 3,5%. Và với diễn biến này, độ mở nền kinh tế, theo cách hiểu là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đã giảm mạnh trong năm 2009, từ mức 143,4 tỷ USD của năm 2008 xuống chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm tới 12,6%.
Do đó NHNN cần xây dựng chính sách hướng tới cơ cấu tín dụng đầu tư hợp lý để tài trợ cho xuất nhập khẩu để thúc đẩy và phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước sản xuất được để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế như tăng mức dư nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, chú trọng vào những ngành nghề, mặt hàng có tính truyền thống, có khả năng cạnh tranh trên thị trường các nước trong khu vực và quốc tế hay có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại, tăng cường quản lý hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu để kịp thời đưa ra các chính sách về tỷ giá, lãi suất hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể xây dựng phương hướng kế hoạch cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của mình.
3.2.1.2 Hồn thiện khung pháp lý hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Mặc dù tín dụng thư đã được phổ biến khá lâu tại các ngân hàng thương mại, hợp đồng thương mại là cở sở để lập tín dụng thư nhưng khi tín dụng thư được mở thì lại độc lập với hợp đồng. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, các ngân hàng thường phải dựa vào tín dụng thư để giải quyết theo thông lệ quốc tế cho dù điều này trái với hợp đồng đã ký, chính vì vậy Nhà nước cần sớm ban hành quy chế hướng dẫn chung cho hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên quy chế này phải không đối nghịch với các thông lệ quốc tế và phải phù hợp với luật và tập quán Việt Nam.
Về hàng xuất khẩu, hiện nay việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu rất phổ biến mà hầu hết các ngân hàng khi tham gia vào hoạt động tài trợ thương mại đều cung cấp cho khách hàng, tuy nhiên Nhà nước vẫn chưa ban hành quy chế chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, do đó mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình quy chế chiết khấu, điều này tạo sự không đồng bộ giữa các ngân hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thực hiện sản phẩm này.
Để giúp cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế hồn thiện và phát triển thì việc phát triển thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh cũng cần được chú trọng trong đó, vai trị điều hành và quản lý thị trường của NHNN chiếm vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy, cơ chế pháp lý của NHNN cần phải ngày càng hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn. Cho đến nay, các văn bản pháp lý quy định về hoạt động giao dịch ngoại tệ vẫn còn hạn chế trong khi thị trường ngoại hối phái sinh ở nước ta chỉ mới trong giai đoạn đầu của phát triển. Điều này đã khiến cho các ngân hàng thương mại rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Vì vậy, cần phải có những quy
định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh. Ngoài ra, cần phải xem xét về việc tính thuế khi thực hiện các giao dịch này, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ nghiệp vụ phái sinh, việc tính thuế như vậy vừa làm kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày, hơn nữa công cụ phái sinh ở nước ta vẫn cịn mang tính chất phịng ngừa rủi ro tỷ giá hơn là kiếm lợi nhuận.
3.2.1.3 Hoàn thiện cơ chế lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái
Hiện nay ở Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu luôn lớn hơn tổng lượng xuất khẩu vì thế lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu chưa thể đáp ứng nhu cầu thanh tốn nhập khẩu. Chính vì thế cần phải có chính sách lãi suất và ngoại hối linh hoạt để ổn định tỷ giá, cân bằng lượng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tình hình biến động tỷ giá và lãi suất gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi quyết định vay bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ để thanh tốn cho phía nước ngồi. Do đó, Nhà nước cần ổn định tỷ giá hối đối, đồng thời nâng cao uy tín của đồng Việt Nam, từng bước làm cho đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi, góp phần ngăn chặn tình trạng đơ la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay khi mà cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mới đi qua và ảnh hưởng của nó vẫn cịn cùng với lạm phát gia tăng thì việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ là rất khó khăn. Do đó, nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính, với những giải pháp sau:
- Trước tiên phải phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách liên tục và có hệ thống, việc điều chỉnh cơ cấu dự trữ phù hợp sẽ hạn chế được rủi ro do biến động tỷ giá. Tiếp theo sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định tỷ giá và đưa ra hệ thống dữ liệu kinh tế có liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá để đưa ra những con số chính xác. Dựa vào những số liệu tin cậy này mới có thể đánh giá tỷ giá hối đoái đã phù hợp với thực trạng của nền kinh tế hay
chưa, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các chính sách khác như thế nào để từ đó tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hối đối cho phù hợp.
- Hồn thiện cơ chế quản lý ngoại hối đặc biệt là cơ chế điều hành ngoại tệ trong tương lai, ngăn chặn mua bán ngoại tệ bất hợp pháp. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của ngân hàng thương mại kịp thời can thiệp tạo sự ổn định cho thị trường tiền tệ.
- Tiến hành kiểm soát lạm phát trong nước vì lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ, lạm phát cao sẽ làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng ngoại tệ so với đồng nội tệ, kéo theo tỷ giá hối đoái tăng. Hơn thế nữa, việc khống chế lạm phát sẽ giúp kiểm soát được những diễn biến thị trường ngoại hối và tỷ giá.
Về chính sách lãi suất, trong những năm gần đây, chính sách này đã có những thay đổi thơng thống hơn so với trước. Để nâng cao hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Ngân hàng nhà nước phải xây dựng chính sách lãi suất hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và cho vay bằng cách chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp về lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ. Tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và dự báo về tình hình cung –cầu vốn, lãi suất, tỷ giá cũng như tăng cường công tác thanh tra giám sát và nắm bắt hoạt động kinh doanh của từng NHTM để xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo an toàn hệ thống.
3.2.2 Những giải pháp vi mô tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, Eximbank trước tiên phải hồn thiện quy trình, chính sách về thanh tốn và tài trợ thương mại quốc tế, hạn chế rủi ro trong vấn đề cho vay tài trợ, thanh toán quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ một số ngân hàng trong nước và nước ngoài, tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao trình độ cơng nghệ thông tin cũng như thường xuyên tổ chức, đào tạo nhân viên có trình độ, am hiểu nghiệp vụ tài trợ thương mại để cung ứng cho khách hàng. Với hệ thống tài trợ thương mại quốc tế
hoàn chỉnh, ít rủi ro, cơ cấu tổ chức hợp lý và trình độ cơng nghệ thơng tin cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên được nâng cao thì hoạt động tài trợ thương mại quốc tế sẽ ngày càng được phát triển và hoàn thiện.
3.2.2.1 Xây dựng quy trình xét duyệt hồ sơ tín dụng tài trợ thương mại chuyên nghiệp chuyên nghiệp
Hiện nay, đa số các NHTM trong nước nói chung và Eximbank nói riêng, việc cấp tín dụng tài trợ thương mại vẫn còn phụ thuộc hồn tồn vào phịng tín dụng. Từ khâu thẩm định, xét duyệt đến khâu giải ngân đều do phịng tín dụng quyết định. Điều này gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thanh tốn nhanh một lơ hàng nhưng phải phải chờ nhân viên phòng TTQT kiểm tra hồ sơ, sau đó chuyển sang phịng tín dụng xét duyệt và chờ bộ phận giải ngân để giải ngân vốn. Phòng TTQT đơn thuần chỉ là làm về nghiệp vụ TTQT, kiểm tra chứng từ và thông báo cho khách hàng. Ở một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, phịng thanh tốn quốc tế không chỉ đơn thuần làm về nghiệp vụ TTQT mà đó là phịng tài trợ thương mại, đúng như nghĩa của từ này trong tiếng Anh “Trade Finance”. Ở đây, việc xét duyệt hồ sơ ban đầu thuộc về phịng tín dụng và họ sẽ cấp cho mỗi doanh nghiệp một hạn mức tín dụng tài trợ thương mại tương ứng. Và nhân viên phòng tài trợ thương mại sau mỗi thương vụ của khách hàng sẽ tự chủ động giải ngân và thanh toán thẳng cho nước ngoài hay giải ngân chiết khấu trực tiếp vào tài khoản khách hàng dựa vào hạn mức đã được cấp trước đó. Điều này làm giảm rất nhiều thời gian xử lý một thương vụ cho khách hàng vì chỉ qua 1 cấp xử lý.
Do đó, Eximbank nên xem xét và rút ngắn thời gian xử lý bằng cách cấp quyền cho phịng thanh tốn quốc tế chức năng tài trợ thương mại như nguyên nghĩa của nó.
3.2.2.2 Hồn thiện chính sách tín dụng của Eximbank
Chính sách tín dụng là nền tảng cho các hoạt động tín dụng của một ngân hàng trong đó có tài trợ thương mại. Nội dung của chính sách tín dụng Eximbank bao gồm
ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngồi trong hoạt động tín dụng để củng cố tín dụng của Eximbank
Chính sách tín dụng của Eximbank nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho Ban điều hành áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ pháp luật. Ngồi ra, chính sách tín dụng phải dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mơ và năng lực của ngân hàng. Chính sách phải gắn liền với chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng cịn phải được truyền đạt đến từng cấp quản trị của bộ máy hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính sách tín dụng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có biến động lớn của mơi trường kinh doanh mà có khả năng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
3.2.2.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thương mại quốc tế
Hạn chế rủi ro tín dụng:
Hoạt động tín dụng ln được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Những biểu hiện của rủi ro tín dụng như: khách hàng phá sản, lừa đảo hay chây lỳ trong việc trả nợ hay các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau.
Để mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thì ngân hàng phải hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể:
- Phân tích đánh giá chính xác khách hàng vay vốn qua năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp và đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp
- Tăng cường công tác thẩm định đánh giá tài sản thế chấp: tài sản thế chấp phải hội đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng nhà nước trước khi được cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định giá trị để quyết định cho vay. Thường xảy ra trường hợp cán bộ tín dụng định giá khơng đúng giá trị thực tế của tài sản thế chấp hay tài sản đó khơng đủ cơ sở pháp lý để đem đi thế chấp cầm cố. Do đó, tốt nhất là kết hợp với công ty định giá độc lập để tiến hành định giá.
- Tăng cường công tách kiểm tra trước, trong và sau khi tài trợ. Khi tài trợ thương mại, tài sản cầm cố thế chấp có thể là lơ hàng xuất hay nhập khẩu do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi quản lý các lơ hàng này. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, quản lý quá trình dịch chuyển tài sản, từ lúc hàng xuất khẩu qua mạn tàu đối với hàng xuất khẩu hay từ lúc hàng về đến cảng cho đến khi bán được hàng đối với hàng nhập khẩu.
Hạn chế rủi ro lãi suất
Biến động lãi suất là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhiều nhất. Nếu lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ phải trả cho ngân hàng khoản phí cao hơn, nhiều trường hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ do lãi suất ngân hàng tăng quá cao. Tài trợ xuất nhập khẩu thường có thời hạn ngắn ngày, để tránh rủi ro lãi suất, doanh nghiệp thường ký với ngân hàng một lãi suất cố định trong một thời gian nhất định. Thông thường, ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng chọn những đồng tiền vay vốn nào có lãi suất ít biến động nhất chẳng hạn như đồng USD, đồng EUR
Hạn chế rủi ro về tỷ giá
Trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, tỷ giá có vai trị rất quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của thương vụ. Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng quá cao, nhà nhập khẩu sẽ khơng có lãi vì giá cả hàng nhập khẩu cao hơn
giá hàng bán trong nước, ngược lại khi tỷ giá giảm xuống thì nhà xuất khẩu khơng thể bán hàng được do giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá bán.
Đối với ngân hàng, rủi ro tỷ giá nằm trong nguồn ngoại tệ vốn huy động và sử