1.2.2 .1Tài trợ cho nhà nhập khẩu
2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Xuất
2.3.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại là hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp nhưng cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động này không những liên quan đến các đối tác khách hàng trong nước mà còn liên quan trực tiếp tới những đối tác nước ngoài như nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước, ngân hàng nhà nước, các ngân hàng đại lý trong nước, quốc tế và nhà cung ứng hay người mua nước ngoài. Phát triển bền vững là một trong những chiến lược kinh doanh chủ chốt của Eximbank, sự phát triển bền vững với Eximbank bao hàm tính trách nhiệm, sự nhạy cảm trong phương thức quản lý kinh doanh theo
chiến lược lâu dài mà trong đó lợi ích về người, xã hội và môi trường được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà trong những năm vừa qua, Eximbank đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại sau:
Năm 2009:
- Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc được trao tặng bởi Wells Fargo, Standard Chartered Bank, The Bank of New York Mellon
- Thương hiệu “được yêu thích” do Tạp chí thương mại tổ chức
- Thương hiệu Việt 2009 do độc giả Tạp chí thương hiệu Việt bình chọn Năm 2008:
- Danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng
- Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc được trao tặng bởi Wells Fargo Có được những thành tựu trên là do Eximbank đã không ngừng cải tiến và phát triển chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Tuy gặp khơng ít khó khăn trong những năm vừa qua, nhưng hoạt động này của Eximbank đã đạt được những bước tiến đáng kể.
Uy tín của Eximbank trên thị trường quốc tế về lĩnh vực tài trợ thương mại ngày càng cao. Ngân hàng nước ngoài chấp nhận những L/C phát hành bởi Eximbank ngày càng nhiều, đặc biệt là những L/C có giá trị lớn đến vài chục triệu USD hay chọn Eximbank là ngân hàng xác nhận L/C cho các ngân hàng thương mại khác trong nước phát hành, phát hành tái bảo lãnh cho các thư bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng nước ngồi
Cơ cấu thanh tốn quốc tế và tài trợ thương mại của Eximbank ngày càng đa dạng và theo chiều hướng cân đối giữa doanh số nhập khẩu, doanh số xuất khẩu và doanh số dịch vụ. Các sản phẩm tài trợ thương mại ngày càng được hoàn thiện, không chỉ tập trung vào những mảng tài trợ truyền thống như phát hành L/C, cho vay
và áp dụng những sản phẩm tài trợ chuyên biệt như bao thanh tốn, tài trợ nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong những năm qua của Eximbank đã có cả những biến chuyển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, thực hiện nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều loại ngoại tệ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng. Về cơ bản, Eximbank đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp để thanh toán ra nước ngoài.
Eximbank đang ngày càng mở rộng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, khơng ngừng tìm tịi nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, có những chính sách ưu đãi thu hút khách hàng xuất khẩu, hỗ trợ khách hàng nhập khẩu, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tạo ra các giá trị mới trong quan hệ với khách hàng. Trong năm 2009, Eximbank đã triển khai chương trình tài trợ nhập khẩu kèm bảo hiểm rủi ro tỷ giá với doanh số vay đạt gần 150 triệu USD và được khách hàng đánh giá cao về sự hỗ trợ chia sẻ rủi ro của Eximbank. Ngồi ra Eximbank cịn cung cấp một số dịch vụ cộng thêm để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, dịch vụ khai thuế Hải quan …
Doanh số cho vay ngoại tệ tăng qua các năm, chất lượng tín dụng tăng lên, tỉ lệ nợ xấu giảm. Trong năm 2009, Eximbank đã tập trung xử lý các khoản nợ bằng nhiều giải pháp quyết liệt để giảm thiểu nợ xấu, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngồi ra, Eximbank cũng đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá lại danh mục đầu tư tín dụng, khơng tập trung quá mức cho một ngành nghề, lĩnh vực nào. Danh mục đầu tư tín dụng dựa trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành nghề, sâu sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác quản lý hàng hóa cầm cố, thế chấp. Và với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của đối tác chiến lược SMBC, Eximbank đã hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ hơn nhằm phát hiện cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng.
2.3.2 Những khó khăn và hạn chế cịn tồn tại
2.3.2.1 Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu chưa cân đối
Nhìn chung, một trong những điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phẩn nội địa nói chung và Eximbank nói riêng đó là cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu chưa được cân đối, doanh số xuất khẩu thường chỉ đạt trung bình từ 30% đến 50% doanh số nhập khẩu, điều này gây ra khó khăn cho Eximbank trong việc cân đối thanh tốn xuất nhập khẩu như phải tìm nguồn cung ứng ngoại tệ để thanh tốn nhập khẩu vì doanh số xuất khẩu khơng đủ cung cấp. Trong khi đó, một số ngân hàng như ngân hàng TNHH Một Thành Viên HSBC Việt Nam (HSBC), ngân hàng TNHH Một Thành Viên ANZ Việt Nam (ANZ)…do có bề dày kinh nghiệp lâu năm và mạng lưới rộng khắp nên cán cân thanh toán xuất nhập khẩu khá đồng đều.
Trong tổng số thanh tốn xuất nhập khẩu, mặc dù những hình thức thanh toán quốc tế như TDCT hay nhờ thu chiếm một phần không nhỏ tuy nhiên tập trung phần lớn là hình thức thanh tốn chuyển tiền, chiếm tới 55% đối với hoạt động xuất khẩu và 48% đối với hoạt động nhập khẩu. Điều này chứng tỏ Eximbank vẫn chưa thu hút được lượng lớn khách hàng xuất trình chứng từ thương lượng theo hình thức TDCT hay nhờ thu đối với hoạt động xuất khẩu và mở L/C hay tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu đối với hoạt động nhập khẩu. Việc thanh toán bằng chuyển tiền chiếm phần lớn doanh số thanh tốn quốc tế đã ảnh hưởng đến phí thu từ hoạt động này do chi phí thanh tốn chuyển tiền rẻ hơn rất nhiều so với chi phí thanh tốn nhờ thu và đặc biệt là thanh toán bằng phương thức TDCT do tính phức tạp và bảo đảm của nó.
Ngun nhân của tình trạng trên là do ngân hàng nước ngoài phát hành các L/C xuất đến Việt Nam thông thường chỉ định thông báo hoặc thương lượng chứng từ tại các ngân hàng nước ngồi có uy tín đặt tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Citi bank, Standard Chartered Bank, Deutsche Bank hay một số ngân hàng lớn trong nước như Vietcombank, hệ thống ngân hàng TMCP như ACB, Sacombank, Techcombank…đang ngày càng lớn mạnh và cạnh tranh về thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại với Eximbank.
2.3.2.2 Sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại vẫn còn chưa đa dạng
So với một số ngân hàng TMCP trong nước thì Eximbank đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, nếu so với các NHNNg thì Eximbank vẫn chưa theo kịp về tính đa dạng của sản phẩm. Hiện nay HSBC, ANZ hay Standard Chartered Bank đã cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng (trade and supply chain) nghĩa là tài trợ trọn gói cho các thương vụ của khách hàng, từ khâu nhập hàng, thanh toán, đưa vào sản xuất đến khâu bán hàng và thu tiền rất thuận lợi cho khách hàng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do Eximbank đang trong q trình phát triển và hồn thiện trong khi những NHNNg kể trên đã có bề dày lịch sử lâu năm và hơn thế nữa, những ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh rộng khắp ngoài mạng lưới ngân hàng đại lý như Eximbank. Do đó rất dễ dàng và thuận tiện trong việc cung ứng những dịch vụ này
2.3.2.3 Chưa tập trung nhiều vào dịch vụ hỗ trợ
Phát triển dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng muốn cung cấp dịch vụ như: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn tài chính và đầu tư tiền tệ, tư vấn thông tin về dịch vụ xuất nhập khẩu, lưu trữ L/C xuất, thông báo giao dịch bằng thư điện tử …Tuy nhiên, do nguồn lực và nhân sự có hạn nên Eximbank chưa chú ý và tập trung vào những dịch vụ này