Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.2. Đặc điểm hoạt động của CTCK

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK

Hoạt động kinh doanh của CTCK chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung có thể chia thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên ngồi và nhóm các yếu tố bên trong cơng ty.

CTCK Nhân sự Tiềm lực tài chính Tổ chức và quản lý công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhóm các yếu tố bên ngồi cơng ty

Mơi trường pháp lý:

Các hoạt động kinh doanh của CTCK ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của công chúng đầu tư và cũng rất dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực trên thị trường ảnh

hưởng đến sự phát triển chung của TTCK. Do đó, tại nhiều nước trên thế giới,

luật pháp đều quy định rất chặt chẽ đối với hoạt động của các CTCK nhằm đảm bảo sự ổn định của TTCK và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Một số quy định của pháp luật như: tách biệt hoạt động quản lý tài sản của CTCK và tài sản của

khách hàng, ưu tiên khách hàng trong giao dịch mua bán chứng khoán, chống giao dịch nội gián, chống thao túng thị trường, không được tung ra thị trường các thông tin thất thiệt nhằm xúi giục các nhà đầu tư. Ngoài ra, trong việc quản lý an toàn cho hoạt động của các CTCK, còn quy định thêm về các mức vốn pháp định cho từng hoạt động kinh doanh của CTCK, mức vốn khả đụng, các tỷ lệ nợ,

việc trích lập các quỹ, các hạn mức kinh doanh như giới hạn bảo lãnh phát hành cho tổ chức phát hành và hạn mức đầu tư vào các loại chứng khốn.

Mơi trường chính trị - xã hội :

TTCK rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị vì có có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tế và các cam kết của chính phủ. Khi tình hình chính trị thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động tới khả năng thực hiện các chính

sách kinh tế, sự phát triển của các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các CTCK.

Môi trường xã hội cũng có những tác động tới hoạt động kinh doanh của CTCK,

đó là thói quen tâm lý của người dân. Mà cụ thể là ý thức của người dân trong

việc tiết kiệm và đầu tư, sự hiểu biết của cơng chúng đầu tư về TTCK.

Tình hình kinh tế:

Sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế nói chung và

lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lãi suất trên thị trường tiền tệ, cân đối thu chi ngân sách... đều có ảnh hưởng đến mức độ tích luỹ của nền kinh tế, tác

động sự vận động của các nguồn vốn đầu tư và ảnh hưởng tới hoạt động kinh

doanh của CTCK. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có tác động một cách toàn diện và sâu sắc hoạt động đầu tư trong và ngồi nước. Do vậy các CTCK ln phải nắm

bắt được những biến động của nền kinh tế để có được những chiến lược và

phương hướng hoạt động thích hợp.

TTCK huy động vốn là để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhu cầu vốn cao hơn từ TTCK. Các CTCK sẽ hoạt động tốt hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn trong một nền kinh tế có các doanh nghiệp phát triển và có sức cạnh tranh. Thực tế cho thấy ở hầu hết những nước có TTCK phát triển các CTCK thu

được nhiều lợi nhuận trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp

phát triển tốt. Bất kỳ sự thay đổi nào trong tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp đều tạo ra sự thay đổi trong giá và khối

lượng giao dịch chứng khốn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

CTCK.

Sự phát triển của thị trường tài chính:

Thị trường tài chính tác động đến hoạt động kinh doanh của CTCK thông qua

những nhân tố của nó. Trong đó, hàng hố được coi là nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của CTCK. TTCK phát triển thì các cơng cụ tài chính sẽ trở nên đa dạng, các CTCK có nhiều cơ hội để mở rộng và đa dạng hố các loại hình hoạt động. Ngược lại, TTCK chưa phát triển, hàng hố cịn đơn điệu thì khả năng kiếm lợi của các CTCK là rất hạn chế. Các CTCK chỉ hoạt động khi có những

hàng hố này.

Ngồi ra, thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính khác phát triển theo. Thơng thường đó là các tổ chức góp phần thúc đẩy hoạt

thúc đẩy. Đó là các tổ chức tư vấn tài chính, các tổ chức định mức tín nhiệm, các quỹ đầu tư phát triển.

Nhóm các yếu tố bên trong cơng ty:

Việc tổ chức và quản lý của CTCK:

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cơ cấu tổ chức của CTCK cần phải đáp

ứng hai yêu cầu cơ bản là: chun mơn hố ở mức độ cao giúp cho hoạt động

kinh doanh của CTCK thực hiện có hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo giữa các bộ phận và đảm bảo các yêu cầu của thị trường tách bạch hoạt động

kinh doanh của CTCK với hoạt động do khách hàng uỷ thác.

Yếu tố về nhân sự:

Hoạt động kinh doanh của CTCK phụ thuộc rất nhiều vào các nhân viên trong

CTCK. Trên TTCK, những nhân viên thực hiện kinh doanh chứng khoán phải

đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp . Cụ thể là phải

qua các trường lớp đào tạo, tốt nghiệp các kỳ thi do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Hiệp hội Quốc gia tổ chức. Ngồi ra, họ cịn phải đăng ký hoạt động với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để được hoạt động kinh doanh. ở các

TTCK phát triển, để tham gia giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, các

nhân viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chun mơn của riêng Sở Giao dịch Chứng khốn đó, như ở Mỹ để được phép kinh doanh trên NYSE, các nhân

viên phải thực hiện kỳ thi do NYSE tổ chức. Sở dĩ phải có sự địi hỏi khắt khe như vậy vì khả năng chun mơn của các nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch của thị trường. Hơn thế nữa, kết quả hoạt động kinh doanh

của CTCK do khả năng chuyên môn của các nhân viên quyết định. Các quy định về đạo đức nghề nghiệp được quy định rất chặt chẽ bởi các cơ quan quản

lý nhà nước về chứng khoán và quy định riêng của từng thị trường. Các quy

định này nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Một cách gián tiếp, quy định này để bảo vệ uy tín của CTCK.

Tiềm lực tài chính của một CTCK là khả năng về vốn và tài sản để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường, đặc biệt là các hoạt động về tự doanh và bảo lãnh phát hành bởi công ty sẽ phải gánh chịu những rủi ro nếu như việc thực hiện các hoạt động đó khơng được tiến hành thuận lợi. Ngồi ra, tiềm

lực tài chính của CTCK cịn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường, đa

dạng hố đầu tư của cơng ty như phát triển hình thức cho vay bảo chứng, từ đó có thể thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng đến với CTCK.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK:

TTCK muốn hoạt động được phải có những cơ sở vật chất nhất định. Để hoạt

động kinh doanh, các CTCK cũng cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ cho việc kinh doanh chứng khốn như: trụ sở, các phịng giao dịch, quầy giao dịch chứng khoán và đặc biệt là hệ thống các trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh. Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin là cơ sở vật chất quan trọng nhất của CTCK. Hệ thống thông tin này bao gồm các phần mềm và hệ thống thiết bị phục vụ quản lý khách hàng, hệ thống thanh toán, yết giá, lưu ký, giao dịch trực tuyến.v.v... Ngoài ra, hệ thống tin học của các CTCK cịn có sự kết nối chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như: Sở giao dịch chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán . . . Hệ thống này càng phát triển thì càng

đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường do giảm được các nhân tố chủ

quan ảnh hưởng đến các giao dịch. Hệ thống này giúp cho CTCK có thể thu hút nhiều khách hàng hơn. Các CTCK ngày càng hiện đại hoá hệ thống thơng tin của mình nhằm tăng tốc độ giao dịch, giảm chi phí giao dịch, đảm bảo an tồn cho

các chứng khốn của khách hàng, quản lý có hiệu quả các rủi ro trong giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 29 - 33)