Nguyên nhân suy giảm của TTCK Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 59 - 62)

2.1.2.3 .Tình hình TTCK

2.2. Nguyên nhân của những khó khăn

2.2.1. Nguyên nhân suy giảm của TTCK Việt nam

Việc suy giảm của TTCK Việt Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau:

Về diễn biến tình hình kinh tế trong và ngồi nước có nhiều bất lợi:

- Giá cả quốc tế, đặc biệt là giá dầu thô tăng mạnh (trên 140 USD/thùng) cũng nư các thông tin về lạm phát của Việt Nam vượt ngưỡng 18,1% trong 6 tháng

đầu năm, mức thâm hụt cán cân tương mại qua 6 tháng khá cao ( trên 15 tỷ

USD) vượt ngưỡng của năm 2007.

- NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14% và khống chế lãi suất cho vay ở mức tối đa 150% lãi suất cơ bản, bước đầu đã giúp NHTM chủ động hơn trong huy động vốn nhưng cũng làm ảnh hưởng đến sức cầu đầu tư

chứng khoán.

- Giá vàng giá USD tăng đột biến tác động mạnh đến tâm lý và sự dịch chuyển luồng vốn trên TTCK.

- Sau thời gian khoanh, giãn nợ để hạn chế giải chấp chứng khốn cầm cố và repo, các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản, cộng với giá chứng khoán xuống quá thấp nên các NHTM buộc phải băn chứng khoán ra để thu hồi nợ. - Các thông tin về đầu tư tài chính và tính thanh khoản của một số NHTM có

khó khăn cũng như thơng tin về mức xếp hạng tín nhiệm mới đói với Việt

nam của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế ( Standar & poor, Fitch) các thông tin về nhận định của IMF, Morgan Stanley, Daiwa… cũng tác động

mạnh đến tâm lý nhà đầu tư.

Về cấu trúc của TTCK có nhiều bất cập cũng như định hướng đầu tư của các

NĐT trên thị trường không chuẩn xác.

- Trong khi cầu đầu tư trên TTCK các nước trên thế giới được xây dựng bới

nhân lực trong nước, nhưng đối với Việt Nam lại chủ yếu dựa vào cầu ngọai. - NĐT trên TTCK Việt Nam mua cổ phiếu với kỳ vọng bán lại cho NĐT nước

ngoài để kiếm lời, cho nên khi TTCK bắt đầu vào vịng xốy giảm giá thì

Về chính sách kinh tế vĩ mơ cũng có nhiều bất cập:

- Thứ nhất, do chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007 làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh. Trong khi đó, năng lực kiểm tra, giám sát của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ khơng theo kịp tình hình, khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó có việc khơng kiểm sốt được hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần trong việc cho

vay kinh doanh chứng khốn.

- Thứ hai, cơng tác dự báo chưa thực sự được chú trọng, nên việc dự báo chưa kịp thời và không đáp ứng được yêu cầu.

- Thứ ba, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan chủ quản lại đồng thời thực hiện

nhiều giải pháp mạnh vào cùng một lúc như tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán… nhưng thiếu đồng bộ, tạo ra cuộc đua lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.

- Thư tư, số lượng các doanh nghiệp niêm yết cịn khiêm tốn, trong khi qui mơ doanh nghiệp cịn nhỏ nhưng mức vốn hố trị trường lại quá lớn (khoảng 40% GDP), đã không phản ảnh đúng giá trị thật của doanh nghiệp, đem lại

khoản lợi nhuận lớn cho công ty phát hành cổ phiếu và một số ít nhà đầu tư lớn, gây thiệt hại cho nhà đầu tư nhỏ, không chuyên nghiệp.

TTCK Việt Nam muốn phát triển ổn định phải phát triển nguồn lực từ trong nước. Tuy nhiên, cầu trong nước lại phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố tảng trưởng kinh tế như kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp SXKD hoạt động

hiệu quả, NĐT có cơ sở dựa vào những tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp để

đầu tư, cũng như tạo lòng tin của NĐT đối với TTCK. Do đó, Việt Nam nên có

thời gian để kinh tế vĩ mơ ổn định trở lại thì lúc đó mới có thể có những bước tiến về TTCK một các bên vững.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, trong ngắn hạn sự biến động của thị trường trong thời điểm hiện nay chỉ mang tính nhất thời và khơng thể hồi phục

một cách nhanh chóng. Về phía NĐT, phải có kiến thức và bản lĩnh đầu tư hơn, Về phía các cơ quan quản lý, NĐT luôn kỳ vọng cơ quan quản lý phải ổn định

kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu, lãi suất phải được điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)