Hoạt động của các CTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 55 - 59)

2.1.2.3 .Tình hình TTCK

2.1.2.4. Hoạt động của các CTCK

Trước bối cảnh của tình hình kinh tế xã hội và thị trường chứng khốn trong nước diễn biến khơng thuận lợi, hoạt động kinh doanh của các CTCK trong 6 tháng đầu năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn. So với cùng kỳ của năm 2007, kết quả kinh doanh các CTCK tụt giảm đáng kể do doanh thu từ hoạt động môi giới chỉ bằng 30% cùng kỳ năm ngoái.

Cũng do thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp cũng không mặn mà với

các hoạt động phát hành , chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay các hoạt động tư vấn khác nên doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác của CTCK cũng

giảm theo. Điều đó đã phần nào phản ảnh rõ nét những bước đi không vững chắc của các khối CTCK.

Trong 6 tháng đầu năm 2008 có thêm 30 CTCK được cấp phép thành lập, nâng tổng số CTCK lên 92 CTCK vào cuối tháng 6/2008. Sự ra đời của hàng loạt các CTCK tuy đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng song đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CTCK phải tự hồn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và sự thanh lọc của thị trường sẽ khẳng định giải pháp M&A là tối ưu để các CTCK cùng tồn tại và phát triển.

Mặt khác, do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khốn vẫn cịn rất nhỏ, nên việc số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số cơng ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm cịn hạn chế, vì

mục tiêu lợi nhuận của mình một số CTCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư.

Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 90 CTCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với gần 350.000 khách hàng là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CTCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng

85% lượng khách hàng, những CTCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại (chưa kể số CTCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN). Nhiều CTCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số

lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CTCK bị thâm hụt vốn sở hữu.

Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ

phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CTCK hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có CTCK khơng thu phí trong 3

tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều CTCK mới thành lập đã sử dụng chiêu

khuyến mại bằng cách tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch.

Do thị trường liên tục đi xuống trong các tháng đầu năm 2008, hầu hết các nhà đầu tư đã bỏ sàn hoặc chuyển tiền sang kênh đầu tư khác an toàn hơn, hoặc gửi tiền vào ngân hàng chờ thị trường phục hồi. Số lượng nhà đầu tư lên sàn ngày càng thưa thớt. tình hình giao dịch vơ cùng ảm đạm. Để giữ chân khách

hàng khơng đóng tài khoản, nhiều CTCK đã giảm phí giao dịch cho khách hàng từ bình quân 0,4% giá trị giao dịch/ngày xuống cịn 0,1%-0,15% giá trị giao dịch/ngày hoặc thậm chí khơng thu phí giao dịch. Theo thống kê gần đây từ các CTCK, bình quân một CTCK vừa và nhỏ chỉ thu được vẻn vẹn 4 -5 triệu đồng phí mơi giới một ngày, khoảng gần 100 triệu một tháng. Tính bình qn, lượng giao dịch của TTCK chỉ còn 400 tỷ mỗi phiên.

Trên thực tế trong thời gian gần đây, thơng tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các CTCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các

CTCK lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch

giữa các CTCK tập trung từ đầu tháng 5- 2008. Với CTCK, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch. Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.

Ngồi việc khó khăn về chiếm lĩnh thị phần, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng đặt các CTCK vào những tình thế khó khăn. Tính đến thời điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khốn đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CTCK được cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 hồ sơ đề nghị thành lập CTCK đã được gửi

nghề chứng khoán tại các công ty lại càng thiếu hụt. Mặt khác, do Quy chế hành nghề chứng khốn chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng

chưa được cấp. Bên cạnh đó, một số cơng ty có số người hành nghề tương đối ít so với yêu cầu tối thiểu theo quy định, giữa các CTCK có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề...

Các CTCK lớn và có thời gian hoạt động tương đối dài như CTCK Sài

Gòn, Bảo Việt, VietcomBank, ACB và BSC ... đã chiếm hơn 80% thị phần theo một thống kê cuối năm 2007. Như vậy, mảnh đất còn lại cho các CTCK nhỏ hoặc mới thành lập là rất eo hẹp.

Trong khoảng 3 tháng gần đây, lượng giao dịch trung bình của TTCK là khoảng 400 tỷ đồng trong một phiên. Mức phí giao dịch trung bình từ 0,1% đến 0,2% cho một giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu, hoặc khơng thu phí. Tình hình thu phí như vậy đưa các CTCK vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Để một CTCK với đầy đủ năm nghiệp vụ, là môi giới, tự doanh, bảo lãnh

phát hành, lưu ký, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khốn, hoạt động bình

thường cần tối thiểu từ 25 cho đến 30 nhân viên. Có đến trên 80% các CTCK

đăng kí đầy đủ cả năm nghiệp vụ trên. Mức lương bình quân của nhân viên tại

một CTCK là 4 triệu đồng một tháng. Như vậy chỉ riêng việc trả lương cho nhân viên đã "ngốn" phần lớn doanh thu của các công ty nhỏ.

Ngoài ra, do xu thế giảm cả giá trị và tính thanh khoản của thị trường, trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp đã hoãn kế hoạch IPO hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới. Vậy nên các CTCK không nhận được nhiều hợp đồng bảo lãnh, tư vấn phát hành, và cả những hợp đồng môi giới do lịng tin của khách hàng với các cơng ty đang ở mức rất thấp.

Những ngày trung tuần tháng 6-2008, khi sàn TP HCM tạm ngừng giao dịch do sự cố kỹ thuật, các CTCK chỉ cịn trơng chờ vào lượng giao dịch ít ỏi trên sàn Hà Nội. Đại diện nhiều CTCK than thở, thà UBCKNN cho ngừng giao

dịch tại cả hai sàn còn hơn. Chi phí hoạt động trong một ngày của một CTCK là khá lớn, nếu tình trạng chỉ phục vụ khách hàng tại một sàn cịn kéo dài các cơng ty sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Theo tin từ UBCKNN, một số CTCK đang cho repo quá mức. Doanh số repo của những cơng ty này có thể lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng. CTCK nào càng cho vay repo, cầm cố hoặc dùng nhiều tiền để tự doanh sẽ càng lỗ nặng.

Trước tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, các CTCK đang thực hiện cắt giảm nhân sự hàng loạt. Thậm chí tại một CTCK, trợ lý giám đốc phải kiêm ln vai trị của nhân viên tư vấn và giao dịch với khách hàng. Với một quốc gia có nền chứng khốn non trẻ như nước ta, con số hơn 90 CTCK là quá nhiều. Xu hướng phá sản, hoặc sáp nhập của các CTCK nhỏ với các công ty lớn sẽ là xu hướng tất yếu.

Cùng với tình hình hoạt động nghèo nàn của các CTCK, cổ phiếu của

nhóm các công ty này cũng sụt giảm thê thảm. Cổ phiếu đầu bảng trong làng

CTCK niêm yết là SSI đã giảm từ 168.000 phiên 02/1/2008 xuống còn 28.100 đ phiên 13/6/2008, mất tới hơn 83%, cổ phiếu của CTCK Hải Phịng cũng giảm từ trên 100 nghìn đồng/cp xuống 23 nghìn đồng/cp sau 5 tháng đầu năm. Các cổ phiếu của CTCK khác trên thị trường OTC như Đại Việt, Âu Việt cũng mất điểm khoảng 80% kể từ cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, chỉ những CTCK với dịch vụ tốt, hệ thông hạ tầng kỹ thuật hiện đại và ổn định, và có ý thức nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng mới có thể tồn tại được trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Tồn tại

qua được giai đoạn này, những cơng ty trên sẽ có chỗ đứng ổn định trên thị

trường và tạo được uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó, việc TTGDCK Hà Nơi

sắp đưa thị trường OTC vào họat động sẽ tạo thêm một nguồn thu đáng kể để có thể giúp các CTCK thốt khỏi những khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)