Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 86 - 108)

2.1.2.3 .Tình hình TTCK

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa họat động của CTCK:

3.2.2. Giải pháp vi mô

Đây là nhóm giải pháp đối với các CTCK.

¾ Chuyển tài khoản của nhà đầu tư sang cho ngân hàng quản lý

Theo Quyết định 27/2007/QĐ – BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính,

các CTCK phải thực hiện chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư từ CTCK sang ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhiều Cty chứng khoán vẫn chưa

thể vào cuộc. Tại Cơng văn 611/UBCK-QLKD của Ủy ban chứng khốn qui định: Từ ngày 1/10/2008, các công ty chứng khốn khơng được trực tiếp nhận

tiền giao dịch của khách hàng mà phải chuyển giao vai trò cho ngân hàng thương mại.

Việc Bộ tài chính ban hành quyết định trên xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, nhiều CTCK đã vi phạm đến quyền lợi NĐT. Do tranh thủ kẽ hở của

luật pháp và sự kiểm soát lỏng lẻo của bộ phận kiểm soát nội bộ, một số cán bộ môi giới của các CTCK đã dùng tiền của khách hàng để đặt lệnh mua chứng

khốn sau đó khi giá cổ phiếu lên lại đặt lệnh bán để trả lại tiền cho NDT, phần chênh lệch nhân viên được hưởng. Hoặc ngược lại, khi biết cổ phiếu đã lên giá quá cao, cán bộ mơi giới phát hiện thấy NDT ít giao dịch nên đã mượn tạm chứng khoán của NDT để bán, sau đó khi giá chứng khốn xuống thì mua lại để

trả cho NDT, phần chênh lệch tiền mua bán, nhân viên được hưởng. Đang đau đầu vì giá chứng khốn liên tục tuột dốc, nhiều nhà đầu tư lại vướng thêm lo

lắng, và mất niềm tin khi phát hiện tài khoản của mình đang bị trục lợi bởi cơng ty chứng khốn.

Trên nhiều trang báo, tạp chí và trên mạng, đã đăng tải nhiều thông tin về việc NĐT than phiền về tình trạng mất tiền và chứng khốn tương tự như trên. Ngun nhân của tình trạng này trước hết do các CTCK không làm tốt cơng tác kiểm sốt nội bộ cũng như chưa chú trọng thực hiện đạo đức nghề nghiệp của công ty và nhân viên kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa ban hành các văn bản pháp luật nhằm kiểm sốt tình trạng trên.

Dù biết việc lạm dụng tiền và chứng khoán của nhà đầu tư để kinh doanh khá phổ biến ở một số cơng ty chứng khốn hiện nay nhưng các NDT khơng thể kiểm sốt được vì rất khó để phát hiện. Vì nhân viên quản lý tài khoản của khách thường "mượn" rồi trả lại trong thời gian ngắn để lướt sóng nhằm tránh bị phát hiện, cơ chế quản lý lại chưa gắt gao. Do vậy, việc Bộ tài chính ban hành quyết

định 27 yêu cầu tách vấn đề tiền bạc của nhà đầu tư ra khỏi cơng ty chứng khốn đã nhận được sự đồng thuận của giới đầu tư.

Với việc quản lý tài khoản của ngân hàng, những trường hợp mua bán lạm dụng tài sản của NDT như trước nay sẽ giảm thiểu đáng kể. Nghiệp vụ quản lý tiền của ngân hàng chuyên nghiệp và minh bạch hơn, sẽ làm yên lòng các nhà

đầu tư về tài khoản của mình. Đồng thời, trả các cơng ty chứng về đúng bản chất

tư vấn, mơi giới. Ngồi việc quản lý tiền của NĐT theo đúng chức năng, nghiệp vụ thì thơng qua ngân hàng, NĐT cũng thuận tiện hơn khi đến bất kỳ điểm giao dịch nào để thực hiện việc rút và nộp tiền.

Tuy nhiên, việc triển khai nghiệp vụ này hiện nay đang gặp phải một số vướng mắc. Theo quy định, các NĐT phải đến ngân hàng nộp tiền rồi mới đến

CTCK thực hiện giao dịch mua chứng khốn của mình. Việc kết nối giữa tài khoản của NĐT ở ngân hàng với CTCK phải được thực hiện thông suốt để

CTCK theo dõi được số dư nhằm thực hiện lệnh mua của NĐT. Nếu việc kết nối không trôi chảy, số dư của NĐT khơng được thể hiện ở CTCK thì lệnh của NĐT không được thực hiện hoặc bị chậm trễ. Điều này đồng nghĩa với việc giao dịch của NĐT bị gián đoạn. Về mặt cơng nghệ khơng có gì khó. Thế nhưng hiện nay, hạ tầng cơng nghệ thơng tin giữa các CTCK với ngân hàng không đồng nhất và cũng chưa sẵn sàng cho việc kết nối này. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ của các công ty cung cấp giải pháp làm đơn vị trung gian và những đơn vị này phải có chun gia am hiểu về quy trình nghiệp vụ của ngân hàng lẫn CTCK để làm cầu nối.

Các giải pháp để có thể thực hiện việc quản lý tiền của NĐT thông qua ngân hàng. Đó là:

- Ngân hàng mở quầy giao dịch ngay tại sàn chứng khoán.

- Ngân hàng và CTCK phải kết nối hệ thống tự động để trong giờ giao dịch, cán bộ môi giới của CTCK có thể vấn tin số dư tiền của NDT trước khi lệnh được thực hiện vào hệ thống. Việc kết nối sẽ được thực hiện tự động hồn tồn và khi có biến động trong tài khoản của NĐT tại ngân hàng thì phía CTCK cũng sẽ cập nhật được. Cách này tốt nhất về hiệu quả cũng

như tạo sự thông suốt, tiện lợi cho NĐT. Tuy nhiên, việc kết nối hồn tồn online khơng dễ thực hiện và bắt buộc hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng và CTCK phải sẵn sàng đáp ứng cho việc này.

- Trong trường hợp hệ thống bị lỗi hoặc có bất cứ trục trặc nào mà khơng thể vấn tin tài khoản của khách qua hệ thống được, CTCK và ngân hàng

phải chuẩn bị phương án trao đổi qua điện thoại hoặc FAX để có thể phục vụ kịp thời các lệnh mua bán của NDT.

- Về lâu dài, các ngân hàng và CTCK phải nghĩ đến một giải pháp kết nối tập trung. Khi có nhiều ngân hàng và CTCK tham gia vào hệ thống này, tất cả các CTCK đều có thể kết nối được với nhiều ngân hàng khác nhau, và ngược lại một ngân hàng cũng có thể kết nối với nhiều CTCK khác nhau. Giải pháp này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian triển khai cho bản thân CTCK và ngân hàng. Hơn nữa, nó sẽ không hạn chế sự lựa chọn ngân hàng của NĐT.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KẾT NỐI HỆ THỐNG THANH TOÁN TÀI KHOẢN CỦA NĐT SANG NGÂN HÀNG TẠI THỜI ĐIỂM

30/6/2008

CTCK Tên viết tắt Ngân hàng kết

nối

Gia Quyền EPS Ngân hàng Đông

Á, VCB

Bảo việt BVSC Techcombank

Hà thành HASC Techcombank

Biển Việt CBV Techcombank

Hải Phòng HPC Techcombank

Đầu tư BSC BIDV Quang

Trung

Sài Gòn SSI BIDV NKKN

Đại Việt DVSC BIDV NKKN

Ngoại thương VCBS VCB

Nơng nghiệp AGRISECO NH Nơng nghiệp

¾ Giao dịch không sàn:

Tại TTCK mới thành lập như Việt Nam thì những ưu thế cơng nghệ thơng tin mang lại cho CTCK nhiều cơ hội để mở rộng đối tượng khách hàng. Việc

nâng cấp hệ thống giao dịch để đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, ổn

định, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCK thành viên và quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu của NĐT.

Hiện nay, quá trình nhận lệnh của nhiều CTCK ở Việt Nam mới chỉ được thực hiện thơng qua hình thức đặt lệnh trực tiếp từ khách hàng. Một số CTCK đồng ý cho khách hàng đặt lệnh qua điện thoại, fax, nhưng rất hạn chế và còn

nhiều vướng mắc. Vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước, nhất là những nước có TTCK phát triển, về các quy định trong việc nhận lệnh của khách hàng là điều cần thiết đối với cả người đầu tư, CTCK và cơ quan quản lý nhà

nước về chứng khoán và TTCK.

Kinh nghiệm của các CTCK trên thế giới: Tại Pháp, các CTCK đã ứng

dụng tối đa công nghệ thông tin đã đem lại những ưu thế rõ rệt, đặc biệt là quá

trình nhận lệnh qua Internet của các CTCK Pháp. Nhờ Internet mà hoạt động của các công ty này được tiến hành nhanh gọn và thuận tiện hơn rất nhiều.

Tại Việt Nam, theo lộ trình của HOSE, việc triển khai phương thức giao dịch không sàn đã được bắt đầu từ tháng 10-2007 và bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhập lệnh từ xa. Các CTCK đưa máy và đại diện giao dịch tại sàn

của đơn vị từ sàn của HOSE về CTCK, lệnh của NDT vẫn được đại diện giao

dịch tại sàn gõ vào hệ thống của HOSE. Bắt đầu thực hiện từ tháng 10-2007.

Giai đoạn 2: Giao dịch không sàn (Giao dịch trực tuyến) dự kiến bắt đầu thực

hiện từ tháng 10-2008. Sẽ khơng cịn đại diện giao dịch của các CTCK tại sàn của HOSE mà cho phép NĐT đặt lệnh qua Internet. Lệnh của NĐT sẽ được gõ một lần thẳng vào hệ thống giao dịch của HOSE.. Để triển khai giao dịch trực tuyến, các CTCK phải tự trang bị hệ thống front-office đồng thời HOSE sẽ xây dựng hệ thống phần mềm trung gian. HOSE nhận lệnh từ hệ thống của CTCK, xác nhận tính hợp lệ và chuyển vào hệ thống giao dịch, đồng thời gửi thông tin

giao dịch và thông tin thị trường lại cho CTCK. Phương thức kết nối này cho phép các CTCK cung cấp dịch vụ giao dịch qua Internet cho khách hàng của mình. Theo đó, lệnh của NĐT từ Internet sẽ được chuyển vào hệ thống giao dịch của CTCK, sau khi được xác nhận hợp lệ, lệnh sẽ được tiếp tục chuyển đến hệ thống của HOSE. Tuy nhiên trong giai đoạn này, HOSE vẫn tiếp tục duy trì sàn giao dịch cho các CTCK chưa sẵn sàng cho kết nối giao dịch trực tuyến. Việc duy trì sàn giao dịch cịn nhằm mục đích dự phòng khi hệ thống front-office của các CTCK gặp sự cố và không thể phục hồi kịp.

Yêu cầu và tiêu chuẩn của các CTCK được áp dụng giao dịch không sàn: phải đảm bảo hệ thống trang thiết bị hiện đại; Hệ thống Front-Office có khả năng kết nối đến Gateway, có khả năng lưu vết; có thiết bị bảo vệ an ninh hệ thống, có máy chủ dự phịng, có phần mềm được cung cấp bởi những cơng ty chun

nghiệp; Các quy định về phịng máy chủ, nguồn điện, điều hòa nhiệt độ, chống

sét, phòng cháy chữa cháy... và nhiều các chức năng nghiệp vụ khác theo quy

định của HOSE và UBCKNN.

Theo danh sách mới nhất, trong đợt 1 có 25 CTCK đã được HOSE cho

phép triển khai thực hiện giao dịch trực tuyến. Đó là:

BẢNG 4 : DANH SÁCH CÁC CTCK ĐƯỢC TRIỂN KHAI GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN ĐỢT 1

STT Tên Công ty Chứng khoán

1 CTCK Bảo Việt 2 CTCK Sài gòn 3 CTCK Thăng Long 4 CTCK ACBS 5 CTCK Công Thương 6 CTCK VCBS 7 CTCK Mê Kông 8 CTCK HSC 9 CTCK SacomBank 10 CTCK VNDirect 11 CTCK Âu Lạc 12 CTCK Việt 13 CTCK APEC 14 CTCK Đại Dương 15 CTCK Tràng An 16 CTCK Tân Việt 17 CTCK Phú Gia 18 CTCK Nam Việt 19 CTCK SMES 20 CTCK Gia Quyền 21 CTCK FPTS

22 CTCK VNS 23 CTCK Bản Việt

24 CTCK VinCom

25 CTCK KimEng

Nguồn: Phòng CNTT-SGDCK HCM

Tại HASTC cũng dự kiến thực hiện giao dịch không sàn ngay trong năm 2008. HASTC đang tiến hành kiểm tra lại hệ thống để test lại lần cuối xem hệ

thống cơng nghệ tại các CTCK có đáp ứng được khả năng kết nới không sàn hay không. Qua kiểm tra, nhiều CTCK đã sẵn sàng. Vì vậy HASTC rất có khả năng HASTC sẽ sớm đưa giao dịch không sàn vào hoạt động ngay trong năm 2008.

Trong giai đọan TTCK khó khăn như hiện nay, song nhiều CTCK vẫn mạnh tay chi hàng triệu USD cho các sản phẩm mới tiện ích cho NĐT với quan niệm: Khi thị trường hồi phục trở lại sẽ thu hút được một lượng lớn NĐT mở tài khoản. CTCK doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) đã hoàn tất bước thử nghiệm để gíơi thiệu đến NĐT hệ thống phần mềm giao dịch chứng khốn S-Suit. Phần

mềm này trợ gíup hiệu quả cho nhân viên SMES và NĐT trong việc thực hiện giao dịch chứng khốn. NĐT có thể mở trực tuyến, nộp rút tiền tại VCB và Agribank với thủ tục đơn giản, thực hiện các lệnh một cách trực tiếp và được

truyền thẳng vào sàn giao dịch, kết quả sẽ hiển thị ngay khi lệnh được thực hiện. Tiện ích nổi bật của phần mềm này là hỗ trợ tối đa các công cụ phân tích đầu tư với 15 mơ hình đồ thị phân tích trực tuyến, tạo lập, quản lý cùng lúc 100 danh mục và trang bị hệ thống cảnh báo đầu tư trực tuyến với từng mã chứng khoán.Trong phiên giao dịch, NĐT có thể trao đổi thơng tin trực tuyến với nhau hoặc với đội ngũ phân tích của CTCK. Để đầu tư hệ thống trên. SMES đã đầu tư hơn 2 triệu USD để hoàn thành hệ thống. Hệ thống này có thể xử lý hàng triệu lệnh một lúc. CTCK FPTS cũng đã thành công với chương trình quản lý tập

trung và giao dịch cổ phiếu OTC tương tự như với cổ phiếu niêm yết. CTCK Vincom cũng đã đầu tư thành công sản phẩm giao dịch trực tuyến VTrade cho

một lúc nhiều danh mục đầu tư, cho NĐT chủ động tạo ra và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Chương trình TradeAnywhere của CTCK VPbank cho phép giao dịch trực tuyến từ 20h của ngày trước. vốn đầu tư khoảng 1 triêu USD. Việc

nâng cấp hệ thống giao dịch giúp hiệu suất làm việc của CTCK tăng lên rất nhiều lần. Nếu như trước đây, 1 nhân viên môi giới có thể phục vụ chỉ được 5 NĐT thì nay nhờ có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, họ có thể phục vụ đựơc nhều

khách hàng hơn. Khi chức năng đặt lệnh được tự động họ có thời gian để nghiên cứu phân tích và tư vấn được cho khách hàng đúng theo nghĩa môi giới của các nước trên thế giới.

Câu chuyện về giao dịch không sàn được nhiều NĐT, CTCK và cả các Bộ ngành ủng hộ và đồng tình. Nhưng việc triển khai đang cịn nhiều bất cập. HOSE có chuẩn riêng, HASTC lại theo chuẩn khác khiến các CTCK thành viên phải chịu nhiều chi phí tốn kém. UBCK có một trung tâm kết nối thơng tin làm đầu mối để các CTCK kết nối thì sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều. Cơ quan quản lý cần có

định hướng về vấn đề này để những khoản đầu tư của doanh nghiệpkhơng rơi

vào tình trạng lãng phí và manh mún.

Tuy vậy, việc triển khai giao dịch không sàn cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro mà các CTCK cần phải lường trước. Vừa qua, Trung tâm phản ứng sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, hơn 95% máy chủ tại Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tấn công trực tiếp khi hackers có thể dễ dàng dùng mã chương trình tấn cơng tự động máy chủ. Sự kiện này rất quan trọng. Người dùng khi truy xuất vào tài khoản có truy nhập sẽ bị mất tài khoản khi tin tặc chuyển hướng sng một ưeb site giả mạo có giao diện tương tự. Sẽ đặc biệt quan trọng nếu đó là các tài khoản có giá trị như tài khoản ngân hàng trực tuyến, chứng khốn. Hackers có thể ăn

cắp mật khẩu, thơng tin cá nhân khách hàng hay khống chế mạng nội bộ lấy thông tin, hợp đồng kinh doanh...

Đối với các CTCK, nếu hệ thống tê liệt dù chỉ một ngày cũng gây hoang

thì càng nguy hại hơn khi thông tin cá nhân và mật khẩu của khách hàng bị ăn

cắp hoặc thay đổi. Nhiều CTCK đã nghĩ rằng website của các CTCK có chức năng chuyển tiền và rút tiền qua mạng nên không xảy ra thiệt hại về kinh tế. Điều này là không đúng vì các hacker có thể bán hết chứng khốn của NDT với giá sàn hoặc đặt mua chứng khoán với giá trần nếu khách hàng còn tiền trong tài

khoản. Việc này càng nguy hại nếu tài khoản của khách hàng là các tổ chức đầu tư có khối lượng cổ phiếu hoặc tiền mặt lớn. Nếu sự việc xảy ra có thể tạm thời gây mất cung cầu trên thị trường.

Về nguyên tắc, tất cả các web site dù có mức độ bảo mật cao đến đâu

cũng đều có thể bị tin tặc tấn công. Vấn đề là sự chuẩn bị của người quản trị để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 86 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)