Nguyên nhân sụt giảm hiệu quả hoạt động của các CTCK:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

2.1.2.3 .Tình hình TTCK

2.2. Nguyên nhân của những khó khăn

2.2.2. Nguyên nhân sụt giảm hiệu quả hoạt động của các CTCK:

• Do thị trường chứng khốn đang trong thời gian đầu mới thành lập còn non trẻ, hoạt động chưa chuyên nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước ln bị

lúng túng trước khi đưa ra những chính để điều khiển thị trường. Các nhà đầu tư

thì đa phần còn thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh của một nhà đầu tư thực thụ,

khơng quyết đốn trong các quyết định đầu tư và hoạt động mang nặng tính bầy

đàn và tâm lý. Chạy theo trào lưu đó, các CTCK liên tục tuyển dụng mới nhân

viên, chấp nhận thuê mướn mặt bằng văn phòng thật đắt ở những khu trung tâm để mở sàn giao dịch, ban hành nhiều chính sách cởi mở và hậu hĩnh để repo hoặc

cho vay cầm cố chứng khoán cho nhà đầu tư. Các hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho vay và repo thì thời hạn kéo dài 6 tháng hoặc cả năm, thậm chí có những hợp

đồng thuê văn phòng đã ký tới 3-5 năm. Trong khi đó do tính chất non trẻ của thị

trường, thị trường đã quay đầu và rớt thê thảm trong ngắn hạn. Chỉ tính trong

vịng 6 tháng đầu năm 2008, hầu hết các cổ phiếu đã sụt giảm từ 70%-80% giá trị. Điều đó đã đẩy các nhà đầu tư đang từ tỷ phú đến bờ vực phá sản, nợ nần

chồng chất. Các CTCK là doanh nghiệp dịch vụ vì vậy cũng khơng thể tránh khỏi thua lỗ khi các thượng đế của mình lâm nạn, thậm chí các CTCK cịn phải gánh chịu thua lỗ nặng nề hơn vì một lúc đóng cả hai vai: người cung cấp dịch vụ và

nhà đầu tư. Họ bị thua lỗ vì doanh thu khơng đủ bù chi phí và vì chính những

• Do tình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến bất lợi. Tình hình lạm phát cao đã xảy ra trên tồn cầu từ tháng 1 năm 2008. Việt Nam là một nước nhỏ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu từ nhập khẩu nên không thể tránh khỏi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão lạm phát kéo dài trong 6 tháng đầu năm

2008 và có thể cịn kéo dài đến cuối năm 2008. Giá vàng, giá đô la Mỹ, giá dầu liên tục leo thang kéo theo hầng loạt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng bị tăng giá làm người dân hoảng loạn và e ngại về sự mất giá của đồng tiền. Mặc dù thua lỗ họ liên tục bán tháo cổ phiếu để tránh rủi ro phía trước và trong đó có sự

đóng góp quan trọng của các ngân hàng và các CTCK đã bán tháo cổ phiếu repo

hoặc cầm cố để thu nợ.

• Nguyên nhân của sự đi xuống ngoài việc bắt nguồn từ một số yếu tố như tình trạng lạm phát cao, cung cầu trên thị trường mất cân đối, niềm tin của nhà

đầu tư vào thị trường bị giảm sút, còn do TTCK nước ta khá thô sơ về các công

cụ của thị trường, chưa có đủ nghiệp vụ và cơng cụ đầu tư cần thiết giúp thị

trường phát triển ổn định trong dài hạn. Các nghiệp vụ đầu tư như bán khống

(short sales), mua ký quỹ (margin account, còn gọi là mua khống), và đặc biệt là công cụ phái sinh như quyền chọn (options) thực ra không hề xa lạ đối với các

thị trường chứng khoán trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam vẫn chưa thể triển khai

được. Vấn đề là làm thế nào để đưa chúng vào thực tiễn, thời điểm nào là hợp lý. • Việc ra đời hàng loạt các CTCK trong một thời gian ngắn. Có thể thấy từ cuối năm 2006 đến nay, số lượng gia tăng các CTCK như một thứ mốt. Thậm chí kể cả những lĩnh vực khơng thuộc tài chính cũng nộp đơn xin thành lập CTCK ( CTCK FPT, CTCK REE, CTCK Tân Việt,…) Rất nhiều Cty thành lập giai đoạn cuối năm 2006 đến nay gần như không hoạt động hoặc hoạt động khơng có hiệu quả. Với sự ra đời ồ ạt như vậy, đương nhiên chất lượng sẽ đi ngược với số

lượng, quyền lợi nhà đầu tư sẽ bị thiệt thịi. Nếu các CTCK nước ngồi vào VN, các CTCK trong nước khơng có thực lực chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều CTCK thành lập để chờ cơ hội bán lại cho đối tác nước

ngoài. Nhưng điều này tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư

đều lo ngại sự đổ vỡ hàng loạt của các CTCK. Nếu tiếp tục tăng lượng CTCK thì

khả năng đổ vỡ hay phá sản là có thể nhìn thấy trước. Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp lý về phá sản còn chưa được hoàn thiện, việc giải quyết hậu quả trong

trường hợp có sự đổ vỡ hàng loạt CTCK rất phức tạp và tốn kém, nhất là khi các tổ chức này còn nắm giữ một lượng vốn lớn của cơng chúng đầu tư.

• Trong tổng số nhà đầu tư, nếu như ở các nước, nhà đầu tư tổ chức chiếm khoảng 70%, còn nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 30%, thì trên TTCK Việt Nam các con số trên đã ngược lại: số nhà đầu tư cá nhân chiếm 70%, các nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm 30%. Chính tỷ trọng đảo ngược này cộng với nguồn vốn còn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các nhà đầu tư cá nhân nên tính

đầu tư theo phong trào khá cao; khi giá chứng khoán xuống thường ào ào bán ra,

khi giá lên lại đẩy mạnh mua vào, vừa làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ nặng.

• Hoạt động của các CTCK còn quá thụ động và phụ thuộc vào thị trường. Trong giai đoạn thị trường phát triển thuận lợi, các CTCK chỉ tập trung vào hoạt

động môi giới, tự doanh mà không tập trung nhiều vào hoạt động tư vấn doanh

nghiệp, tư vấn đầu tư cho khách hàng, khơng có chính sách cho các khách hàng VIP và khơng có chính sách mở rộng thị phần, khơng nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Thậm chí có giai đoạn vào khoảng cuối năm 2006 khi thị trường đang ở mức đỉnh điểm, thay vì phải đầu tư hệ thống hạ tầng cơng nghệ

thơng tin để phục vụ được nhiều NDT hơn thì các CTCK lại giới hạn chỉ nhận

lệnh của các NDT có giá trị giao dịch lớn hoặc yêu cầu các NDT khi mở tài khản phải nộp tiền ký quĩ. Việc làm này là không công bằng với các NDT nhỏ lẻ và vì vậy khi thị trường có những biến động bất lợi thì hầu hết các CTCK đều rơi vào tình thế hết sức khó khăn.

Để minh họa cho tình hình nguội lạnh của TTCK Việt Nam và những khó khăn

của các CTCK trong giai đoạn này, xin dẫn chứng bằng biểu đồ biến động giá cổ phiếu công ty cổ phần chứng khốn Sài Gịn ( Mã SSI). Đây là cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm các cổ phiếu Blue-chip trên sàn HOSE và cũng là cổ phiếu hàng đầu của các CTCK Việt Nam.

BIỂU ĐỒ 8: GIÁ CHỨNG KHOÁN CỔ PHIẾU SSI SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2008

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua 7 năm hoạt động, các CTCK Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều thuận lợi và cũng khơng ít khó khăn. Đặc biệt trong thời kỳ TTCK đang

suy giảm và có sự điều chỉnh sâu đã đưa đến cho CTCK nhiều thách thức mới.

Qua đó mà bức tranh về thực trạng hoạt động của các CTCK trở nên sinh động

và rõ nét hơn.

Hoạt động của các CTCK Việt Nam hiện nay cịn đang trong q trình trải nghiệm và tự thanh lọc. Những thách thưc của thị trường sẽ là cán cân công bằng nhất để đo lường thực lực của từng công ty. Và đây cũng là thời điểm tốt nhất để các nhà chính sách đưa ra các cơng cụ của thị trường và để chính các CTCK hoạch định các giải pháp để tự vươn lên trong điều kiện cạnh tranh và phát triển trong xu thế đổi mới và hội nhập.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)