.Về hoạt động tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến

triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty ngày càng tăng.

Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CTCK đang dần chuyển sang hướng

quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường, số hợp đồng trên còn thấp và tiềm năng để các CTCK

phát triển mảng hoạt động này là khơng nhỏ.

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn này phát triển rất mạnh mẽ do TTCK mới tăng trưởng nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cổ phần hoá, chuyển đổi doanh nghiệp, chia tách cổ phần, phát hành cổ phiếu tăng vốn, tư vấn niêm yết,…Những CTCK thực hiện nhiều hợp

đồng tư vấn là CTCK Sài Gòn, CTCK Ngân hàng ACB , CTCK Ngân hàng đầu

tư. Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể, các CTCK đã

chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Hoạt động tư vấn không mang lại nhiều lợi nhuận cho CTCK nhưng lại là kênh tiếp thị tốt nhất để CTCK mở rộng dịch vụ cho các hoạt động khác.

2.1.2. Hoạt động của các CTCK Việt nam trong tình hình nguội lạnh của TTCK Việt nam hiện nay.

2.1.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008:

Trong 6 tháng đầu năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến bất lợi. Do khủng hoảng cho vay tín dụng dưới chuẩn của Mỹ, tình hình kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới xấu đi, đồng USD mất giá, lạm phát gia tăng

đã tác động đến hàng loạt nước châu Á. Việt nam là một trong những nền kinh tế đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư vào, nên không thể tránh khỏi những ảnh

hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và cung ứng lương thực thực phẩm trong nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát

của ta đã được tích tụ nhiều năm ở 3 lĩnh vực chủ yếu sau:

- Cơ cấu kinh tế đang bộc lộ những vấn đề không hợp lý với những biểu hiện cụ thể như đầu tư dàn trải, tăng trưởng với hệ số ICOR ngày càng cao, lượng tiền lớn tung ra lưu thơng nhưng hàng hố sản xuất ra không tương xứng, quan hệ cung cầu hàng-tiền bị phá vỡ.

- Nhập siêu liên tục tăng với số lớn làm cho cán cân thương mại, cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt. Đây là nguyên nhân sốc gây ra lạm phát. - Về chính sách tài khố trong vịng 10 năm liên tục, chúng ta bội chi ngân

sách so với GDP ở mức cao 5%, năm 2007 là 5,8% cộng với tình trạng thất thu ngân sách không được giải quyết triệt để và chi hành chính khơng được

kiểm sốt chặt chẽ, gây lãng phí, thất thốt. Đây cũng là một kênh gây áp lực lạm phát quan trọng.

- Chinh sách tiền tệ mà biểu hiện cụ thể là chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối và thực hiện các công cụ của nghiệp vụ thị trường mở điều hành khơng

nhuần nhuyễn, cịn những bất cập…Tất cả những hạn chế này không những làm cho nhiều giải pháp chống lạm phát đúng khơng được triển khai có kết quả mà cịn gây ra tình trạng khắc phục lạm phát chậm, thậm chí có lĩnh vực cịn làm cho lạm phát tăng lên.

Chính phủ đã có những chính sách cấp bách nhằm khắc phục tình trạng lạm phát.

đó là:

- Áp dụng các biện pháp đồng bộ cả về cơ chế chính sách và tín dụng nhằm ổn

định thị trường bất động sản vốn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ

thống ngân hàng;

- Các biện pháp vực dậy thị trường chứng khốn, củng cố lịng tin của cơng chúng và các nhà đầu tư vào khả năng giải quyết các vấn đề tài chính của

Chính phủ theo nguyên tắc thị trường;

- Củng cố và tăng cường tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại; - Giảm bớt sức ép chi phí sản xuất vốn đang rất căng thẳng của các doanh

nghiệp, bao gồm kiểm soát giá đầu vào, giá độc quyền, từng bước giảm lãi suất cho vay theo đà giảm lạm phát, đẩy mạnh mua ngoại tệ cho doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà đầu tư nước ngồi;

- Có chính sách cụ thể kể cả chính sách tín dụng nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cung về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, tiến tới ổn định giá cả các mặt hàng này, coi đây là mục tiêu quan

trọng nhất của tiến trình chống lạm phát.

2.1.2.2.Các chỉ tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008:

- Sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 326 ngàn tỉ đồng,

tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kế hoạch điều chỉnh của tồn

ngành (từ 16,3-16,6%), trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng mạnh nhất.

- Hoạt động thương mại vẫn diễn ra khá sôi động trên cả nước với tổng mức

lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 6

ước đạt hơn 77 ngàn tỉ đồng, tăng 2% so với tháng 5.

- Tháng 6-2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 tỉ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm ngối, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 6,8 tỉ USD, giảm

11,3% so với tháng 5-2008. Như vậy, nhập siêu tháng 6 là 1,3 tỉ USD, giảm hơn một nửa so với tháng trước (2,85 tỉ USD).

- Điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế nước ta sáu tháng vừa qua là

thu hút đầu tư nước ngoài. Sau sáu tháng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) đạt 31,6 tỉ, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ 2007, trong đó mức thực hiện đạt 4,9 tỉ USD, tăng 37,6%. Tổng giá trị vốn viện trợ phát triển

chính thức (ODA) đạt 1,3 tỉ USD.

- Tốc độ giải ngân vốn ODA và FDI được cải thiện đáng kể. Các dự án vốn

vay ngành điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nơng thơn có mức giải ngân tương đối cao.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2008 tăng ở mức 2,14%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,91% của tháng 5-2008.

- Tốc độ tăng trưởng GDP sáu tháng của cả nước đạt 6,5%.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)