Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các CTCK ở các quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.3. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các CTCK ở các quốc gia trên thế giới

Trên thế giới, hiện nay các công ty môi giới chứng khốn được chia thành 2 nhóm chính (classified into two main categories): full-service brokerage firms (tạm dịch là công ty “tổng hợp”) và discount firms ( công ty “chuyên doanh”).

Khi quyết định sử dụng dịch vụ của một cơng ty “chun doanh”, khách hàng chỉ có thể nhận được 2 loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh (order

execution) và thanh toán (clearance) khi lệnh mua/bán (buy/sell order) của khách hàng đã được “khớp” (matched) với 1 hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu

điểm chính của các cơng ty “chun doanh” là phí hoa hồng (commissions) sẽ

thấp hơn khoảng từ 1/4 cho đến 2/3 so với trường hợp các công ty “tổng hợp”. Khách hàng chỉ nên sử dụng dịch vụ của các công ty này khi khách hàng là một nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng nắm bắt cũng như phân tích thơng tin một cách nhanh nhạy và chính xác. Một số công ty chuyên doanh hiện đang rất nổi tiếng hiện nay là Charles Schwab, Lombard…

Các công ty “tổng hợp”, ngoài việc cung cấp 2 loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư (investment research reports) do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu (research department analysts) soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản (asset management), tư vấn đầu tư (investment advice), giúp lập các dự tốn tài chính (financial planning), tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế (tax shelters)… cho khách hàng. Ngày nay, cụm từ “dịch vụ môi giới” (brokerage service) đang dần dần được thay bằng thuật ngữ “các dịch vụ tài chính” (financial services) do các dịch vụ mà nhà mơi giới cung cấp cho khách hàng ngày càng được mở rộng (the range of services offered by brokers expands). Các công ty “tổng hợp” này

được chia làm nhiều loại như sau:

• Wire houses: là các cơng ty cung cấp rất nhiều loại hình cơng cụ đầu tư

cho khách hàng và đối tượng chủ yếu của các công ty này là những nhà

đầu tư cá nhân, mặc dù họ cũng phục vụ các nhà đầu tư có tổ chức và tiến

Shearson/Hutton, Prudential Bache, Smith Barney… là những cơng ty thuộc loại này.

• Specialized firms: là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan

đến một hoặc một số rất ít các cơng cụ đầu tư. Lebenthal & Co. là một

công ty rất nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu

đô thị (municipal bonds)…

• Carriage trade houses: đây là từ chun dùng để chỉ các cơng ty “đóng

đơ” tại thành phố New York (New York-based firms). Khách hàng của

các công ty này đều được lựa chọn kỹ càng và đều là khách hàng lớn.

Muốn mở tài khoản tại các CTCK này, khách hàng nhất thiết phải được sự giới thiệu của các khách hàng hiện tại. Dịch vụ do các công ty này cung

cấp đều được cá nhân hóa cao độ để phù hợp với từng khách hàng. Các

tên tuổi lớn như Morgan Stanley, Donaldson Lufkin, Bear Stearns… đều thuộc dạng này.

• Boutique firms: đây là từ dùng để chỉ các công ty vừa có đặc điểm của

một carriage trade firm vừa có đặc điểm của một wire house. Dịch vụ do các cơng ty này cung cấp cũng mang tính chất cá nhân hóa như các carriage trade houses. Đối tượng của các công ty này là những nhà đầu tư có thu nhập trung bình . Một số các công ty thuộc dạng này là Grunthal, Butcher and Singer, F.S. Mosely…

Mỗi mơ hình CTCK đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Hiệu quả đạt được ở chỗ khách hàng vận dụng các mơ hình này như thế nào vào tình hình thực

tế của cơng ty mình.

Tại Pháp: các CTCK đã phát triển rất mạnh nhờ Internet. Các CTCK

Pháp đã ứng dụng tối đa công nghệ thông tin đã đem lại những ưu thế rõ rệt, đặc biệt là qunh nhận lệnh qua Internet của các CTCK Pháp. Nhờ Internet mà hoạt

động của các công ty này được tiến hành nhanh gọn và thuận tiện hơn rất nhiều.

báo đó các CTCK Pháp nêu rõ địa vị pháp lý của công ty và các dịch vụ mà công ty được phép tiến hành. Nếu CTCK không phải là người quản lý hay bảo quản tài khoản của khách hàng, công ty sẽ nêu rõ các thông tin về công ty đảm bảo các chức năng hoạt động cho tài khoản của khách hàng. Trước khi thực hiện các dịch vụ đầu tiên qua mạng internet, CTCK sẽ:

- Đảm bảo lời mời chào của họ trong trường hợp gửi đến các nhà đầu tư cư trú ở nước ngoài tuân thủ đúng các quy định luật pháp của nước đó.

- Trước khi nhận lệnh của một khách hàng hồn tồn mới đối với cơng ty, công ty phải yêu cầu khách hàng gửi cho mình một bản copy chứng minh, bản kê ngân hàng và một giấy chứng nhận về nơi cư trú.

- Ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng dịch vụ với khách hàng các phương thức

công nhận chứng cứ riêng đối với việc nhận lệnh mua, bán chứng khoán qua internet.

- Đảm bảo rằng, khách hàng của công ty sẽ nhận được thông tin một cách có hệ thống qua hình thức truy cập màn hình hay qua thư bảo đảm.

Trong quá trình thực hiện dịch vụ nhận lệnh qua mạng internet quan hệ của công ty với khách hàng được phối hợp rất chặt chẽ. Khi công ty là người quản lý tài khoản, cơng ty phải có hệ thống kiểm sốt tự động đối với các tài

khoản của khách hàng. Trong trường hợp khơng đủ khả năng kiểm sốt mọi tài khoản, hệ thống này phải đảm bảo sự phong tỏa các lệnh vào mạng, thông báo

cho khách hàng qua hệ thống màn hình và mời họ cùng giải quyết tình hình. Ngồi ra, pháp luật cũng u cầu các công ty đầu tư phải trang bị hệ thống kiểm tra tự động sự liên kết giữa các lệnh. Trước khi thực hiện bất kỳ lệnh nào của

khách hàng, công ty phải xác nhận với khách hàng, qua hệ thống màn hình rằng, cơng ty đã nhận được lệnh do khách hàng chuyển đến. Khách hàng được yêu cầu xác định lại quyết định giao dịch của mình và khi đó cơng ty chịu trách nhiệm về việc thực hiện tốt lệnh của khách hàng. Vấn đế an ninh kỹ thuật: Công ty đầu tư phải trang bị hệ thống thơng tin hóa và các thiết bị đi kèm (điện thoại, fax...) phù

hợp với tầm quan trọng của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng phải đảm bảo rằng, hệ thống này hoàn toàn đảm bảo an toàn theo đúng các quy định hiện hành về an ninh trong hệ thống tin học. Trong trường hợp hoạt động có trục trặc, cơng ty phải thơng báo cho người sử dụng, theo những điều kiện tốt nhất về bản chất

và thời gian kéo dài dự kiến của tình hình trục trặc đó. Hợp đồng dịch vụ giữa các công ty với khách hàng cũng phải nêu rõ các thiết bị đi kèm kết nối từ phía khách hàng trong trường hợp có sự cố lâu dài của hệ thống.

Giao dịch không sàn (giao dịch trực tuyến) tạo ra các thay đổi mạnh mẽ tại hầu hết các ngành chứng khốn trên thế giới: Thơng qua giao dịch trực tuyến, các nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng các thơng tin tài chính như tin tức, báo cáo nghiên cứu và dữ liệu thị trường. Dịch vụ và các công cụ cung cấp bởi các nhà môi giới trực tuyến tạo điều kiện cho người tham gia thị trường

phân tích thơng tin một cách chính xác. Những thay đổi này tạo điều kiện cho nhà

đầu tư tham gia trực tiếp hơn vào thị trường chứng khoán.

Những tiến bộ nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của giao dịch trực tuyến, và tác động đến thị trường chứng khoán

ở những khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, tăng giao dịch trực tuyến đã dẫn đến

tăng khối lượng giao dịch và biến động giá cả. Thứ hai, việc tiếp cận các thơng tin tài chính dễ dàng hơn của các nhà đầu tư cá nhân làm cho thị trường trở nên năng động hơn, nó sẽ tạo ra nhiều nhà giao dịch theo ngày (day trader). Thứ ba, khoảng cách thông tin giữa các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân được thu hẹp đáng kể, tăng cường vị trí của các nhà đầu tư cá nhân. Thứ tư, giao dịch trực tuyến dẫn

đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các cơng ty chứng khốn, từ đó buộc các

cơng ty chứng khốn phải tự nỗ lực hơn trong việc cung ứng các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Đây cũng là cơ hội để các cơng ty chứng khốn có thể thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Anh : nghiệp vụ bán khống đã được thực hiện từ thế kỷ 18. Khi nhà

CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường khơng hạ như dự

đốn mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khốn

với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ. Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có.

Trong q trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán

khống (người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt ra để sử dụng.

Tại Hàn Quốc, mơ hình lập quĩ bình ổn chứng khốn đã được áp dụng từ

năm 1968. Singapore, Hồng Kơng, Đài Loan cũng có mơ hình quỹ bình ổn thị trường theo hình thức này. Nhật Bản đã hình thành quỹ này từ những năm 60 của thế kỷ trước. Theo tin từ báo đầu tư chứng khoán, năm 1964, khi chỉ số Nikkei của TTCK Nhật Bản từ đỉnh cao trên 1800 điểm rơi xuống gần 1000 điểm, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn tương tự nền kinh tế Việt

Nam hiện nay: TTCK lao dốc mạnh, cán cân thanh toán thâm hụt, lạm phát tăng cao. Chính phủ Nhật Bản đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thành lập một CTCK, hoạt động như mơ hình một quỹ bình ổn. Các thành viên góp vốn

cho cơng ty này thuộc lĩnh vực tư nhân, bao gồm các ngân hàng, các công ty mơi giới chứng khốn. Số vốn huy động được khoảng 10 tỷ Yên. Sau hơn 1 năm,

TTCK Nhật đã có phần hồi phục.

Tại Đài Loan: Vào thời kỳ đầu của TTCK Đài Loan (cuối tháng 6/1988)

số lượng các CTCK đang từ 28 công ty lên 297 công ty (tháng 9/1990) kiến cho thị trường nhân lực thiếu hụt trầm trọng và cũng đã phải giải thể sáp nhập hàng

loạt trong thời gian sau đó. Đến nay Đài Loan chỉ cịn 47 CTCK. Tại Thái Lan: Trước đây, Thái lan đã từng có hơn 200 CTCK, con số này hiện nay là 41 công ty. Tại Trung Quốc: đã từng "nở rộ" tới 2.000 công ty, hiện chỉ là 107 công ty.

BẢNG 2 : SỐ LƯỢNG CÁC CTCK TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Quốc gia Mức vốn hóa thi trường (tỷ USD) Giao dịch BQ ngày (tỷ USD) Số lượng CTCK Trung quốc 1100 12,8 107 Singapore 437 1,27 71 Malaysia 288 0,8 37 TháiLan 158 0,5 41 Việt Nam 25 0,2 92 Nguồn: Tạp chí chứng khốn tháng 7-2008

Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, tại một thị trường nhỏ và mới nổi như Việt Nam, con số chừng dưới 50 CTCK là phù hợp. Các CTCK gặp khó khăn trong hoạt động nên dần chuyển sang hoạt động như đại lý nhận lệnh

cho các CTCK lớn. Đây là một hướng đi đang được một số công ty lựa chọn, dù trên giấy tờ họ vẫn hoạt động bình thường. Việc chuyển hướng hoạt động như

trên sẽ giúp công ty cắt giảm tối đa nhân sự và vẫn giữ được lượng khách hàng

như cũ.

1.4. Bài học kinh nghiệm cho các CTCK Việt nam:

• Các quốc gia trên thế giới đã có TTCK phát triển lâu đời và có số lượng

NĐT lên đến hàng triệu người. Vì vậy việc đặt lệnh và giao dịch của NĐT chủ yếu là giao dịch không sàn qua Internet và mơ hình này thực sự đem lại rất nhiều tiện ích cho các khách hàng của CTCK. Đối với Việt Nam là một nước TTCK cịn non trẻ và trình độ cơng nghệ thơng tin của ta cịn hạn chế nhưng trước yêu cầu của thị trường và của hội nhập và mở cửa, việc ứng dụng tối đa những thành tựu của công nghệ thông tin, của internet vào hoạt động của TTCK là nhiệm vụ

quan trọng hàng đầu mà TTCK và các CTCK Việt Nam cần phải nghiên cứu và vận dụng trong thời gian sớm nhất.

• Cũng từ kinh nghiệm giao dịch khơng sàn của các nước đã cho thấy,

Internet là toàn cầu và không biên giới, đồng thời sự gian lận cũng là tồn cầu và khơng biên giới. Tăng cường bảo mật thông tin cho khách hàng là nhiệm vụ sống cịn của các CTCK vì khách hàng là một bộ phận không thể thiếu của TTCK và là những thượng đế quan trọng quyết định sự tồn tại và thịnh vượng của CTCK.

• Theo kinh nghiệm của một số nước, việc đưa thêm các sản phẩm như

nghiệp vụ mua bán khống, sản phẩm phái sinh vào thị trường sẽ thúc đẩy thị trường phát triển bền vững và phong phú.

• So với các nước trong khu vực, việc thành lập các tổ chưc kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam quá dễ dàng gây lên áp lực về vốn, về nhân lực, cơ sở vật chất. Qua số liệu ở bảng 2, đã cho chúng ta thấy sự bất hợp lý về số lượng các CTCK Việt nam. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự đổ bể của hệ thống

chứng khoán, ngân hàng sẽ kéo theo hàng loạt sự phá sản của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Mặc dù Việt nam chưa có lộ trình chuẩn để xác định số CTCK bao nhiêu là phù hợp, nhưng sự phát triển lệch lạc của các CTCK trên các quốc

gia đi trước cần được coi là bài học qúi cho Việt Nam. Để qui hoạch và định

hướng cho các CTCK phát triển ổn định và hiệu quả, cần xem xét thắt chặt việc thành lập mới CTCK ở Việt Nam hoặc củng cố sắp xếp lại các CTCK đã thành lập để các cơng ty có đủ nguồn lực tài chính, con người và cơ sở vật chất để cùng tồn tại và cạnh tranh lành mạnh trong xu thế hội nhập.

• Trên thế giới, M&A là hình thức đầu tư rất phổ biến. M&A là xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là kênh huy

động vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả. Đối với NĐT nước ngoài, việc tham gia

góp vốn vào một cơng ty Việt Nam đã hoạt động cũng thuận lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian so với việc thành lập mới công ty 100% vốn nước ngoài. Từ

những thành tựu và kinh nghiệm M&A của các nước trên thế giới, Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng để thực hiện sắp xếp lại các CTCK.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CTCK có vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Nghiên cứu những vấn đề tổng quan về CTCK giúp trang bị những cơ sở lý luận quan trọng nhất để tiến hành đánh giá mọi mặt hoạt động của các CTCK Việt

Nam qua các thời kỳ, từ đó có những giải pháp tốt nhất để đẩy mạnh hoạt động

của CTCK Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hôi nhập.

Việt Nam là một nước có TTCK mới phát triển và cịn non trẻ. Hoạt động của

TTCK và các CTCK trên thế giới đã đi trước ta hàng ngàn năm và đã trải nghiệm qua nhiều thăng trầm, nhiều thành công và thất bại. Kinh nghiệm hoạt động của các CTCK trên thế giới là một kho tàng quí báu để ta học hỏi và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm rút ngắn lộ trình vươn tới hoàn thiện hệ thống các CTCK và nâng cao hiệu quả hoạt động của khối này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các công ty chứng khoán việt nam (Trang 33 - 43)