Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

1.2.2.3 .Phát triển trình độ lành nghề

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nguồn nhân lực đang là một trong những khâu yếu nhất của Trung Quốc khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh tồn cầu hĩa diễn ra một cách sâu rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, cĩ thể nĩi tài nguyên con người cĩ tầm quan trọng đặc biệt. Người tài khơng thiếu, nhưng vấn

23

đề mà Chính phủ Trung Quốc dang hết sức quan tâm làm sao đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nước. Chính phủ Trung Quốc đặt ra những giá trị để phát triển nguồn nhân lực đất nước, gồm:

- Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu của Chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc” là một chính sách quốc gia cơ bản. Nếu như khoa học và giáo dục là hai bánh xe cho sự tiến vào thế kỷ mới của Trung Quốc thi nhân tài là trục của bánh xe và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ của những bánh xe đĩ. Vì thế, việc thực hiện chiến lược này tạo ra nhiều khơng gian cho phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của đất nước Trung Quốc: Trung Quốc cĩ nguồn lực con người lớn và giàu cĩ, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực khác trầm trọng hơn. Trung Quốc cĩ nhiều sản phẩm, rừng, mỏ và nguồn nước, nhưng nếu những nguồn lực này được phân chia cho con số 1,3 tỷ người thì cũng chỉ cịn lại rất ít cho mỗi người.

- Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nơng” Ở nơng thơn Trung Quốc, những nguồn lực tự nhiên như đất nơng nghiệp là tương đối khan hiếm. Các vùng nơng thơn cĩ số dân đơng nhưng chất lượng thấp, cĩ nguồn nhân lực tiềm năng thực sự dồi dào, chứa đựng sức sản xuất tiềm năng rất lớn.

Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển nguồn nhân lực

- Thay đổi quan niệm và hiện thực hĩa khái niệm nguồn nhân lực là nguồn lực hàng đầu: Trước tiên, để thay đổi các quan niệm, cán bộ, cơng chức các cấp khác nhau phải thay đổi tư duy. Họ cần hiểu ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực một cách thực sự, thực hiện việc đĩ như chiến lực cơ bản và chính sách quốc gia. Với nguồn nhân lực tự nhiên tương đối khan hiếm, Trung Quốc buộc phải lựa chọn một phương thức tập trung và tiết kiệm nguồn lực để phát triển kinh tế, đĩ là một phương thức của sự phát triển liên tục.

- Tiếp tục tăng cường giáo dục cơ bản, tập trung vào trau dồi khả năng tư duy của sinh viên và hướng họ tới sự tri thức hĩa; nâng cao chất lượng giáo dục,

24

tập trung vào bồi dưỡng năng lực sáng tạo và thực hành của sinh viên; đẩy mạnh sự phát triển tồn diện về phẩm chất đạo đức,tri thức, thể lực và thẩm mỹ cho sinh viên. Mở rộng quy mơ giáo dục ở các trường trung học, cao đẳng; tăng cường giáo dục nghề nghiệp, động viên gíao dục dân sự và đầu tư đa dạng cho giáo dục, mở rộng phạm vi bao quát của giáo dục. Trung Quốc sẽ “trở thành một xã hội theo phương thức học tập dân sự và học tập suốt đời”. Trung Quốc chủ trương sử dụng kỹ thuật mạng lưới hiện đại, phát triển giáo dục từ xa, giáo dục truyền thanh, đưa giáo dục vào các doanh nghiệp, cộng đồng, biến các tổ chức khác nhau thành những tổ chức học tập; thay đổi từ kiến thức học tập đơn giản thành một lối sống.

- Trung Quốc chủ trương tăng cường đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa. Để phát triển nguồn lực con người tốt hơn, Mở rộng các kênh đầu tư đa dạng đầu tư nước ngồi, đầu tư của doanh nghiệp và cơng dân; thúc đẩy sự hăng hái đầu tư cho giáo dục và xa hơn là phát triển nguồn nhân lực.

- Cải thiện cơ cấu thơng qua phát triển nguồn nhân lực: Sự xắp xếp hợp lý nguồn nhân lực giúp nâng cấp cơ cấu ngành nghề, tạo ra sự phát triển kinh tế liên vùng một cách hài hịa. Với việc gia nhập vào WTO, Trung Quốc đang đối mặt với quy định về cơ cấu ngành nghề và vấn đề phát triển miền Tây. Do đĩ, trong tầm của phát triển nguồn lực nhân lực là vùng nơng thơn nhằm cải thiện chất lượng khoa học và văn hĩa của những người nơng dân, thúc đẩy lực lượng lao động dư thừa ở nơng thơn chuyển qua ngành nghề phi nơng nghiệp như là tài chính.

- Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hồn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra mơi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn: nên cần phải cải cách những hệ thống bất hợp lý.

+ Thứ nhất, thiết lập hệ thống đầu tư cho nguồn nhân lực và thu lại lợi ích

+ Thứ hai, thiết lập hệ thống luân chuyển lượng lao động.

+ Thứ ba, thiết lập hệ thống sử dụng nguồn nhân lực. Sử dụng hiệu quả và sắp xếp hợp lý cĩ ý nghĩa quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.

25

- Đãi ngộ trí thức trong nước: trong những năm qua, TQ rất chú trọng cơng tác giáo dục, đào tạo, thu hút nhân tài trong nước. Chính phủ đang đẩy mạnh việc cải cách, quản lý nguồn nhân tài và chuyên gia theo một cơ chế đánh giá và tuyển dụng mới tiên tiến hơn. Trong khi đĩ, kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục liên tục tăng, hiện chiếm khoảng 3.2% GDP của quốc gia. Cơ chế tuyển dụng, bố trí cơng việc tại các cơ quan nhà nước được thực hiện theo hướng linh hoạt , thiết thực, cơng bằng: khơng ràng buộc hộ khẩu, cĩ thể cộng tác thêm nơi khác để tăng thu nhập(miễn là khơng ảnh hưởng đến việc tại cơ quan)…chính quyền địa phương tại thành phố Thượng Hải hay Bắc Kinh thi hành chính sách đãi ngộ nhân tài mà khơng phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch.

- Khuyến khích Hoa kiều về nước làm việc:chính phủ TQ thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút đơng hơn giới doanh nhân, trí thức Hoa kiều trở về nước làm việc, các thành phố lớn (Thượng Hải,Thâm Quyến,Bắc Kinh…) và một số địa phương khác đã thực thi chế độ đãi ngộ, trả lương cao theo trình độ, cấp nhà ở, bảo hiểm y tế, trợ cấp…cho những người Hoa từ nước ngồi về nước làm việc. Chính phủ Trung Quốc chủ trương và khuyến khích việc nghiên cứu các học thuyết phù hợp để phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, chính phủ cũng đưa ra những lý luận chiến lược, định hướng trong lĩnh vực này. Hiện tại, những mơ hình phát triển thực tiễn hiện cĩ đang được khuyến khích, vì thế đã gĩp phần cải thiện mức độ phát triển nguồn nhân lực ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)