1.2.2.3 .Phát triển trình độ lành nghề
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực đào tạo sử
dụng quản lý nhân lực là một cơng việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hơp với thực tiễn tại Việt Nam nĩi chung và Lâm Đồng nĩi riêng, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm của các quốc gia nêu trên, tơi xin rút ra một số bài học cho tỉnh Lâm Đồng như sau:
1.3.2.1. Về giáo dục đào tạo:
- Một là, quán triệt quan điểm về thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho từng đơn vị, cơ quan, tổ chức và từng địa phương.
- Hai là, thực hiện hiệu quả cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động; đẩy mạnh xã hội hĩa giáo dục.
28
- Ba là, thực hiện cải cách về chương trình giáo dục , đào tạo, cách dạy và học; tăng cường kết hợp giáo dục – đào tạo với sản xuất, kinh doanh; xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Bốn là, thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức người lao động. - Năm là, cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiên cĩ và tăng cường năng lực cho đội ngũ “lao động chất xám”. Từ đĩ hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, gĩp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục- đào tạo.
- Sáu là, khuyến khích các mơ hình đào tạo sử dụng quản lý nhân lực cĩ hiệụ quả tiến tới xây dựng kiểu quản lý phù hợp.
1.3.2.2. Về sử dụng và quản lý nguồn nhân lực:
- Một là, cĩ chính sách linh hoạt trong lĩnh vực tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan , đơn vị, doanh nghiêp; quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.
- Hai là, xây dựng mơi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; thực hiện “chế độ tham dự” theo mơ hình của Nhật bản trong mơt số cơ quan doanh nghiệp..
- Ba là, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp, nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động…
- Bốn là, tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu người lao động, chú trọng giới thiệu người lao động đến các nước cĩ nền kinh tế phát triển, ổn định; quan tâm đến quyền lợi và đời sống của người lao động xuất khẩu.
- Năm là, khuyến khích việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, HS-SV tốt nghiệp về địa phương cơng tác; xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài.
- Sáu là, Tỉnh Lâm Đồng cần thành lập cơ quan chuyên trách về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài…
29
Tĩm tắt chương 1.
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của con người ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương cụ thể, đã được chuẩn bị cĩ khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội và gắn với đời sống vật chất, tinh thần và truyền thống dân tộc nơi mà nguồn nhân lực tồn tại. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của vùng, của ngành hay của một doanh nghiệp.
Từ những cơ sở lý luận, quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực
của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua và hướng sắp tới; cùng những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…giúp chúng ta cĩ thêm khẳng định quyết tâm là muốn phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là thực hiện thành cơng sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2020 thì việc quan tâm triển khai các giải pháp gĩp phần phát triển nguồn nhân lực là bắt buộc và cần thiết. Đối với tỉnh Lâm Đồng vấn đề phát triển nguồn nhân lực lại càng cấp bách hơn. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần phải đi trước một bước (giai đoạn ít nhất phải từ 5 đến 10 năm) so với kế hoạch phát triển về kinh tế – xã hội, trong đĩ cần chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Những kinh nghiệm của các quốc gia được giới thiệu trong chương này, cũng đã được tỉnh Lâm Đồng triển khai áp dụng trong nhiều năm qua và cũng cĩ những bài học kinh nghiệm mới cĩ thể nghiên cứu và triển khai áp dụng vào thực tiễn.
30