.03 Các tiêu chí về phương án đầu tư của nhóm khách hàng kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 79)

Các tiêu chí chấm điểm cá nhân kinh doanh của VIB

Chỉ tiêu 100 80 Điểm ban đầu 60 40 20 Trọng số

Tiêu chí về phương án đầu tư 40%

1 Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án >70% 55%-70% 45%-55% 35%-45% <35% 8% 2 Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn. > 5 lần 3-5 lần 2-3 lần 1-2 lần <1 lần 12% 3 Mức độ phù hợp của phương án đầu tư so với năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại

Rất phù hợp Tương phù hợp đối Chưa phù hợp 8%

6

Mức độ ổn định của nguồn trả nợ

Ổn định Tương ổn định đối Không ổn định 7%

7 Bảo hiểm cho tài sản Có Khơng 6%

8 Dự kiến về rủi ro trong kinh doanh Có kế hoạch chi tiết để đánh giá, phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Có nhận thức về những rủi ro trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nhưng khơng có kế hoạch chi tiết để đánh giá và ứng phó. Không quan tâm 4%

70

Diễn giải cụ thể ý nghĩa và mục đích của từng tiêu chí như sau: Bảng 3.04: Diễn giải ý nghĩa của các tiêu chí về phương án đầu tư

STT Tiêu chí của tiêu chí Mục đích Cơng thức tính/Cách xác định

Các thuật ngữ cần giải thích Thuật ngữ Giải thích 1 Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án Đánh giá mức độ tự tài trợ vốn của chủ cơ sở kinh doanh. = Vốn tự có của chủ cơ sở kinh doanh tham gia vào phương án / Tổng vốn đầu tư dự kiến của phương án

Vốn tự có

Là phần vốn chủ cơ sở kinh doanh tự bỏ ra không bao gồm vốn vay các cá nhân, tổ chức khác. 2 Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn. Đánh giá khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn của cơ sở kinh doanh.

= (Thu nhập thuần sau thuế dự kiến + Chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới)/ Vốn vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản dài hạn đến hạn trả dự kiến trong năm tới

Trong năm tới

Được hiểu là 12 tháng tiếp theo kể từ kỳ đánh giá.

VD: Kỳ đánh giá là 30 tháng 9 năm 2010 thì thuật ngữ “trong năm tới” được hiểu là giai đoạn từ 30/9/2010 đến 30/9/2011

Thu nhập thuần sau thuế dự kiến

Ước tính dựa trên:

ƒ Kế hoạch kinh doanh trong năm tới;

ƒ Tốc độ tăng trưởng trung bình thực tế của thu nhập thuần trong 3 năm gần đây.

Chi phí khấu hao dự kiến

Ước tính dựa trên:

ƒ Kế hoạch khấu hao trong năm tới (kế hoạch mua sắm, đầu tư và trích khấu hao tài sản cố định mới);

ƒ Số khấu hao thực trích trong 12 tháng qua. Vốn vay trung, dài hạn để đầu tư chiều sâu đến hạn trả dự kiến trong năm tới

Ước tính dựa trên:

ƒ Vốn vay đầu tư đến hạn trả khơng chỉ tính dư nợ tại VIB mà bao gồm toàn bộ các khoản nợ trung, dài hạn phải trả của cơ sở kinh doanh.

ƒ Vốn vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản dài hạn đến hạn trả

trong năm tới.

71

trả trong năm tới (trong trường hợp cơ sở kinh doanh có kế hoạch vay vốn để đầu tư dài hạn trong năm tiếp theo).

ƒ Nếu cơ sở kinh doanh khơng vay trung, dài hạn thì CBTD tính mẫu số là 1, cơ sở kinh doanh được xếp ở mức 100 điểm

ƒ Nếu cơ sở kinh doanh lỗ thì tử số nhỏ hơn 0 và CBTD xếp cơ sở kinh doanh ở mức 20 điểm

3 Mức độ phù hợp của phương án đầu tư so với năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại Đánh giá mức độ phù hợp của phương án đầu tư so với năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại.

Đánh giá dựa trên các tiêu chí:

ƒ Tính cấp thiết thực hiện phương án đầu tư;

ƒ Các nguồn lực hiện có của cơ sở kinh doanh (vốn, kỹ thuật, nhân sự…);

ƒ Khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh từ việc đầu tư…

Rất phù hợp

Với nguồn lực hiện có của cơ sở kinh doanh, phương án đầu tư có tính khả thi cao, khả năng thực hiện chắc chắn.

Tương đối phù hợp

Với nguồn lực hiện có của cơ sở kinh doanh, tính khả thi của phương án đầu tư cịn có hạn chế nhất định.

Chưa phù hợp

Với nguồn lực hiện tại của cơ sở kinh doanh, phương án đầu tư khó có khả năng triển khai hoặc q trình triển khai gặp nhiều khó khăn gây gián đoạn

4 Mức độ ổn định của nguồn trả nợ Đánh giá mức độ ổn định của nguồn trả nợ của cơ sở kinh doanh.

Việc đánh giá chỉ tiêu này đòi hỏi phải có cơ sở/ bằng chứng rõ ràng và có thể chứng minh được, VD:

ƒ Số dư hiện có của tài khoản tiền gửi cho những khoản vay sắp đến hạn trả;

ƒ Hợp đồng kinh tế của cơ sở kinh doanh thực hiện với đối tác (đã thực hiện và đang trong q trình chờ thanh tốn - cần đánh giá thêm khả năng trả nợ của bên đối tác);

ƒ Cơng nợ chờ thu và có khả năng chắc chắn thu hồi được (đầy đủ và đúng hạn);

72 5 Bảo hiểm cho tài sản Đánh giá khả năng duy trì hoạt động nếu có rủi ro xảy ra với cơ sở kinh doanh.

Việc đánh giá chỉ tiêu này đòi hỏi phải có cơ sở/ bằng chứng rõ ràng và có thể chứng minh được. Văn bản bắt buộc phải cung cấp:

ƒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

ƒ Hóa đơn, biên nhận chứng minh quyền sở hữu của chủ cơ sở kinh doanh với tài sản.

6 Dự kiến về rủi ro trong kinh doanh Đánh giá khả năng, mức độ dự kiến rủi ro kinh doanh và đề ra các phương án để ứng phó với rủi ro.

Đánh giá dựa trên các tiêu chí:

ƒ Rủi ro dự kiến của

phương án được lập thành văn bản;

ƒ Mức độ chi tiết của bản đánh giá rủi ro;

ƒ Các phương án ứng phó với rủi ro…

3.2.1.4 Xây dựng các bộ tiêu chí đặc thù cho một số sản phẩm và nhu cầu vay vốn mang tính chất đặc trưng mang tính chất đặc trưng

Với nền kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến ngày càng phát sinh nhiều nhu cầu vay vốn với nhiều mục đích đặc trưng như vay kinh doanh chứng khốn, vay góp vốn xây dựng khách sạn, khu nhà ở cao cấp, resort, vay tạm ứng thanh toán hợp đồng kinh tế cá nhân, vay bảo lãnh thực hiện hợp đồng...Những mục đích vay vốn trên có những điều kiện hoạt động kinh doanh mang tính đặc thù của tính chất sự việc. Chính vì vậy, để phản ánh và đánh giá một cách trung thực và chuẩn xác nhất về những tiềm ẩn rủi ro, khả năng phát triển của những nhóm khách hàng này thì VIB cần phải xây dựng những bộ tiêu chí đặc thù cho từng sản phẩm và nhu cầu vay vốn như trên.

3.2.1.5 Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng

Thường xuyên thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng để cập nhật thông tin vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm theo định kỳ 03 tháng/01 lần nhằm có

73

những điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý và có ứng phó kịp thời đối với những nguy cơ rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra chéo về thơng tin cập nhật của cán bộ tín dụng thơng qua việc kiểm tra thực tế tình hình của khách hàng nhằm có cái nhìn trung thực và tổng thể về tình hình tài chính và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

3.2.1.6 Xây dựng hệ thống thơng tin quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam phải tự thành lập trung tâm chuyên thu thập, đánh giá và cung cấp thông tin về những biến động của thị trường liên quan đến các nghành hàng – sản phẩm mà VIB đang cấp tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên, từ đó xác định được chính xác hệ số rủi ro của ngành hàng – sản phẩm phục vụ công tác đánh giá, xếp hạng tín nhiệm khách hàng của VIB.

Bên cạnh đó, bộ phận này cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh trang nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.2.1.7 Về trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý khách hàng

Trên thực tế khi thực hiện việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm thể nhân thì ngồi một hệ thống xếp hạng tín nhiệm tốt, địi hỏi người thực hiện xếp hạng phải có trình độ, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để đánh giá về năng lực thể nhận, năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tình hình hoạt động kinh doanh, tính khả thi phương án kinh doanh, đầu tư của khách hàng một cách khách quan và chuẩn xác. Do đó để kết quả đánh giá xếp hạng chính xác, thì việc nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên tín dụng là một vấn đề quan trọng và phải thực hiện một cách thường xun. Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ hợp lý để có một đội ngũ nhân viên gắn bó lâu dài, tích lũy kinh nghiệm theo thời gian.

74

3.2.1.8 Ứng dụng công nghệ và thành lập hệ thống xếp hạng tín nhiệm tự động,

trực tuyến

Vài năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập ngày một cao lên đã khiến nhu cầu vay vốn cả trong sản xuất kinh doanh lẫn tiêu dùng ngày càng tăng. Các ngân hàng thương mại hiện đang xử lý một khối lượng công việc đồ sộ trong công tác quản trị rủi ro các khoản tín dụng.

Cách làm hiện nay là cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp thẩm định các thông tin liên quan. Thông tin khách hàng thường được điền vào biểu mẫu theo các tiêu chí định trước. Căn cứ theo đó, cán bộ tín dụng sẽ cập nhật và thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Tổng số điểm của khách hàng được đối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân hàng để xác định nhóm nợ tín dụng. Công việc này thường cần từ hai đến ba nhân sự, kiểm tra chéo lẫn nhau. Vấn đề là với quy trình xử lý như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Đó là chưa kể việc xếp hạng tín nhiệm đơi khi cịn thiếu chính xác. Bởi lẽ xếp hạng tín nhiệm thủ cơng tùy thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên tín dụng, do vậy dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về con người. Trong khi đó, ở nhiều nơi trên thế giới các ngân hàng đã vận dụng công nghệ, tự động hóa việc phân loại nợ và xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Ưu điểm của nổi bật của phương thức này là nhanh chóng, chi phí thấp và giảm rủi ro.

Do đó, VIB cũng cần phải ứng dụng cơng nghệ, tự động hóa việc phân loại nợ và xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Cụ thể, nên thành lập chương trình xếp hạng tín nhiệm tự động trực tuyến trên website ngân hàng mình. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn trên trang mạng. Các tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thơng tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Sau đó, kết quả xếp hạng được trả lại trực tiếp cho khách hàng. Nếu có thể, đi kèm với kết quả này là thông báo của ngân hàng về việc chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của khách hàng, các

75

điều kiện về hạn mức cho vay và lãi suất...Áp dụng cơng nghệ như trên ngồi việc giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó cịn giúp ngân hàng tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

3.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

3.2.2.1 Quốc hội và Chính phủ cần ban hành và hồn thiện khung pháp lý, chính sách về hoạt động xếp hạng tín nhiệm

Ngành xếp hạng tín nhiệm là một lĩnh vực hoạt động đặc thù và tương đối mới tại Việt Nam. Hiện nay, các qui định pháp lý ở Việt Nam chưa đủ để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Cụ thể hành lang pháp lý hiện nay nếu chỉ để thành lập các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm thì vẫn đảm bảo được theo các quy định như việc thành lập một doanh nghiệp thông thường (tùy theo loại hình thành lập) nhưng để hoạt động tốt thì có nhiều vấn đề cần qui định cụ thể hơn vì lĩnh vực này là tương đối nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi, cũng như đến các vấn đề về bảo mật thông tin của các chủ thể tham gia. Do đó, để ngành định mức tín nhiệm có thể phát triển bền vững và hoạt động của xếp hạng tín nhiệm của các Ngân hàng được chuyên nghiệp hơn thì nhất thiết cần phải có một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này. Điển hình như các luật điều chỉnh hiện đang áp dụng cho ngành xếp hạng tín nhiệm tại một số nước như sau:

- Nhật Bản tuân theo sắc lệnh của Chính phủ về cung cấp thông tin

- Hàn quốc tuân theo luật sử dụng và bảo vệ thơng tin tín dụng, quy định về giám sát hoạt động kinh doanh thơng tin tín dụng

- Malaysia theo hướng dẫn chào bán chứng khoán nợ tư nhân - Đạo luật Cơ hội tín dụng ngang bằng ở Mỹ năm 1975 và 1976

Điều đó cho thấy, các ngành xếp hạng tín nhiệm của các nước đều phải có một hay nhiều luật điều chỉnh liên quan đến cung cấp thơng tin, tín dụng...nhằm hỗ trợ cho ngành xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này.

76

Việc xây dựng khung pháp lý có tính khả thi đối với hoạt động của ngành xếp hạng tín nhiệm nhất thiết phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Phải có một cơ quan nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, giám sát và thanh tra hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như Ngân hàng

- Khung pháp lý được xây dựng phải đảm bảo được tính hiệu quả, quản lý tập trung thống nhất tạo điều kiện cho ngành xếp hạng tín nhiệm phát triển lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia nhưng cũng phải đảm bảo tính độc lập khách quan trong cơng tác xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như Ngân hàng.

- Tham khảo và vận dụng những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn xếp hạng tín nhiệm của thế giới một cách linh hoạt phù hợp điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội của nước ta hiện nay.

3.2.2.2. Tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng - Ngân hàng Nhà Nước (CIC)

Trung tâm thơng tin tín dụng CIC là một kênh cung cấp thơng tin rất quan trọng cho các NHTM trong đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng. Tuy nhiên thưc tế thời gian qua nguồn thông tin mà Trung tâm CIC cung cấp cho các NHTM còn khá đơn điệu và chỉ mới có tác dụng thống kê, số liệu do một số Ngân hàng cung cấp chưa cập nhật kịp thời nên đã không đáp ứng được nhu cầu về cảnh báo rủi ro trong công tác đánh giá xếp hạng tín nhệm của các NHTM.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của các ngân hàng và TCTD, hoạt động cung cấp thông tin của trung tâm CIC cần được phát triển tương xứng, trong đó phải chú trọng nâng cao năng lực công nghệ. Một số giải pháp trước mắt và lâu dài có thể được kiến nghị như sau:

- Nghiên cứu để xây dựng chương trình phần mềm chung để cập nhật thơng tin từ các TCTD, chi nhánh TCTD cho NHNN. Hiện nay, tùy theo việc áp dụng công nghệ

77

của từng TCTD mà có nhiều chương trình báo cáo khác nhau nên chưa đảm bảo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)