3.1.1 .Quan điểm phát triển TTCK và CTCP
3.2. Các giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK TP HCM
3.2.1.8. Bán bớt cổ phần nhà nước trong các công ty niêm yết thuộc
Nhà nước không cần phải nắm giữ:
Theo quyết định 155/2004/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 24/8/2004 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại cơng ty nhà nước và cơng ty thành viên hạch tốn độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước. Theo Quyết định này chỉ những doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành nghề Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ
phần. Bao gồm các ngành nghề sau:
a) Những cơng ty có vốn nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 2 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 3 mục I ban hành kèm theo Quyết định 155/2004/QĐ-
TTg và các ngành, lĩnh vực sau:Sản xuất điện; Khai thác các khống sản quan
trọng: than, bơ xít, quặng đồng, quặng sắt, quặng thiếc, vàng, đá quý; Sản xuất các sản phẩm cơ khí: thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện; máy công nghiệp chuyên
dùng; máy móc, thiết bị phục vụ nơng, lâm, ngư nghiệp; đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường biển, đường sắt; Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; Sản xuất
kim loại đen (gang, thép) trên 100.000 tấn/năm; Sản xuất xi măng công nghệ hiện đại, chất lượng cao, có cơng suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm; Sản xuất phân hoá
học, thuốc bảo vệ thực vật; Sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm: muối
ăn; sữa; bia trên 50 triệu lít/năm; cồn và rượu trên 10 triệu lít/năm; Khai thác, lọc và
cung cấp nước sạch ở các thành phố lớn; Vận tải đường biển; Kinh doanh tiền tệ,
bảo hiểm.
b) Những công ty khác: Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi và tinh đông; Dịch vụ
đánh bắt hải sản xa bờ; Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ quan trọng;
Quản lý, khai thác các cơng trình thuỷ nông; Dịch vụ hợp tác lao động; Kinh doanh mặt bằng hội chợ, triển lãm.
Như vậy, những DN có ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khơng thuộc nhóm
ngành nghề trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ từng trường hợp cụ thể, quyết định việc Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc khơng giữ cổ phần. Do đó,
để đáp ứng nhu cầu đầu tư cổ phiếu niêm yết đang tăng mạnh vào những tháng cuối
năm 2006 và dự báo sẽ gia tăng mạnh trong những năm sắp tới, đề nghị Nhà nước
nên cho phép việc bán bớt cổ phần niêm yết ở một số công ty niêm yết không thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần trong các công ty niêm yết, tuy nhiên cũng cần có kế hoạch bán vào từng thời điểm thích hợp để có thể điều tiết được sự cân bằng của thị trường cổ phiếu niêm yết và đồng thời cũng mang lại cho
Nhà nước nguồn thu nhập hợp lí nhất. Việc bán bớt cổ phần nhà nước hoặc bán hết cổ phần nhà nước tại một số cơng ty niêm yết sẽ có tác động làm tăng cung cổ phiếu
niêm yết cho các cổ đơng bên ngồi của công ty niêm yết, nâng cao tính thanh
khoản cho thị trường cổ phiếu, đồng thời cũng góp phần vào việc giảm sức nóng
của thị trường, để góp phần vào việc phát triển ổn định của TTCK Việt Nam.