Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

1.2.1 .Định nghĩa

2.1. Tình hình hoạt động của TTGDCK TP.HCM

2.1.2.2. Những hạn chế

) Mặc dù, trong năm 2006 hàng hoá cổ phiếu trên TTGDCK TP. HCM đã có sự tăng mạnh về số lượng và quy mô thị trường cổ phiếu tăng lên rõ rệt, nhưng so với các nước trong khu vực, TTCK Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Thêm vào đó chủng loại hàng hố chưa được phong phú và đa dạng, các sản phẩm phái sinh chưa

được triển khai. Bên cạnh đó cơng tác tun truyền phổ cập kiến thức về chứng

khoán và TTCK chưa sâu rộng. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, Chỉ số VN INDEX chưa phản ảnh được sức khoẻ kinh tế của Việt Nam. Chứng tỏ nhiều công ty đầu ngành của Việt Nam vẫn chưa cổ phần hoá và chưa tham gia niêm yết tại TTGDCK TP.HCM.

) TTGDCK TP. HCM có phương thức thanh tốn T+3 cho cổ phiếu. Điều này, góp phần làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu giảm. Có thể nói tính thanh khoản của chứng khốn là một trong những chỉ tiêu hàng đầu mà nhà đầu tư rất quan tâm khi tham gia TTCK và một chỉ tiêu cũng khơng kém phần quan trọng đó chính là

tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề minh bạch hố thơng tin trên TTCK vẫn còn là nổi trăn trở của các nhà đầu tư. TTCK là thị trường bậc cao và nó rất nhạy cảm với thông tin, sự bất cân xứng về thông tin hay mập mờ trong nội dung công bố sẽ vi phạm ngun tắc cơng bằng, bình đẳng của TTCK.

) Phương thức giao dịch khớp lệnh, mặc dù, có sự cải tiến nâng số đợt khớp lệnh trong mỗi phiên lên 3 đợt khớp lệnh trong ngày và 5 phiên trong tuần. Nhưng khi TTCK trở nên sôi động thu hút nhiều nhà đầu tư đến đặt lệnh, sự tranh mua, tranh bán diễn ra với số lượng lệnh giao dịch lớn làm cho hệ thống giao dịch bị ách tắc.

Hệ quả là nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư khơng được đáp ứng một cách thoả đáng (có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư). Thực tế này cho chúng ta thấy đã đến lúc

phải có một hệ thống giao dịch hiện đại hơn để đáp ứng cho giai đoạn tăng tốc của TTCK Việt Nam.

) Quy mô giao dịch trên TTGDCK TP. HCM vẫn cịn nhỏ: mặc dù, quy mơ giao dịch tăng qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2006, TTGDCK TP.HCM đã tổ chức

thành công được 250 phiên giao dịch. Tổng khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường đạt được 1.120,784 triệu chứng khoán-tương đương 86.829,273 tỷ đồng,

tăng gấp ba lần về khối lượng và giá trị so với năm 2005. Khối lượng và giá trị giao dịch bình qn phiên tồn thị trường là 4,5 triệu chứng khốn – tương đương 347,3 tỷ đồng. Có thể nói quy mơ giao dịch của tồn thị trường niêm yết năm 2006 tăng một cách đột biến so với những năm trước đó, tuy nhiên, vẫn cịn q thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (giá trị giao dịch của một số TTCK các nước lên đến giao dịch hàng trăm triệu USD mỗi ngày, thậm chí hàng tỷ USD mỗi ngày). Điều này cho thấy tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu niêm yết còn

khiêm tốn và chủng loại, số lượng cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, cũng như số lượng công ty lớn tham gia niêm yết cổ phiếu vẫn chưa nhiều.

Bảng 3: Quy mô giao dịch trên thị trường qua các năm

(GTGD: TỶ ĐỒNG) Năm Giá trị giao dịch cổ phiếu Giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ Giá trị giao dịch trái

phiếu 2000 90.215 0 2.143 2001 964.020 0 70.702 2002 959.330 0 121.561 2003 502.022 0 2.496.299 2004 1.970.969 32.899 17.883.282 2005 2.784.291 256.079 23.837.589 Nguồn: TTGDCK TP. HCM

2.2. Khung pháp lí liên quan đến cơng tác tăng cung cổ phiếu niêm yết:

Khung pháp lý liên quan đến công tác tăng cung cổ phiếu niêm yết là tập hợp các văn bản Quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tăng cung cổ phiếu niêm yết, chúng tôi xin điểm qua một số văn bản Quy phạm pháp luật đã và đang có hiệu lực điều chỉnh việc tăng cung cổ phiếu niêm yết như sau:

) Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập DN cho các DN niêm yết và đăng ký giao dịch tại các TTGDCK: Luật Chứng khốn năm 2006 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2007 không đề cập về ưu đãi thuế. Vào ngày 8/9/2006, Bộ Tài chính đã ban

hành công văn số 10997/BTC-CST về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khốn, theo đó, kể từ ngày 1/1/2007 bãi bỏ hai công văn số 11924 TC/CST ngày 20/10/2004 và số 5248/TC-CST ngày 29/4/2005 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán. Như vậy, kể từ ngày 1/1/2007, các DN niêm yết cổ phiếu lần đầu, hay đăng ký giao dịch chứng khoán tại hai TTGDCK sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế.

) Quá trình gắn CPH với niêm yết và đăng ký giao dịch tại các TTGDCK: với việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán như Nghị định 187/2004/NĐ-CP được ban hành

ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Thông tư 126/2004/TTGDCK-BTC ban hành ngày 24/12/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 187. Cũng như Quyết định 528/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 về phê

duyệt danh sách các công ty thuộc diện CPH thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGDCK, TTCK Việt Nam. Ngày 4/8/2005, Bộ Tài chính ký ban hành Quyết định số 2592/QĐ-BTC về việc ban hành quy trình kết hợp CPH DNNN với niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các TTGDCK. Như vậy, có thể thấy Nghị định 187 và Quyết định 528 đã có những đóng góp khơng nhỏ

trong cơng tác tăng cung cổ phiếu cho các TTGDCK.

) Hướng dẫn DN có vốn đầu tư nước ngồi niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTCK: để đa dạng hố hình thức ĐTNN; mở thêm kênh huy động vốn trong, ngồi nước; tăng lượng hàng hố cho thị trường chứng khoán Việt Nam; một bước tiến tới nhất thể hoá hệ thống pháp luật về đầu tư trong và ngoài nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN có vốn ĐTNN. Với mục đích trên Nghị định 38/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban

hành ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số DN có vốn ĐTNN sang hoạt động

theo mơ hình CTCP và Thơng tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 29/12/2003 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 38. Ngày 29/7/2005, Chủ tịch

UBCKNN đã ký ban hành Quyết định số 283/UBCK-QLPH về việc hướng dẫn DN có vốn đầu tư nước ngồi niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTCK.

) Quy định về đấu giá cổ phần tại các TTGDCK: theo quy định của Nghị định

187/2004/NĐ-CP, doanh nghiệp cổ phần hố có khối lượng cổ phần bán ra bên ngồi trên 10 tỷ đồng thì tổ chức bán đấu giá cổ phần tại trung TTGDCK để thu hút các nhà đầu tư. Ngày 4/1/2005, Chủ tịch UBCKNN đã ban hành quyết định số

01/QĐ-UBCK về quy trình bán đấu giá cổ phần tại TTGDCK. Đến ngày 1/11/2005, Chủ tịch UBCKNN ban hành thêm Quyết định số 491/QĐ-UBCK về Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại TTGDCK. Có thể nói năm 2005 là năm khởi đầu cho

việc phát hành chứng khoán của các DNNN CPH được thực hiện một cách công khai thông qua đấu giá tập trung tại các TTGDCK, hoạt động đấu giá cổ phần qua

các TTGDCK được diễn ra rất sôi động trong trong hai năm qua. ) Luật Chứng khoán:

Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử của TTCKVN là ngày 23/6/2006 Quốc hội

khoá XI đã chính thức thơng qua Luật Chứng khốn, Luật Chứng khoán gồm 11 chương và 136 điều. Kể từ ngày 1/1/2007 TTCK Việt Nam sẽ được điều chỉnh bởi văn bản pháp lý cao nhất này. Với việc hình thành nên một trật tự thị trường, một khung pháp lý chuẩn làm định hướng cho sự phát triển của các thành phần tham gia thị trường, việc ban hành Luật Chứng khoán trong thời điểm hiện nay hết sức quan trọng. Đặc biệt, Luật Chứng khoán đã đề cập đến các hình thức cơng ty đại chúng, cũng như những quy định về công ty đại chúng. Điều này sẽ có tác động làm thu hẹp hoạt động của TTCK tự do, từ đó sẽ góp phần tạo sự bình đẳng giữa các hình

thức cơng ty đại chúng và như vậy sẽ có tác động nhất định đến việc tăng cung cổ

phiếu niêm yết.

Như vậy, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động TTCK Việt Nam lần đầu tiên có văn

bản pháp quy cao nhất để điều chỉnh hoạt động của TTCK, đó chính là sự xuất hiện của Luật Chứng khốn. Do đó, trong thời gian tới vấn đề hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK là vấn đề cho ra đời các văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật chứng khoán, nhưng phải đồng bộ với các văn pháp quy khác. Cập nhật

thi hành một số điều của Luật Chứng khoán đã khởi động cho TTCK Việt Nam

bước vào giai đoạn mới – giai đoạn tăng tốc

2.3. Công ty cổ phần - nguồn cung cổ phiếu niêm yết: 2.3.1. Thực trạng CPH DNNN Ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cung cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)