Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 44 - 47)

2.1.1 .Nghĩa vụ và quyền lợi của ngành ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.2. Kết quả của những nỗ lực chuẩn bị cho hội nhập của các NHTM Việt Nam

2.2.2. Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam

Công cuộc cải cách lần thứ nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tính từ thời

điểm các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đô thị tiến hành việc tái cơ cấu vào

năm 1997, và các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTM NN) bắt đầu thực hiện tái cơ cấu từ sau khi có quyết định 149 năm 2001 của Chính phủ, đó là việc xử lý nợ xấu và tăng vốn. Cuộc cải cách lần thứ hai của các ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh dấu từ mốc hoàn thành việc xử lý nợ xấu, cơ cấu một bước về tổ chức của các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo “Đề án phát triển ngành ngân hàng tới năm 2010 và định hướng tới

2020”, trước năm 2008 sẽ phải cổ phần hóa Vietcombank và Ngân hàng phát triển Nhà

Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2010 cổ phần hóa phần lớn các ngân hàng thương mại

nhà nước. Riêng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, do đặc thù hoạt

động, sẽ tiến hành cổ phần hóa theo đề án riêng. Tuy nhiên, q trình cổ phần hóa phải được

thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, cho phép nhà đầu tư nước ngồi, đặc biệt là ngân hàng có trình độ cơng nghệ, tiềm lực tài chính, trình độ quản lý mua cổ phần và tham gia quản trị điều hành các ngân hàng trong nước. Đặc biệt, về lâu dài, Nhà nước chỉ cần nắm cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTM NN mới

được cổ phần hóa.

Sở dĩ việc thực hiện cổ phần hóa các NHTM NN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đề án phát triển ngành ngân hàng vì các ngân hàng này thường có kết quả hoạt

động kém và mức độ phát triển chậm. Chính sự khác nhau trong phân bố tín dụng cho nền

kinh tế giữa hai loại hình NHTM NN và các NHTMCP là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém. Các NHTMCP cho vay trên cơ sở thương mại thực sự, cân nhắc hợp lý hơn giữa lợi nhuận và rủi ro khi quyết định cho vay; các NHTM NN lại thực hiện cho vay trên nguyên tắc chính sách, theo mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương hoặc kém tính thương mại hơn. Thực tế cho thấy danh mục cho vay của các NHTM NN tập trung quá nhiều vào các lĩnh vực kinh tế nhiều rủi ro.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 2.1: Dư nợ cho vay của các NHTM NN với các Doanh nghiệp nhà nước

DNNN (theo các ngành sản xuất) Tổng nợ ngân hàng (tỷ đồng)

Ngành mía đường 3.881 Ngành sắt thép 896

Ngành phân bón 858

Ngành xi măng 2.900 Ngành giấy 746

Nguồn: Thời báo kinh tế - Nguyễn Đức (14/05/2003)

Hơn thế, vấn đề thông tin trong các NHTM NN thường chậm chạp, không hiệu quả do hệ thống quá rộng lớn và việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý cịn kém. Chế độ tài

chính lại không minh bạch và thường đặt trong chế độ bảo mật cao nên hệ thống thông tin hầu như không được thông suốt. Các vấn đề khác như tham nhũng hoặc tâm lý “DNNN vay NHTM NN thì khoản vay nợ là khoản tiền nhà nước hỗ trợ, nên cứ vay mà không cần nghĩ

đến việc trả nợ” cũng góp phần khơng nhỏ làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM

NN. Hiện nay, cho vay DNNN vẫn chiếm gần 40% trong tổng dư nợ và tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ quá hạn. Trước tình hình như vậy, việc cổ phần hóa các NHTM NN để tăng cường hiệu quả hoạt động của các NH này là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.2: Hiệu quả cho vay của các NHTM NN Việt Nam

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng tài sản (tỷ VND) 215.914 238.537 266.501 300.867 337.200 378.953

Tổng dư nợ (tỷ VND) 131.677 152.252 176.942 206.569 239.315 278.189

Tổng nợ khó địi (tỷ VND) 38.938 41.532 44.645 48.380 52.528 57.582

Tổng nợ khó địi/Tổng dư nợ (%) 29,57 27,28 25,23 23,42 21,95 20,70

Nguồn: Đoàn Ngọc Phúc, 2006 - Những hạn chế và thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 337 – tháng 6/2006

Đối với các NHTMCP, trên tinh thần là các ngân hàng sẽ được xếp cùng các NHTM

NN đóng vai trị nịng cốt của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng quy mô các ngân hàng thương mại ngang tầm khu

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vực. Theo ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng (NHNN), với quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện tại thì chỉ cần 15 ngân hàng có năng lực hoạt động tốt là có thể đáp ứng

được nhu cầu của nền kinh tế. Trong khi đó, tổng số ngân hàng trên phạm vi cả nước hiện đã

gần tới 100. Về phía Ngân hàng nhà nước cũng đang có sự chuẩn bị các văn bản hướng dẫn chi tiết việc sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng để đến khi điều kiện thị trường thuận lợi, các ngân hàng trên cơ sở lợi ích và yêu cầu phát triển của mình, sẽ tiến hành sáp nhập, hợp nhất với nhau.

Theo lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ tiếp tục

được nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường như tỷ lệ huy động vốn nội tệ, mạng

lưới,…Tuy vậy, Đề án cũng nêu rõ sẽ có những biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh hoặc thơn tính bất lợi của tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài với TCTD Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: 5 nội dung chủ yếu của Chương trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm tới

9 Xây dựng, đổi mới căn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

9 Xây dựng mới các luật về bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế

9 Cải cách Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hướng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế cả về mục tiêu, công cụ, chức năng hoạt động, tổ chức quản lý trình độ công nghệ và chất lượng nhân lực.

9 Thay đổi cơ cấu tổ chức của NHNN theo hướng tinh gọn và hiện đại

9 Tiếp tục quá trình cải cách hệ thống ngân hàng. Thực hiện cải cách triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về các loại hình, có quy mơ họat động và tiềm lực tài chính mạnh

9 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ngân hàng để chủ động trong việc hội nhập

9 Thực hiện đúng các cam kết gia nhập WTO

9 Mở cửa thị trường ngân hàng theo lộ trình đã cơng bố

Chương trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)