Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 59 - 61)

2.1.1 .Nghĩa vụ và quyền lợi của ngành ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.2. Kết quả của những nỗ lực chuẩn bị cho hội nhập của các NHTM Việt Nam

2.2.8. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Hiện tại, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gồm 32 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 5 ngân hàng liên doanh và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Đó là chưa kể đang có ít nhất 10 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới và chi nhánh trực thuộc của các ngân hàng nước ngoài. Con số này sẽ ngày càng tăng khi từ ngày 01/04/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Chính vì vậy, chưa bao giờ nhu cầu nguồn nhân lực ngành ngân hàng lại lớn như hiện nay.

5 Hệ thống thanh toán thẻ của EAB (VNBC) gồm 400 máy và 1.000 điểm giao dịch. VNBC là liên kết thẻ giữa NH

Đơng Á và NHTMCP Sài Gịn Cơng thương, cùng với các thành viên khác.

6 China Union Pay là mạng liên kết thanh toán thẻ của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc, với hơn 300 triệu thẻ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thực sự, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang cần hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong một thời gian ngắn, nhằm phục vụ cho việc mở thêm phịng giao dịch và cơng ty trực thuộc ngân hàng như công ty chứng khốn, cơng ty cho th tài chính, cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản,…Các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ phát triển nhân lực khá cao, từ 30-70%, thậm chí có nơi đến 150%. Ví dụ như, GP-Bank mới thành lập năm

2006 đã dự kiến tăng nhân sự từ hơn 300 người lên gần 1.000 người năm 2007, Habubank

dự kiến tăng 300-400 nhân viên, VIB Bank đã tăng hơn 800 nhân viên trong năm 2006,… Sự cạnh tranh về nhân lực trong ngành ngân hàng đang diễn ra ngày càng quyết liệt.

Đó là sự chuyển dịch nhân sự từ Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng thương mại Nhà

nước, rồi lại chuyển sang các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh. Có cán bộ đang làm việc tại Ngân hàng Nhà nước với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng đã

nhận được mức lương 1.800 USD/tháng khi làm việc tại ngân hàng nước ngoài. Khoảng

cách thu nhập quá lớn như vậy thực sự đặt ra một bài tốn khó đối với các ngân hàng trong nước trong việc giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính sự lơi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đã đẩy chi phí tiền lương đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa

tương xứng. Việc lạm dụng cạnh tranh mức lương cũng có thể gây ra sự rối loạn thị trường nhân lực. Trong khi đó, khả năng của đội ngũ nhân sự về trình độ quản lý, ngoại ngữ, nghiệp vụ, tiếp cận những cơng nghệ mới vẫn cịn là những điều cần bàn.

Như vậy, trong lộ trình tham gia WTO của ngành ngân hàng, việc xây dựng một chiến lược nhân sự dài hạn và đồng bộ là một vấn đề rất quan trọng. Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã hướng tới nguồn nhân lực là sinh viên khá giỏi tại nhiều trường đại học thuộc ngành ngân hàng, kế tốn, tài chính, tin học nhằm bổ sung cho nguồn nhân lực của mình. Vài năm gần đây, để tìm kiếm nhân sự thực hiện các dự án phát triển và thu hút nhân lực có chất lượng, Ngân hàng Đơng Á đang thực hiện chương trình “Việc làm hè và cơ hội du học miễn phí” cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học.

Hiện nay, gần như chưa có đơn vị nào tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng chuyên nghiệp cho ngành ngân hàng thương mại còn khá non trẻ của Việt Nam. Thỉnh thoảng cũng có những khóa đào tạo tản mạn, thiếu phối hợp và thường không đáp ứng hết các nhu cầu

trong nước. Cuối năm 2005, Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ (Seco)7 đã cam kết tài trợ

694.000 USD (khoảng 11 tỷ đồng) để thực hiện chương trình đào tạo trong thời gian 3 năm

7 Cục kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (Seco) là cơ quan chuyên về chính sách kinh tế của Thụy Sĩ. Seco phối hợp cùng với Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sĩ của Bộ ngoại giao Thụy Sĩ để trợ giúp các nước phát triển và chuyển đổi.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương trình đào tạo sẽ do cơng ty đào tạo nghiệp vụ ngân hàng Việt Nam (BTC)8 và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân thuộc công ty tài chính quốc tế (IFC-MPDF) phối hợp tổ chức. Theo chương trình này, chỉ sau 4 năm, BTC sẽ

đào tạo được hơn 7.000 cán bộ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đại sứ Thụy Sĩ, Benedict

de Cerjat khẳng định, thơng qua chương trình này, chính phủ Thụy Sĩ mong muốn hỗ trợ

Việt Nam thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng, với mục tiêu nâng cao kỹ năng cho các cán bộ quản lý, đáp ứng được yêu cầu và thách thức mới trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)