Giải pháp để sự liên kết hoạt động đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 88 - 90)

2.1.1 .Nghĩa vụ và quyền lợi của ngành ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.1.3. Giải pháp để sự liên kết hoạt động đạt hiệu quả

Tiếp tục lấy hoạt động thanh toán thẻ Việt Nam làm ví dụ. Thời gian qua, dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam vẫn tịnh tiến theo 3 giai đoạn phát triển có tính chất truyền thống: các ngân hàng tự phát triển, liên kết từng nhóm khách hàng riêng lẻ, còn giai đoạn thứ ba là “hợp nhất các hệ thống ATM và hệ thống thẻ trong một mạng thống nhất” là giai đoạn rất khó khăn và các ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong quá trình xúc tiến. Ngồi các yếu tố kỹ thuật thì một trong những lực cản của sự hợp tác, liên kết về thẻ đó là cạnh tranh của từng ngân hàng. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần thể hiện vai trị kết nối của mình, đứng ra tập hợp hoạt động của các ngân hàng thương mại thành một mối thống nhất vì lợi ích chung của các nền kinh tế. Với sự ra đời và hoạt động chính thức của mạng Banknet, cũng cần tính đến việc đẩy nhanh công tác kết nối các liên minh thẻ độc lập vào mạng Banknet. Vì chỉ có như vậy thì hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam mới thực sự đem lại những

tiện ích thiết thực và đa dạng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, việc thành lập một cơng ty thẻ độc lập thiết nghĩ cũng là giải pháp đáng quan tâm. Công ty thẻ sẽ tập hợp vốn của nhiều ngân hàng, tổ chức việc liên kết các ngân hàng thành viên, làm việc với Visa Card và Master Card để phát hành vì 2 loại thẻ này đã chuẩn hóa trên tồn thế giới, thuận lợi kết nối tồn cầu. Cơng ty thẻ độc lập nên không ngân hàng nào sợ bị lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh. Công ty thẻ sẽ có cổ phần của các ngân hàng tham gia, nên không ngân hàng nào bị phụ thuộc, lép vế với ngân hàng nào.

Đối với hoạt động đồng tài trợ các dự án lớn, để việc liên kết giữa các NHTM Việt

Nam phát huy hiệu quả, bản thân từng ngân hàng Việt Nam cần không ngừng nâng cao trình

độ phân tích và quản lý rủi ro các dự án lớn, tăng cường quy mô vốn của chính ngân hàng

mình. Từng ngân hàng với từng vị trí nhất định (tổ chức đầu mối đồng tài trợ, tổ chức đầu

mối thanh toán, thành viên đồng tài trợ) cần làm tốt vai trị của mình. Như vậy, nhất định các ngân hàng Việt Nam sẽ hoàn tồn có đủ năng lực để tài trợ cho tất cả các dự án lớn trong nước, thậm chí có thể dần tham gia vào thị trường tài chính quốc tế khi tham gia tài trợ cho các dự án nước ngoài.

3.2. Sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng

Như đã phân tích trong chương 2, cho đến thời điểm hiện tại, dường như các ngân

hàng thương mại Việt Nam vẫn đang đứng bên lề của dòng chảy sáp nhập - hợp nhất đang

cuồn cuộn trong lịng hệ thống tài chính – ngân hàng thế giới. Nếu như các tổ chức tài chính trên thế giới khơng ngừng sáp nhập, hình thành những tổ chức lớn hơn, mạnh hơn thì các vụ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

sáp nhập của các ngân hàng Việt Nam thời gian qua chỉ mới dừng lại ở mức độ sáp nhập,

hợp nhất các ngân hàng làm ăn kém hiệu quả nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam dường như muốn tự mình phát triển, tự mình từng bước đi lên, chứ khơng hề nghĩ đến việc sáp nhập để cùng nhau phát triển.

Có lẽ khơng cần bàn nhiều về những ưu điểm của việc sáp nhập, vì rõ ràng điều đó đã

được minh chứng cụ thể bằng tình hình và xu hướng thực tế trên thế giới. Bởi, nếu sự sáp

nhập khơng có những điểm mạnh nổi bật thì nó chẳng thể nào trở thành một làn sóng sáp

nhập mạnh mẽ như vậy. Vấn đề cần bàn hơn ở đây là mơ hình sáp nhập này có những nhược

điểm gì và vì sao lại khó được áp dụng tại Việt Nam đến vậy.

3.2.1. Nguyên nhân khiến hoạt động sáp nhập ngân hàng chưa phổ biến ở Việt Nam

Đầu tiên, cần nói về quan điểm của những nhà quản trị. Dường như các nhà quản trị

Việt Nam rất quan tâm đến vị trí và quyền lợi của họ trong một tổ chức. Và xu hướng chung thường là đều nhắm đến vị trí quan trọng nhất, tức là vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc. Quan điểm “làm trưởng một tổ chức nhỏ vẫn thoải mái hơn nhiều so với làm phó một tổ chức lớn” khá phổ biến trong tâm lý người Việt Nam nói chung, và các nhà quản trị ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, họ có thể ưu tiên hơn cho các lựa chọn như: tự mình phát triển thành một tập đồn qua việc thành lập nhiều công ty trực thuộc hoạt động trong

lĩnh vực tài chính hoặc chỉ liên kết từng mảng hoạt động riêng lẻ với các ngân hàng khác.

Còn việc liên kết với các ngân hàng khác dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất thường ít được quan tâm đến. Điều này dường như càng phù hợp với các tổ chức tài chính nhỏ, vì chắc chắn vị thế của họ trong tổ chức mới sẽ rất hạn chế.

Hơn nữa, việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng Việt Nam thời gian qua khá im ắng có thể do ảnh hưởng từ những vụ sáp nhập, hợp nhất trong quá khứ. Khi đó, những tổ chức tham gia sáp nhập, hợp nhất (chính xác hơn là bị sáp nhập, hợp nhất) thường là các tổ chức hoạt động kém hiệu quả và đang đứng trên bờ vực phá sản. Như vậy, việc các ngân hàng tiến hành hợp nhất, sáp nhập với nhau có thể dễ bị hiểu lầm là hoạt động của một trong các ngân hàng đó đang có vấn đề. Những thơng tin như vậy tại Việt Nam hồn tồn khơng có lợi cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng đều có chiến lược phát triển và văn hóa doanh nghiệp

riêng. Việc hòa nhập lại thành một tổ chức mới cũng đồng nghĩa với việc chỉ còn duy trì một chiến lược phát triển thống nhất và một nét văn hóa doanh nghiệp thống nhất. Các yếu tố đó

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của các tổ chức cịn lại xem như bị hòa tan, đây là một điều mà các nhà quản trị ngân hàng không hề mong muốn sau bao năm gầy dựng ngân hàng của mình.

Tiếp đến, việc thiếu các văn bản hướng dẫn cũng gián tiếp trở thành một lực cản nhất

định đối với việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Bởi lẽ,

nếu có tổ chức nào muốn thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất đi chăng nữa, họ cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cần làm những gì để đảm bảo quyền lợi các bên, quyền lợi của khách hàng và sự ổn định chung của nền kinh tế nói chung, của hệ thống tài chính nói riêng.

Dù sao đi nữa, việc sáp nhập vẫn là một xu hướng chung trên toàn thế giới. Và việc

làm thế nào để tự mình có thể tồn tại được trước những áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngồi cũng được các ngân hàng thương mại trong nước rất quan tâm. Có thể họ sẽ chọn hướng liên kết hoạt động đơn thuần, nhưng như vậy vẫn chưa thực sự tạo được một năng lực cạnh tranh cao. Có thể họ sẽ chọn hướng phát triển thành tập đoàn, nhưng không phải ngân hàng nào cũng đủ sức điều hành tất cả các lĩnh vực tài chính, và khơng phải ngân hàng nào cũng đều có thể huy động được một nguồn vốn lớn một cách dễ dàng. Như vậy,

nếu không muốn phá sản, không muốn bị các ngân hàng khác thơn tính thì việc chủ động sáp nhập với nhau là điều các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ nên xem xét một cách cẩn trọng. Nên gạt những lợi ích cá nhân nhất thời sang một bên để nhắm đến những lợi ích lâu dài cho cả nền kinh tế và cho cả lợi ích lâu dài của cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)