Thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 107 - 108)

2.1.1 .Nghĩa vụ và quyền lợi của ngành ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO

3.3. Hình thành tập đồn tài chính – ngân hàng

3.3.5.1.2. Thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa

Tiếp tục thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa tồn bộ các NHTM NN trước khi Việt Nam chính thức thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng. Việc cổ phần hóa cần gắn liền với việc thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn. Tuy nhiên, chi phí cho vấn đề cơ cấu lại các NHTM NN là rất lớn, cần có sự quan tâm và tính tốn đúng đắn từ phía các cơ quan có liên quan. Ở

Trung Quốc, để cơ cấu lại 4 NHTM NN hàng đầu, năm 2003, Trung Quốc phải chi từ dự trữ quốc gia 45 tỷ USD cho Bank of China và China Construction Bank. Năm 2005, có kế hoạch tương tự đối với Industrial and Commmercial Bank of China với trị giá 80 tỷ USD.

Đối với Agricultural Bank of China - ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp nhất, hiệu quả

hoạt động thấp nhất và mức độ minh bạch yếu nhất thì chi phí sẽ cịn lớn hơn nhiều. Có một thực tế nữa là luật NHTM của Trung Quốc ban hành từ năm 1995, tiến trình cổ phần hóa các NHTM Trung Quốc bắt đầu từ năm 2000, nhưng đến năm 2002, Trung Quốc mới có một tập

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đồn tài chính đầu tiên với khả năng quản trị và mức độ thâm nhập sâu vào thị trường tài

chính (niêm yết trên thị trường chứng khốn và bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài).

Điều đó phản ánh sự thận trọng, tính thực tế và nhu cầu nội tại của ngành tài chính – ngân

hàng Trung Quốc. Và đây cũng là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình cổ phần hóa các NHTM NN của mình.

Bên cạnh đó, cần củng cố và sắp xếp lại hệ thống NHTMCP theo hướng tăng nhanh

và tăng mạnh tiềm lực tài chính gắn với nâng cao trình độ quản trị, quản lý ngân hàng. Có lộ trình kế hoạch bắt buộc giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Quy hoạch số lượng các NHTMCP phù hợp với quy mơ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với quy mơ và trình độ phát triển của hệ thống tài chính và thị trường tài chính-tiền tệ. Với điều kiện hiện nay ở Việt

Nam, thiết nghĩ số lượng NHTMCP khoảng từ 25 đến 30 ngân hàng với quy mô tương đối là

đủ để đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết các ngân hàng thương mại việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)