>0 Tăng Tăng
>0 Giảm Giảm
<0 Tăng Giảm
<0 Giảm Tăng
Như vậy, có thể nhận thấy khơng phải trong trường hợp nào sự biến động của lãi suất thị trường cũng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Cụ thể GAP>0, nếu lãi suất của thị
trường tăng lên sẽ làm tăng chứ khơng làm giảm thu nhập rịng của Ngân hàng và tương tự như vậy, khi GAP<0, nếu lãi suất biến động giảm cũng có tác động làm tăng thu nhập ròng. Rủi ro lãi suất thực tế xảy ra đối với hai trường hợp còn lại, tức là khi GAP>0 kết hợp với sự biến động giảm của lãi suất thị trường và khi GAP<0 kết họp với biến động tăng lãi suất thị trường. Ở hai trường hợp này Ngân hàng đều chịu thiệt hại về thu nhập lãi rịng.
Đây là mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, khơng địi hỏi những kỹ thuật phức tạp một số mơ hình khác như mơ hình kỳ hạn, mơ hình thời lượng,... Bên cạnh đó, mơ hình định giá lại có thể là một cơng cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Trong đề tài này, mơ hình này được sử dụng để phân tích sự nhạy cảm đối với lãi suất của tài sản và nguồn vốn bằng cách nghiên cứu tình huống của ACB Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2007.
Kết luận chương 1: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh rất đặc biệt. Hoạt
động kinh doanh của một ngân hàng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng và xã hội vì các chủ thể gửi tiền và vay tiền của ngân hàng là những các TCKT, các tầng lớp dân cư trong tồn xã hội. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần đề cao công tác quản trị rủi ro lãi suất để bảo vệ ngân hàng, bảo vệ khách hàng.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Cần Thơ
Hiện nay hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ rất đa dạng về hình thức sở hữu, bao gồm các loại hình như Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nơng thơn, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh, văn phịng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng được phép hoạt động nhiều nội dung khác nhau như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế, kinh doanh dịch vụ,… theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng và nhiều Luật liên quan của Chính phủ Việt Nam.
Tính đến 31/12/2007 hệ thống Ngân hàng tại thành phố Cần Thơ đứng thứ ba cả nước về số lượng, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 32 Chi nhánh Ngân hàng và hơn 45 Phòng giao dịch cùng hoạt động (Số liệu thống kê từ Phòng Tổng hợp - NHNN Cần Thơ).
2.1.1. Tình hình huy động và cho vay vốn của các ngân hàng tại Cần Thơ 2.1.1.1 Về huy động vốn
Đến 31/12/2005, Số vốn huy động toàn địa bàn đạt 5.106 tỷ đồng (lãi suất huy động trung bình 4,8%/năm). Năm 2006, Số vốn huy động toàn địa bàn đạt 6.233 tỷ đồng tăng 22,07% so năm 2005 (lãi suất huy động trung bình 6,5%/năm). Số vốn huy động toàn địa bàn đến tháng 12/2007 đạt 10.315 tỷ đồng tăng 65,49% so năm 2006 (lãi suất huy động bình quân 8,2%/năm). Số vốn huy động của các Ngân hàng trên toàn địa bàn liên tục tăng qua các năm cho thấy hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng là khá tốt thể hiện được uy tín đối với khách hàng.
2.1.1.2. Về cho vay
Năm 2005, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 10.419 tỷ đồng(lãi suất cho vay trung bình 8,5%/năm), Năm 2006, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 11.032 tỷ đồng tăng 5,89% so năm 2005, lãi suất cho vay trung bình 10,7%/năm). Đến năm 2007, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 19.483 triệu đồng tăng (76,6%) so năm 2006, (lãi suất cho vay trung bình 13,2%/năm). Như vậy nhìn chung tổng dư nợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã gia tăng liên tục qua các năm 2005 -2007, cả về ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng thì khối các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng rất tốt (năm 2006 tăng 38% so năm 2005, năm 2007 tăng 53% so năm 2006), trong khi khối các Ngân hàng thương mại Quốc doanh thì liên tục giảm, nếu năm 2005 dư nợ/tổng dư nợ toàn địa bàn chiếm 70% thì năm 2006 là 59% và năm 2007 là 41%. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của khối các Ngân hàng thương mại cổ phần là chiều hướng tăng trưởng tốt so với khối các Ngân hàng thương mại Quốc doanh.
Như vậy, lãi suất huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng có khuynh hướng tăng qua các năm (2005 – 2007), nguyên nhân do các TCTD trên địa đã tăng cường các biện pháp huy động vốn có hiệu quả để cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn, nên mặt bằng chung về lãi suất có biến động tăng. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động của các TCTD trên địa bàn giai đoạn 2005 – 2007 tương đối ổn định, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn để phát triển.