Bảng cơ cấu tài sản nhạy cảm lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cần thơ (Trang 59 - 62)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

- Tín dụng Ngắn hạn 49,950 94,982 320,052

Tài sản nhạy cảm lãi suất 49,950 94,982 320,052

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ACB Cần Thơ)

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn

hạn của cá nhân. Thơng thường khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc tài sản nhạy cảm rủi ro lãi suất.

2.3.6 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Vốn huy động là nguồn tài trợ cho vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng, nó cịn phần nào xác định được quy mơ hoạt động của Ngân hàng, tùy vào mức vốn huy động được mà Ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn phần nào xác định được cơ cấu vốn cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Do vậy có thể nói rằng hoạt động huy động vốn quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động cho vay, nếu huy động vốn càng nhiều, lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng cao.

Vấn đề huy động vốn luôn được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm và dần thay thế được phần nào vốn điều chuyển. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn và tăng dần qua các năm đã chứng tỏ được tính độc lập trong hoạt động của chi nhánh. Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 366,062 triệu đồng, tăng 131,20% so với năm 2005. Năm 2007 là 562,590 triệu đồng tăng 53,69% so với năm 2006

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi của dân cư ln tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng 65,87% so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 67,67% so với năm 2006. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm rất cao trong tổng nguồn vốn cụ thể năm 2005 là 57,88%, năm 2006 là 41,52%, năm 2007 là 45,30% . Điều này cho thấy khối khách hàng cá nhân của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao. Với thương hiệu và uy tín của mình, ACB Cần Thơ đã sử dụng đa dạng các hình thức huy động, với kỳ hạn phù hợp, lãi suất hấp dẫn nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng cao, đặc biệt cùng sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho họ thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ vừa được an tồn, vừa sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy, mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn từ các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2006 tăng

khá cao, tăng đến 381,52% (đạt 68,256 triệu đồng), bước sang năm 2007 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại tăng nhẹ so với năm 2006, 29,33%(chỉ đạt 88,274 triệu đồng) cho thấy ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng vẫn tăng qua 3 năm 2005 - 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cần thơ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)