Biến động của lãi suất thị trường do tác động của chính sách tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cần thơ (Trang 30)

- Ngồi các ngun nhân trên cịn có một số nhân tố khác cũng có tác động đến mức lãi suất thị trường. Đó là nhân tố rủi ro và tính lỏng của các cơng cụ đầu tư. Khi tính rủi ro của các cơng cụ nợ tăng lên (do giá cả của công cụ nợ bất ổn định, rủi ro vỡ nợ,…) so với các công cụ đầu tư khác, sẽ làm cho nhu cầu mua các công cụ nợ giảm đi, lượng cung quỹ cho vay giảm tại các mức lãi suất, làm cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái từ S sang S’ và lãi suất cân bằng thị trường tăng.

Tính lỏng của các cơng cụ đầu tư là nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các cơng cụ đó một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Nếu tính lỏng của các cơng cụ nợ cao hơn so với tính lỏng của các cơng cụ đầu tư khác, thì tính hấp dẫn của các cơng cụ nợ tăng lên, làm tăng nhu cầu về các công cụ nợ, tức là tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng dẫn tới cung quỹ cho vay tăng. Đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ S sang S’ và lãi suất thị trường giảm.

1.4. Một số mơ hình nghiên cứu

Hàm hồi quy tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến dưới dạng một hàm số thơng qua việc phân tích các đặc điểm, bản chất và mối liên hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội để chọn hàm số cho phù hợp. Đồng thời đánh giá mức độ liên hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau tức là xem mối quan hệ giữa các hiện tượng chặt chẽ hay lỏng lẽo.

1.4.1. Mơ hình thay đổi lãi suất cho vay

4

LnLSCVit = ao + a1LnFEDt+ a2LnLSCBt + ∑Dn

n=1

Trong đó: ao: hằng số; a1, a2: các hệ số ước lượng

LnLSCVit: Lãi suất cho vay của NHTMCP (Biến phụ thuộc) LnFEDt: Lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Biến độc lập)

LnLSCBt: Lãi suất cơ bản của NHNN (Biến độc lập) D1 (Biến giả): D1= 1 là Ngân hàng Sacombank D1= 0 là các Ngân hàng khác D2 (Biến giả): D2= 1 là Ngân hàng Eximbank D2= 0 là các Ngân hàng khác D3 (Biến giả): D3= 1 là Ngân hàng Đông Á D3= 0 là các Ngân hàng khác D4 (Biến giả): D4= 1 là Ngân hàng Hàng Hải D4= 0 là các Ngân hàng khác D08 (Biến giả):

D08=1 là dữ liệu thuộc 6 tháng đầu năm 2008 D08=0 là dữ liệu thuộc từ năm 2005 đến 2007

1.4.2. Mơ hình ảnh hưởng của thay đổi lãi suất cho vay đến dư nợ cho vay

4

LnDUNOit = bo + b1LnLSCVit + ∑Dn

n=1

Trong đó: bo: hằng số; b1: hệ số ước lượng

lnDUNOit: Dư nợ cho vay của NHTMCPi (Biến phụ thuộc) lnLSCVit: Lãi suất cho vay của NHTMCPi (Biến độc lập) D1 (Biến giả):

D1= 1 là Ngân hàng Sacombank D1= 0 là các Ngân hàng khác D2 (Biến giả): D2= 1 là Ngân hàng Eximbank D2= 0 là các Ngân hàng khác D3 (Biến giả): D3= 1 là Ngân hàng Đông Á D3= 0 là các Ngân hàng khác D4 (Biến giả): D4= 1 là Ngân hàng Hàng Hải D4= 0 là các Ngân hàng khác D08 (Biến giả):

D08=1 là dữ liệu thuộc 6 tháng đầu năm 2008 D08=0 là dữ liệu thuộc từ năm 2005 đến 2007

* Các hệ số trong bảng ANOVA

- Hệ số xác định R2 là tỷ lệ hay % biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.

- Giá trị Significance F: Giá trị này cho ta biết kết luận mơ hình có ý nghĩa hay khơng (nghĩa là các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc hay khơng).

- Sig F < α cho biết mơ hình có ý nghĩa.

- Durbin-waston(d): dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Đại lượng (d) biến thiên từ 0 đến 4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuổi bậc nhất thí giá trị (d) gần bằng 2. Giá trị (d) thấp hơn (nhỏ hờn) có nghĩa các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị (d) lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là có phần dư tương quan nghịch.

1.4.3. Mơ hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất Một số khái niệm liên quan mơ hình định giá lại

- Tài sản nhạy cảm lãi suất: Là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi.

- Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: Là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Là tỷ lệ giữa các khoản phải thu từ lãi suất trên tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện sự nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng, nếu ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ tăng nếu lãi suất tăng sẽ giảm nếu lãi suất giảm và ngược lại, nếu ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm Nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm nếu lãi suất tăng và sẽ tăng khi lãi suất giảm.

Nội dung của mơ hình định giá lại

Nội dung của mơ hình này là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị sổ sách kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh tốn cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Để áp dụng mơ hình này, trước hết tồn bộ tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng sẽ được phân thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn cịn lại của tài sản.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất (RSA) là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (RSL) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi.

Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi. Như vậy, có thể xác định mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng của Ngân hàng khi lãi suất thay đổi theo mơ hình định giá lại như sau:

∆NIIi= GAPi x ∆Ri Với GAPi = RSAi - RSLi Trong đó:

∆NIIi: Sự thay đổi thu nhập rịng từ lãi suất của nhóm tài sản i ∆Ri: Mức thay đổi lãi suất của nhóm i

GAPi: Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ của nhóm i RSAi: Số dư tài sản có nhóm i

RSLi: Số dư tài sản nợ nhóm i

Theo mơ hình trên có thể thấy rằng, khi TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng có sự chênh lệch, Ngân hàng ln đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất mỗi khi lãi suất biến động ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập rịng của Ngân hàng được tóm tắt như sau:

Bảng 1: Sự thay đổi lãi suất và thu nhập theo Mơ hình định giá lạiTình trạng của GAP Sự thay đổi lãi suất Sự thay đổi thu nhập rịng Tình trạng của GAP Sự thay đổi lãi suất Sự thay đổi thu nhập ròng

>0 Tăng Tăng

>0 Giảm Giảm

<0 Tăng Giảm

<0 Giảm Tăng

Như vậy, có thể nhận thấy khơng phải trong trường hợp nào sự biến động của lãi suất thị trường cũng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Cụ thể GAP>0, nếu lãi suất của thị

trường tăng lên sẽ làm tăng chứ không làm giảm thu nhập ròng của Ngân hàng và tương tự như vậy, khi GAP<0, nếu lãi suất biến động giảm cũng có tác động làm tăng thu nhập ròng. Rủi ro lãi suất thực tế xảy ra đối với hai trường hợp còn lại, tức là khi GAP>0 kết hợp với sự biến động giảm của lãi suất thị trường và khi GAP<0 kết họp với biến động tăng lãi suất thị trường. Ở hai trường hợp này Ngân hàng đều chịu thiệt hại về thu nhập lãi rịng.

Đây là mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, khơng địi hỏi những kỹ thuật phức tạp một số mơ hình khác như mơ hình kỳ hạn, mơ hình thời lượng,... Bên cạnh đó, mơ hình định giá lại có thể là một cơng cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Trong đề tài này, mơ hình này được sử dụng để phân tích sự nhạy cảm đối với lãi suất của tài sản và nguồn vốn bằng cách nghiên cứu tình huống của ACB Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2007.

Kết luận chương 1: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh rất đặc biệt. Hoạt

động kinh doanh của một ngân hàng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng và xã hội vì các chủ thể gửi tiền và vay tiền của ngân hàng là những các TCKT, các tầng lớp dân cư trong tồn xã hội. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần đề cao cơng tác quản trị rủi ro lãi suất để bảo vệ ngân hàng, bảo vệ khách hàng.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Cần Thơ

Hiện nay hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ rất đa dạng về hình thức sở hữu, bao gồm các loại hình như Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh, văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng được phép hoạt động nhiều nội dung khác nhau như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế, kinh doanh dịch vụ,… theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng và nhiều Luật liên quan của Chính phủ Việt Nam.

Tính đến 31/12/2007 hệ thống Ngân hàng tại thành phố Cần Thơ đứng thứ ba cả nước về số lượng, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 32 Chi nhánh Ngân hàng và hơn 45 Phòng giao dịch cùng hoạt động (Số liệu thống kê từ Phòng Tổng hợp - NHNN Cần Thơ).

2.1.1. Tình hình huy động và cho vay vốn của các ngân hàng tại Cần Thơ 2.1.1.1 Về huy động vốn

Đến 31/12/2005, Số vốn huy động toàn địa bàn đạt 5.106 tỷ đồng (lãi suất huy động trung bình 4,8%/năm). Năm 2006, Số vốn huy động toàn địa bàn đạt 6.233 tỷ đồng tăng 22,07% so năm 2005 (lãi suất huy động trung bình 6,5%/năm). Số vốn huy động tồn địa bàn đến tháng 12/2007 đạt 10.315 tỷ đồng tăng 65,49% so năm 2006 (lãi suất huy động bình quân 8,2%/năm). Số vốn huy động của các Ngân hàng trên toàn địa bàn liên tục tăng qua các năm cho thấy hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng là khá tốt thể hiện được uy tín đối với khách hàng.

2.1.1.2. Về cho vay

Năm 2005, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 10.419 tỷ đồng(lãi suất cho vay trung bình 8,5%/năm), Năm 2006, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 11.032 tỷ đồng tăng 5,89% so năm 2005, lãi suất cho vay trung bình 10,7%/năm). Đến năm 2007, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 19.483 triệu đồng tăng (76,6%) so năm 2006, (lãi suất cho vay trung bình 13,2%/năm). Như vậy nhìn chung tổng dư nợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã gia tăng liên tục qua các năm 2005 -2007, cả về ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng thì khối các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng rất tốt (năm 2006 tăng 38% so năm 2005, năm 2007 tăng 53% so năm 2006), trong khi khối các Ngân hàng thương mại Quốc doanh thì liên tục giảm, nếu năm 2005 dư nợ/tổng dư nợ tồn địa bàn chiếm 70% thì năm 2006 là 59% và năm 2007 là 41%. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của khối các Ngân hàng thương mại cổ phần là chiều hướng tăng trưởng tốt so với khối các Ngân hàng thương mại Quốc doanh.

Như vậy, lãi suất huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng có khuynh hướng tăng qua các năm (2005 – 2007), nguyên nhân do các TCTD trên địa đã tăng cường các biện pháp huy động vốn có hiệu quả để cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn, nên mặt bằng chung về lãi suất có biến động tăng. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động của các TCTD trên địa bàn giai đoạn 2005 – 2007 tương đối ổn định, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn để phát triển.

Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng 2005 -2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

I. Vốn huy động 5,106 6,233 10,315

1. Theo nội, ngoại tệ 5,106 6,233 10,315

- VNĐ 4,347 5,376 9,164

- Ngoại tệ 759 857 1,151

2. Theo loại tiền gửi 5,106 6,233 10,315

- TG TCTK 1,725 2,010 3,958 - TG Dân cư 3,009 3,766 5,772 Trong đó: TGTK 3,150 3,382 5,390 - Phát hành GTCG 372 457 585 3. Theo khối TCTD 5,106 6,233 10,315 - TCTD Nhà nước 3,442 3,515 4,176 - TCTD Cổ phần 1,622 2,631 5,784 - TCTD Liên doanh 42 83 102 - TCTD Hợp tác 0 4 34 - TCTD phi ngân hàng 0 0 219

II. Tổng dư nợ cho vay 10,418 11,032 19,483

1. Theo nội, ngoại tệ 10,418 11,032 19,483

- VNĐ 9,046 9,505 15,819 - Ngoại tệ 1,372 1,527 3,664 2. Theo Thời hạn 10,418 11,032 19,483 - Ngắn hạn 7,545 7,993 14,161 - Trung hạn 2,873 3,039 5,322 3. Theo khối TCTD 10,418 11,032 19,483 - TCTD Nhà nước 7,312 6,556 8,012 - TCTD Cổ phần 2,828 4,246 10,342 - TCTD Liên doanh 278 229 421 - TCTD Hợp tác 0 1 50 - TCTD phi ngân hàng 0 0 658

III. Dsố cho vay, thu nợ

1. Doanh số cho vay 35,829 37,016 57,569

Trong đó: DSCV ngắn hạn 29,112 33,550 51,887 2. Dsố thu nợ 30,926 35,824 49,117 Trong đó: DSTN ngắn hạn 28,543 33,016 45,772 IV. Nợ xấu 313 234 219 Trong đó: Nợ khoanh, chờ xử lý 17 14 11 Tỷ lệ VHĐ/TDN 49,0% 56,5% 52,9% Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 3,00% 2,12% 1,12% (Nguồn Phịng Tổng hợp NHNN TPCT)

2.1.2.Tình hình biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ từ năm 2005 đến tháng 06 năm 2008

Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2005, lãi suất cơ bản NHNN Việt Nam khơng có nhiều biến động chỉ 01 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7.5%/năm (0.625%/tháng) lên 7.8%/năm (0.65%/tháng), mặc dù Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất từ 2.25%/năm đến 3.25%/năm. Số liệu thực tế cho thấy những điều chỉnh này chưa làm thay đổi lãi suất cho vay của các NHTMCP tại TPCT, cụ thể lãi suất cho vay của các Ngân hàng dao động từ 1%/tháng đến 1.20%/tháng đối với kỳ hạn cho vay ngắn, trung và dài hạn. Do vậy, dư nợ cho vay tại các ngân hàng tuy có biến động nhưng chủ yếu là những biến động tự nhiên theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong 6 tháng cuối năm 2005, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed sau 04 lần điều chỉnh lãi suất đã tăng từ 3,25%/năm lên đến 4,25%/năm vào tháng 12/2005. Trước áp lực đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7,8%/năm lên 8,25%/năm (0,6875%tháng) vào tháng 12/2005, việc điều chỉnh này đã định hướng cho các NHTM trong nước điều chỉnh tăng lãi suất cho vay dao động từ khoảng 0,85 đến 1,25%/tháng cho các kỳ hạn, việc điều chỉnh tăng lãi suất lần này đã làm cho dư nợ cho vay của các Ngân hàng tăng trưởng chậm lại. Tổng dư nợ cả năm 2005 của khối các Ngân hàng thương mại cổ phần đạt 2.828tỷ đồng chiếm 30% thị phần cho vay vốn toàn địa bàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã 4 lần điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)