2.3 TÌNH HÌNH THAM GIA BHYT
2.3.3.1 Các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc
a) Người làm công ăn lương:
Được tham gia BHYT bắt buộc từ năm 1992, năm 1998 bổ sung thêm đối tượng và từ tháng 7/2005 đại bộ phận người làm công ăn lương thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng góp là 3% tiền lương, tiền công theo thang lương, bảng lương hoặc tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động đóng mức 1%, người sử dụng lao động đóng mức 2%. Tuy nhiên, hiện nay lao động ở một số doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã chưa được thực hiện BHYT do chủ sử dụng lao động khơng đóng (chiếm khoảng 40% số lao động trong khu vực này).
Đồ thị 2.2: So sánh số lao động làm công ăn lương đã và chưa tham gia BHYT năm 2006 [phụ lục 3]
7973 3427
Số người đã tham gia BHYT bắt buộc
Số người chưa tham gia BHYT
-36-
Trong quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT thì đây là đối tượng được triển khai đầu tiên và được pháp luật đưa vào đối tượng bắt buộc nên đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 30% chưa tham gia.
Đối với khối các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước hầu hết thực hiện nghiêm túc việc đóng BHXH, BHYT cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn khoảng 13% chưa tham gia, doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn khoảng 25% chưa tham gia, việc trốn tránh đóng BHYT hoặc chỉ đóng tượng trưng cho một bộ phận rất nhỏ người lao động cịn khá phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản vẫn là việc chạy theo lợi nhuận bất chấp pháp luật, mức xử lý vi phạm còn quá nhẹ nên chưa đủ sức răn đe với đơn vị vi phạm. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều, song quy mô nhỏ, số lượng lao động ít và thường xuyên biến động, ý thực chấp hành luật của chủ doanh nghiệp còn thấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa có điều kiện để thực hiện sát sao đối tượng này.
b) Người nghèo:
Trước tháng 7/2005, người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo chủ yếu do nguồn ngân sách nhà nước cấp nhưng chưa quy định thống nhất phương thức thực hiện. Các địa phương có thể vận dụng một trong hai phương thức: thực hiện thực thanh thực chi hoặc mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm. Do chưa thống nhất phương thức thực hiện, nên có địa phương thực hiện mua thẻ BHYT cho người nghèo, có địa phương thực hiện phương thức thực thanh thực chi. Tính đến cuối năm 2004, cả nước mới có 33 địa phương thực hiện mua thẻ BHYT cho 3,6 triệu người nghèo, chiếm khoảng 30% số người nghèo cả nước.
-37-
Từ tháng 7/2005 Nghị định 63/2005/NĐ-CP quy định người nghèo là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng góp là 50.000 đồng/người/năm, cuối năm 2006 tăng lên 80.000 đồng/người/năm và do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Từ khi thực hiện nghị định 63, số người nghèo tham gia BHYT ngày càng tăng. Năm 2005, số người nghèo tham gia BHYT chỉ có 4,6 triệu người (trong đó có 6 tháng cuối năm thực hiện nghị định 63). Nhưng sang năm 2006, số người nghèo tham gia BHYT đã tăng lên 15,6 triệu người, tăng 3,2 lần so với năm 2005. Tính đến 31/12/2006, hầu hết các địa phương đều thực hiện BHYT cho người nghèo, chỉ cịn 3 địa phương chưa thực hiện (Hịa Bình, Quảng Trị, Phú Yên). Người nghèo trở thành đối tượng có số người tham gia BHYT lớn nhất.
Đồ thị 2.3: So sánh số người nghèo đã và chưa tham gia BHYT năm 2006
15178 422
Số người nghèo đã tham gia BHYT
Số người nghèo chưa tham gia BHYT
Nguồn BHXH Việt Nam [phụ lục 3]
Thực hiện BHYT người nghèo là một giải pháp mang lại hiệu quả rõ nét nhất trong việc sử dụng ngân sách nhà nước đế khám chữa bệnh cho người nghèo. Việc đưa người nghèo vào đối tượng tham gia BHYT bắt buộc là chủ
-38-
trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế của nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện BHYT cho người nghèo cũng gặp một số khó khăn như:
- Việc chấp hành nghị định 63 ở một số địa phương chưa nghiêm. Qua hai năm thực hiện, nhưng đến cuối năm 2006 vẫn còn 03 địa phương chưa thực hiện BHYT cho người nghèo, có địa phương đã thực hiện, nhưng lại nửa vời, trong cùng một địa phương huyện thì thực hiện, huyện lại không thực hiện.
- Việc xác định đối tượng người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh người nghèo là theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Tuy nhiên, Bộ LĐTB-XH chỉ xác định “hộ nghèo”, trong khi việc thực hiện quyết định 139/NĐ-CP phải xác định đến từng cá nhân trong hộ, cùng với việc ban quản lý quỹ đều làm việc kiêm nhiệm vì vậy việc lập danh sách còn chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Việc hỗ trợ người cận nghèo trong khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế, nguyên nhân là chưa thống nhất trong việc xác định đối tượng, trình tự xét duyệt, mức hỗ trợ cũng như nguồn kinh phí để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.
c) Người hưởng chính sách xã hội:
Những đối tượng này đều được hưởng BHYT bắc buộc từ năm 1992, riêng đối tượng người có cơng hưởng từ 1995, cựu chiến binh hưởng từ tháng 7/2005. Mức đóng đối với người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp khơng cịn làm việc là 3% lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng do quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo, đối với người có cơng, người già từ 90 tuổi trở lên, nạn nhân chất độc hóa học, cựu chiến binh mức đóng bằng 3% tiền lương tối thiểu do ngân sách nhà nước đảm bảo.
-39-
d) Người ăn theo người có thẻ BHYT bắt buộc:
Năm 2002 quy định thân nhân sĩ quan quân đội được hưởng BHYT bắt buộc, từ tháng 7/2005 quy định thêm đối tượng là thân nhân Công an nhân dân được hưởng BHYT bắt buộc. Hiện đang xem xét để bổ sung thân nhân của những người đang làm công tác cơ yếu. Đến hết tháng 12/2006 có 403 người đã tham gia BHYT bắt buộc chiếm tỷ lệ rất thấp trong nhóm đối tượng này 3,7%.