BHYT chưa mang tính phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (Trang 50)

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHYT

2.4.2.1 BHYT chưa mang tính phổ biến

-51-

Hiện nay, người dân tham gia BHYT chủ yếu là dưới hình thức bắt buộc, cịn phần lớn dân cư có thu nhập thấp, người nơng dân, lao động tự do, hộ nghèo, người già neo đơn …. chưa tiếp cận được với BHYT. Trong số những người tham gia BHYT thì BHYT tự nguyện chiếm một phần rất nhỏ, chủ yếu là BHYT học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, BHYT học sinh, sinh viên lại được đa số các trường học tính gộp và thu chung với các khoản thu học phí nên tính chất tự nguyện cũng không được thể hiện đúng.

- BHYT thực tế cũng chưa khai thác được hết 100% đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia. Sở dĩ có tình trạng trên là do các doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động nhằm làm giảm chi phí giá thành dẫn đến nhiều người dân khơng có thẻ BHYT. Hơn nữa, hiện nay chế tài cho hành vi vi phạm không nộp BHXH, BHYT chưa đủ mạnh để răn đe các đơn vị vi phạm.

- Nhà nước trên thực tế đã ban hành một số văn bản từng bước bổ sung đối tượng được tham gia BHYT như người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam, cán bộ xã phường già yếu nghỉ việc, … tuy nhiên, các đối tượng này lại chưa có văn bản hướng dẫn nguồn chi để mua thẻ BHYT.

2.4.2.2. Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh chưa đáp ứng đầy dủ nhu cầu của người tham gia BHYT.

- Theo tổ chức và cơ chế hoạt động hiện nay thì BHXH tổ chức thực hiện thu BHYT, quản lý quỹ BHYT, ký hợp đồng với cơ sở y tế để thực hiện khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi theo quy định. Với cơ chế này, quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung cịn chưa đáp ứng yêu cầu của người dân, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.

-52-

- Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, người dân với điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khá dễ dàng, khi bệnh thường chọn các cơ sở y tế ở tuyến trên như bệnh viện đa khoa, trung tâm chuyên khoa … để chữa trị dẫn đến tình trạng quá tải ở tuyến trên, trong khi tại y tế ở tuyến cơ sở rất vắng bệnh nhân.

- Ngoài ra, tinh thần thái độ phục vụ của các cơ sở y tế đối với bệnh nhân BHYT cũng là vấn đề bức xúc. Có hiện tượng phân biệt đối xử giữa bệnh nhân BHYT và bệnh nhân khám chữa bệnh theo “dịch vụ” tức là trực tiếp nộp tiền viện phí. Bên cạnh đó cịn có hiện tượng kê đơn những thuốc ngoài danh mục để bệnh nhân BHYT phải mua thuốc bên ngoài. Điều này gây khơng ít khó khăn cho bệnh nhân BHYT, làm giảm niềm tin vào chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, là lực cản lớn cho việc thực hiện BHYT tồn dân.

Kết luận chương 2:

Qua phân tích tình hình tham gia BHYT của các nhóm đối tượng tự nguyện và bắt buộc tại Việt Nam qua các giai đoạn, đề tài rút ra những thành tựu đạt được, cũng như những khó khăn, tồn tại. Đây là cơ sở giúp cho việc định hướng và đề ra các giải pháp để mở rộng phạm vi bao phủ BHYT, tiến tới thực hiện BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới.

-53-

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VIỆC MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT 3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân

- Điều 39 của Hiến pháp 1992: “Thực hiện BHYT, tạo điều kiện để mọi

người dân được chăm sóc sức khỏe” là tiền đề cho việc thực hiện BHYT ở nước ta.

- Nghị quyết số 04/NQ-HNTW ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân: “Tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế. thực

hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT, …”.

- Điều 142 Bộ luật Lao động năm 1994: “Khi ốm đau, người lao động được khám và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ BHYT.”

- Nghị quyết 37/CP ngày 20/06/1996 của Chính phủ: “Về lâu dài nên

phát triển BHYT tồn dân … nên mở rộng các hình thức bảo hiểm gồm BHYT tự nguyện, BHYT nông thôn, BHYT học sinh… để dần dần bao phủ BHYT toàn dân.”

- Nghị quyết 90/CP ngày 21/08/1997 của Chính phủ tiếp tục khẳng định: “Nhân dân tham gia đóng góp và chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe thơng qua chế độ viện phí và tham gia BHYT,…”

- Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 35/2001/QĐ- TTg, ngày 19/03/2001: “Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố quỹ BHYT bắt

-54-

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thức IX: “Thực hiện cơng bằng xã hội

trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân ….”

- Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: “ …phát triển BHYT ở nông thôn, đặc biệt là BHYT cho người nghèo,

những người thuộc diện chính sách trợ cấp xã hội và nơng dân.”

- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: “Phát triển BHYT tồn dân, nhằm từng bước đạt tới sự cơng bằng trong chăm

sóc sức khỏe, …Xây dựng lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và năm 2010”.

- Nghị quyết số 05/2005NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao: “Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010: thực hiện BHYT toàn dân”.

- Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm năm 2006-2010 trình Đại hội Đảng X: “Phát triển và nâng cao chất lượng BHYT,

đến năm 2010, thực hiện BHYT đối với toàn dân”.

Như vậy, các quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước trong suốt thời gian qua và cả giai đoạn sắp tới đều nhất quán, đó là:

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước.

- Đẩy nhanh tiến độ phát triển và nâng cao chất lượng BHYT; củng cố và mở rộng BHYT bắt buộc theo hướng đa dạng hóa các loại hình BHYT đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phát triển mạnh BHYT dựa trên cộng đồng, chủ yếu dựa vào sự đóng góp của người tham gia, khuyến khích các loại hình BHYT tự nguyện, tiến tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2010, nhằm đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe.

-55-

- Nhà nước ưu tiên tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho y tế nhưng từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thơng qua hình thức BHYT (Nhà nước giảm dần kinh phí thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh, dùng nguồn này để hỗ trợ người dân mua BHYT).

3.1.2. Mục tiêu BHYT

BHYT là một hoạt động kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, giải quyết được vấn đề BHYT cũng chính là giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, quan điểm về BHYT được hình thành cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Quy luật đòi hỏi giá cả y tế phải phù hợp với giá trị các chi phí y tế. Thời kỳ bao cấp buộc phải tạo nên tình trạng đủ một cách giả tạo giữa giá chi phí y tế và khả năng chi trả của ngân sách và động thái này làm hạn chế đến chất lượng khám chữa bệnh.

Trong thời điểm hiện nay, quan điểm về BHYT như trên chưa phải đã được thay đổi hoàn toàn, quy luật giá cả và giá trị trong BHYT vẫn chưa cho thấy sự phù hợp. Vì vậy, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế xã hội vốn có của BHYT vẫn chưa được thể hiện rõ nét trong điều kiện hiện nay. Để đạt đuợc yêu cầu trên, lộ trình tiến đến BHYT tồn dân phải được xây dựng dựa trên cơ sở quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, mục tiêu hướng đến BHYT toàn dân bao gồm:

- BHYT phải được phát triển rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, người dân cùng nhà nước đóng góp để chăm sóc sức khỏe cho tồn dân.

- BHYT bảo đảm tính cơng bằng xã hội, bảo vệ người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội khi có nguy cơ bị đau ốm.

- BHYT phải trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.

-56-

3.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN THỰC HIỆN BHYT TỒN DÂN

Tiến tới BHYT tồn dân là cả một q trình, nó liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội - khoa học kỹ thuật (y tế) đồng bộ và chín muồi. Đó là từ vấn đề nhận thức cho đến các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng đầy đù cho việc chăm sóc sức khỏe cũng như các yếu tố của quá trình kinh tế như tăng trưởng kinh tế, việc làm và thu nhập của người lao động… Vì vậy việc tiến tới BHYT tồn dân cũng là quá trình hội tụ được đầy đủ các yếu tố cần thiết mà trong đó Nhà nước giữ vai trò điều tiết hết sức quan trọng. Sự nóng vội, mang tính phong trào, hình thức có khi chỉ diễn ra được một vài tháng, một vài năm song sau đó khơng cịn đủ điều kiện thực hiện tiếp, phải dừng lại, đó cũng chưa phải là mục tiêu của BHYT toàn dân mà chúng ta đã đề ra. Mục tiêu BHYT tồn dân khơng những đạt được về diện rộng mà cịn phải đảm bảo tính bền vững lâu dài và phải trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi công dân.

3.2.1 BHYT chịu sự tác động trực tiếp của thị trường lao động (cụ thể là việc làm và thu nhập của người lao động)

Trước hết BHYT phải tuân theo nguyên tắc bảo hiểm, tức là “có đóng góp mới có hưởng, khơng đóng góp thì khơng được hưởng”. Vấn đề khởi đầu của quan hệ BHYT là vấn dề việc là và thu nhập, nó liên quan đến thị trường lao động. Nhìn dưới giác độ kinh tế vĩ mô sẽ dễ thấy tác động của thị trường lao động đến vấn đề việc làm và thu nhập. Điều đó cũng đồng nghĩa là sự tác động vĩ mô đến khả năng tham gia BHXH và mức độ đóng góp của người lao động và các thành viên ăn theo của gia đình họ. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển với trạng thái việc làm cao và thu nhập cao thì đương nhiên có nhiều người tham gia và đóng góp BHXH, hạn chế số người gặp rủi ro mất việc để nhận trợ cấp BHXH. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào giai đoạn suy

-57-

thối thì sẽ tăng số người thất nghiệp, tăng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vào thời điểm này, số người đóng góp BHXH cũng đương nhiên giảm xuống vì họ khơng có thu nhập do mất việc làm. Đồng thời quỹ BHYT cũng giảm xuống tương ứng là hạn chế khả năng chi trả khi người lao động bị ốm đau. Ngay cả vào thời gian nền kinh tế suy giảm, việc điều tiết vĩ mô của Nhà nước cũng như khả năng đóng góp BHYT của nhà nước cho những đối tượng chính sách xã hội cũng phần nào bị hạn chế. Như vậy, thị trường lao động không những tác động trực tiếp đến vấn đề việc làm và thu nhập mà còn tác động mang tính chất vĩ mơ đến hoạt động chung của BHXH, BHYT. Do đó, nếu xét về mặt tổng thể, hoạt động của BHYT muốn tiến hành được trước hết vẫn phải xuất phát từ vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động. Đây vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để thực hiện BHYT.

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số Việt Nam

Đvt: nghìn người

Thành thị Nông thôn

Chỉ tiêu

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng cộng

1999 18.082 23,61 58.515 76,39 76.597 2000 18.772 24,18 58.864 75,82 77.635 2001 19.469 24,74 59.217 75,26 78.686 2002 20.022 25,11 59.705 74,89 79.727 2003 20.870 25,80 60.033 74,20 80.902 2004 21.737 26,5 60.294 73,5 82.031 Nguồn Tổng cục Thống kê [PL4]

Nước ta là một nước đang phát triển, lực lượng lao động ở nông thôn và lao động tự tạo việc làm chiếm tỷ trọng lớn (năm 2004 lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 73,5%). Đặc điểm của nhóm lao động này là khó quản lý và thường không ổn định việc làm và thu nhập, những người này không thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT. Ngược lại ở các nước phát triển thì số lao

-58-

động làm cơng ăn lương chiếm tới 90% số lao động có việc làm, cịn lại là tự hành nghề, do đó việc tiến hành BHYT bắt buộc là rất thuận lợi. Vì vậy, trong nhiều năm tới việc tìm ra các hình thức BHYT phù hợp cũng như việc tuyên truyền vận động cho nhóm đối tượng này tham gia BHYT một cách đầy đủ là một nhiệm vụ rất quan trọng để thực hiện BHYT toàn dân.

3.2.2 Hoạt động BHYT chịu tác động của mối quan hệ cung cầu trên thị trường sức khỏe. trường sức khỏe.

Người tham gia BHYT khi lâm bệnh, có nhu cầu khám chữa bệnh, đó là “cầu” trên thị trường sức khỏe. Còn cung trên thị trường sức khỏe là các cơ sở khám chữa bệnh với các trang thiết bị, kỹ thuật y tế cần thiết cùng với trình độ chun mơn của bác sĩ và việc cung ứng thuốc men. Trong mối quan hệ cung cầu này, người bệnh hoàn toàn bị động và phải chấp hành theo sự điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có nghĩa là lợi thế ln thuộc về phía cung. Nếu cung lớn hơn cầu thì người bệnh có nhiều cơ may được lựa chọn những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, ngược lại nếu cầu ln vượt cung thì người bệnh hoặc là phải chờ đợi lâu để được đến lượt khám chữa bệnh (trường hợp không phải là cấp cứu) hoặc là phải chấp nhận với chất lượng dịch vụ không đầy đủ, ví dụ bệnh viện ln q tải do q nhiều bệnh nhân mà khả năng phục vụ và giường bệnh chỉ có hạn, đây cũng là một trong những nguồn gốc gây nên những yếu tố tiêu cực trong công tác khám chữa bệnh.

Người ta thường đáng giá mối quan hệ quan hệ cung - cầu này thông qua các chỉ tiêu như: mức đầu tư cho phát triển ngành y tế hàng năm tính bình qn đầu người, số giường bệnh tính bình qn đầu người, số bác sĩ bình quân đầu người.

Về đầu tư y tế ở nước ta, nhà nước mới đảm bảo được khoảng gần 5 USD/người/năm (theo điều tra của Tổ chức Tổ chức Y tế thế giới, năm 2002 nhu cầu chi cho chăm sóc sức khỏe hiện nay cần mức bình quân khoảng 22

-59-

USD/người/năm. Tổng chi ngân sách dành cho y tế của toàn xã hội khoảng 4%/năm. Vì vậy, tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào hàng thứ 189/191 nước về y tế và là nước có đầu tư cho y tế thấp nhất trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)