3.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC
3.2.2 Hoạt động BHYT chịu tác động của mối quan hệ cung cầu trên thị
trường sức khỏe.
Người tham gia BHYT khi lâm bệnh, có nhu cầu khám chữa bệnh, đó là “cầu” trên thị trường sức khỏe. Còn cung trên thị trường sức khỏe là các cơ sở khám chữa bệnh với các trang thiết bị, kỹ thuật y tế cần thiết cùng với trình độ chun mơn của bác sĩ và việc cung ứng thuốc men. Trong mối quan hệ cung cầu này, người bệnh hoàn toàn bị động và phải chấp hành theo sự điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có nghĩa là lợi thế ln thuộc về phía cung. Nếu cung lớn hơn cầu thì người bệnh có nhiều cơ may được lựa chọn những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, ngược lại nếu cầu ln vượt cung thì người bệnh hoặc là phải chờ đợi lâu để được đến lượt khám chữa bệnh (trường hợp không phải là cấp cứu) hoặc là phải chấp nhận với chất lượng dịch vụ khơng đầy đủ, ví dụ bệnh viện luôn quá tải do quá nhiều bệnh nhân mà khả năng phục vụ và giường bệnh chỉ có hạn, đây cũng là một trong những nguồn gốc gây nên những yếu tố tiêu cực trong công tác khám chữa bệnh.
Người ta thường đáng giá mối quan hệ quan hệ cung - cầu này thông qua các chỉ tiêu như: mức đầu tư cho phát triển ngành y tế hàng năm tính bình qn đầu người, số giường bệnh tính bình qn đầu người, số bác sĩ bình quân đầu người.
Về đầu tư y tế ở nước ta, nhà nước mới đảm bảo được khoảng gần 5 USD/người/năm (theo điều tra của Tổ chức Tổ chức Y tế thế giới, năm 2002 nhu cầu chi cho chăm sóc sức khỏe hiện nay cần mức bình quân khoảng 22
-59-
USD/người/năm. Tổng chi ngân sách dành cho y tế của toàn xã hội khoảng 4%/năm. Vì vậy, tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào hàng thứ 189/191 nước về y tế và là nước có đầu tư cho y tế thấp nhất trong khu vực.
Bảng 3.2: Chỉ tiêu giường bệnh bình quân đầu người tại Việt Nam Chỉ tiêu 1995 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu 1995 2002 2003 2004 2005
Số cơ sở y tế 12.972 13.095 13.162 13.149 13.243
Số giường bệnh (nghìn cái) 192,3 192,6 192,9 196,3 197,2
Giường bệnh bình quân cho 1 vạn
dân 26,7 24,2 23,8 23,9 23,7
Nguồn Tổng cục thống kê [Phụ lục 5,6]
Về số giường cơng lập, trong đó tính cả các bệnh viện của ngành, Bộ và trạm y tế xã có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, trên cả nước năm 2005 mới có 197,2 nghìn giường, trung bình 23.7 giường/10 nghìn dân, so với 25-26 giường/ 10 nghìn dân của các nước trong khu vực. Với hệ thống giường bệnh như vậy, hệ thống khám chữa bệnh của Việt Nam đang bị quá tải nghiêm trọng, không đủ thời gian cho việc làm vệ sinh, chưa kể mỗi giường có khi có tới 2 – 3 bệnh nhân cùng nằm. Hệ thống mạng lưới tuyến y tế cơ sở cấp xã, phường nhất là ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu và còn yếu, khơng tạo điều kiện cho người bệnh có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế khi lâm bệnh.
Việc đầu tư có các tuyến bệnh viện cũng chưa được cân đối về mặt trang bị kỹ thuật và trình độ chun mơn. Trong khi các phịng khám đa khoa ở tuyến tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương đang ở tình trạng quá tải thì ở các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, khu vực hoặc xã, phường lại vắng tanh, không sử dụng hết cơng suất vì trang thiết bị cịn nghèo nàn, trình độ chuyên môn của các thầy thuốc chưa cao.
-60-
Bảng 3.3: Chỉ tiêu bác sĩ bình quân trên đầu người tại Việt Nam
Đvt: trăm nghìn người Chỉ tiêu 1995 2002 2003 2004 2005 Bác sĩ 30,6 44,5 47,2 50,1 51,5 Y sĩ 45.0 50,6 48,7 49,2 49,7 Y tá 47,6 46,4 47,8 49,2 51,6 Nữ hộ sinh 11,7 15,4 16,2 17,5 18,1 Bác sĩ bình quân/vạn dân 4,3 5,6 5,8 6,1 6,2 Nguồn Tổng cục Thống kê [Phụ lục 7]
Về nhân lực của ngành y tế hiện nay, số cán bộ có trình độ trên đại học và đại học chiếm 24,8%, cao đẳng 50.1%. Chỉ tiêu bác sĩ tính trên đầu người có tăng qua từng năm, đến năm 2005 là 6,2 bác sĩ trên 10 nghìn dân nhưng vẫn còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực, thấp nhất cũng phải đạt được 8-10 bác sĩ trên 10 nghìn dân.
Với những mất cân đối nghiêm trọng về “cung - cầu” như đã nêu, có thể phần nào giải thích một cách khách quan về sự hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người bệnh cũng như sự hạn chế về chất lượng khám chữa bệnh. Do vậy, trong nhiều năm tới, Nhà nước ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc xây dựng mới, đầu tư thêm trang thiết bị y tế hiện đại và mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh hiện có trong tất cả các tuyến điều trị cũng như việc đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng chun mơn cho ngành y tế. Vì thế, trong lĩnh vực y tế, Nhà nước ta chưa thể sử dụng được nhiều công cụ thị trường trong cơng tác chăm sóc sức khỏe tồn dân (loại trừ thị trường thuốc men thuần túy). Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất kỹ thuật cho ngành y tế và quản lý giá các dịch vụ y tế là một trong những nhiệm
-61-
vụ quan trọng trong hệ thống điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.