TỚI BHYT TOÀN DÂN
3.3.1 Xây dựng chế độ BHYT cơ bản làm nền móng cho việc thực hiện BHYT toàn dân BHYT toàn dân
Vấn đề đặt ra là: thực hiện BHYT toàn dân theo khung quyền lợi BHYT như thế nào, tức là xác định mức độ hưởng của người tham gia BHYT. Theo nguyên tắc chung thì khi mọi người đã tham gia BHYT thì đều phải có nghĩa vụ đóng góp theo quy định, đồng thời họ sẽ được chữa trị cho đến khi khỏi bệnh mà khơng phân biệt họ mắc bệnh gì, chi phí ra sao. Tức là chúng ta giải quyết mâu thuẫn giữa mức đóng góp có hạn của người tham gia BHYT với mức độ và phạm vi có thể hưởng các dịch vụ y tế, thuốc men được tính ra bằng các khoản chi phí phải trả cho cơ sở khám chữa bệnh. Điều này rất quan trọng vì mục tiêu của việc thực hiện BHYT toàn dân là rất cao cả, nhưng nếu khả năng đóng góp mà khơng đủ để chi trả thì mục tiêu đó cũng khó thực hiện được. Ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển và kể cả các nước có bề dày hàng trăm năm thực hiện BHYT thì điều đáng lo ngại nhất của BHYT vẫn là
-63-
chi phí khơng ngừng gia tăng và người ta cũng phải đặt ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tăng cao chi phí trong khn khổ tài chính cho phép.
Căn cứ vào thực tiễn và vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chúng ta cần xây dựng một chế độ BHYT cơ bản cho mọi người dân. Đó
là tiêu chuẩn khám chữa bệnh cơ bản, thiết yếu để thực hiện BHYT toàn dân.
Tức là mọi người dân khi mắc những bệnh nhất định (loại trừ những bệnh tật do người bệnh cố tình gây nên như tự tử, nghiện ma tuý … hoặc những bệnh được nhà nước tài trợ bằng nguồn cung ứng khác như: bệnh lao, bệnh phong…) đều được khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn cơ bản.
Ngồi ra, cịn có thể triển khai BHYT tự nguyện với hình thức là để bổ sung thêm quyền lợi cho người đã tham gia BHYT cơ bản. Điều này có nghĩa là khi người dân đã tham gia BHYT bắt buộc theo luật định, mà có nhu cầu hưởng quyền lợi cao hơn như quyền chọn phịng bệnh, thầy thuốc, khơng phải chờ phiên mổ… thì tham gia thêm BHYT tự nguyện bổ sung. Khi đó có nhiều mức phí khác nhau cho người mua lựa chọn tương ứng với những quyền lợi được hưởng.
3.3.2 Các giải pháp để mở rộng từng đối tượng tham gia
3.3.2.1 Nhóm đối tượng người làm cơng ăn lương:
Theo quy định thì 100% người thuộc nhóm này là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế việc tham gia BHYT gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể do khơng muốn đóng BHYT cho người lao động để giảm bớt chi phí sản xuất, cạnh tranh trong thương trường.
Bên cạnh việc tuyên truyền vận động các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ BHXH, BHYT cho người lao động, chính phủ cần ban hành quy định về chế tài thực hiện tham gia BHYT bắt buộc đủ mạnh và giao quyền cho cơ
-64-
quan BHXH trong phối hợp xử lý vi phạm đối với trường hợp đơn vị sử dụng lao động cố tình trốn mua BHYT cho người lao động.
Từ nay cho đến năm 2008 phấn đấu làm sao về cơ bản những đối tượng này phải tham gia BHYT.
3.3.2.2 Nhóm đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi :
Hiện nay, theo quy định của Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 thì trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước, thực hiện cơ chế thực thanh thực chi. Tuy nhiên về mặt thanh tốn chi phí khám chữa bệnh việc thực thanh thực chi có thuận lợi cho từng địa phương nhưng sẽ có khó khăn trong thanh toán với các trường hợp phải chuyển tuyến điều trị đến các bệnh viện tuyến trên, tập trung vào các bệnh viện tuyến trung ương có dịch vụ kỹ thuật cao, nhiều trường hợp khám vượt tuyến chịu thanh toán theo cơ chế dịch vụ.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng này khoảng gần 770 ngàn người, số được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí do nhà nước cấp kinh phí cho cơ sở khám chữa bệnh theo phương thức thực thanh thực chi năm 2005 vào khoảng 404 ngàn, đạt tỷ lệ 52,45%. Tuy nhiên qua thời gian thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập, tỷ lệ sử dụng quỹ này rất thấp (thống kê tại một số bệnh viện nhi số tiền viện phí được miễn của trẻ dưới 6 tuổi chỉ chiếm 12% tổng chi phí khám chữa bệnh của các cháu). Nguyên nhân chính vẫn là các quy định và thủ tục khám chữa bệnh còn phức tạp chưa phù hợp, cịn duy trì hai chế độ phục vụ theo giá dịch vụ và miễn phí, cịn tình trạng phân biệt đối xử … khiến người thụ hưởng cảm thấy chưa yên tâm khám chữa bệnh theo chế độ miễn viện phí mà vẫn phải buộc chọn khám chữa bệnh theo dịch vụ. BHYT là giải pháp có tính khả thi cao để đảm bảo trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe. Tức là nhà nước dùng kinh phí từ ngân sách mua BHYT cấp phát cho
-65-
các trẻ em dưới 6 tuổi. Khơng nên cấp phát kinh phí trực tiếp cho các cơ sở khám chữa bệnh vì điều này sẽ làm cho các cơ sở khám chữa bệnh nơi thì thừa tiền (thường là các trạm y tế), nơi thì thiếu tiền (các bệnh viện lớn). Điều này phù hợp với nghị quyết 05 của chính phủ thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2010 là “chuyển dần chi thường xuyên ngân sách nhà nước từ hình thức
cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ”.
Vậy để thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho trẻ em tốt hơn và đảm bảo công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh do có chia sẻ, hỗ trợ kinh phí từ quỹ BHYT, thì nên đưa đối tượng này vào diện tham gia BHYT bắt buộc. Kinh phí mua BHYT tồn bộ do nguồn ngân sách nhà nước cấp với mức 3% mức tiền lương tối thiểu/tháng.
3.3.2.3 Nhóm đối tượng người nghèo
Theo quy định của Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 15/6/2005 của Chính phủ thì đây là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc từ 01/7/2005. Do có quy định chuẩn nghèo mới, một số địa phương chưa xác định xong vì vậy, nhóm đối tượng này thực hiện BHYT năm 2006 là 15 triệu người, số còn lại sẽ thực hiện từ năm 2007, đến năm 2008 phải đảm bảo 100% người nghèo có thẻ BHYT. Kinh phí mua BHYT tồn bộ do nguồn ngân sách Nhà nước cấp, mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu chung.
Đối tượng cận nghèo (hộ có thu nhập từ 1-1,5 chuẩn nghèo) chuyển qua mua thẻ BHYT tự nguyện có sự hỗ trợ của nhà nước về mức phí. Tuy nhiên khoảng cách giữa đối tượng nghèo và cận nghèo là không đáng kể nên để đảm bảo tiến tới BHYT toàn dân nên mở rộng việc thực hiện BHYT bắt buộc cho cả các đối tượng thuộc diện cận nghèo.
-66-
Đối tượng này tương đối ổn định, có thể kiểm sốt được và đều đã được tham gia BHYT, riêng cựu chiến binh mới triển khai trong năm 2006. Kinh phí mua BHYT toàn bộ do nguồn ngân sách nhà nước cấp với mức bằng 3% mức lương tối thiểu chung (trừ số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đóng bằng 3% lương hưu, trợ cấp hàng tháng và nguồn này do quỹ BHXH đảm bảo).
3.3.2.5 Nhóm đối tượng học sinh sinh viên
Đối tượng này cần trình Chính phủ thực hiện BHYT bắt buộc đối với học sinh sinh viên. Kinh phí mua BHYT do cha mẹ học sinh đóng góp và hỗ trợ của ngân sách nhà nước với mức tối thiểu là 30% bởi vì lực lượng học sinh học nghề tại các trường học nghề, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học không phân biệt trường công lập, trường bán công hoặc dân lập hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số. Đây là những người trong độ tuổi tham niên, trẻ, khỏe, có nhận thức tốt về mọi mặt, dễ tiếp cận với cái mới và dễ dàng chấp hành các chính sách chế độ. Mặt khác, việc bắt buộc tham gia BHYT cũng là một nội dung giáo dục về tiêu chuẩn sống cho thế hệ mới để họ hiểu rằng: một trong những hoạt động sống hết sức cần thiết của mỗi thanh niên khi đến tuổi trưởng thành là phải tham gia BHYT bắt buộc, đó là một nếp sống, phải là một tập quán và thực chất đó là một nghĩa vụ. Sự đóng góp của họ ngày hơm nay, một mặt là nghĩa vụ đối với bản thân họ với cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn hiện tại, nhưng mặt khác cũng là sự đóng góp cho bản thân họ cho tương lai khi họ về già, đau yếu. Sau đó vào thời điểm khi họ già yếu, đến lượt thế hệ con cháu sẽ có trách nhiệm đóng góp để chăm sóc sức khỏe cho thế hệ cha ông của họ. Ý nghĩa của việc giáo dục thế hệ trẻ cũng như sự gắn kết trách nhiệm giữa các thế hệ trong cộng đồng xã hội từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
-67-
được thể hiện rất rõ trong hoạt động BHYT khi đưa đối tượng học sinh sinh viên các trường chuyên nghiệp và diện tham gia BHYT bắt buộc.
Ngồi ra, xét trên thực tế tính chất của BHYT học sinh sinh viên là loại hình bắt buộc, do bởi việc thu phí được tính chung trong các khoản thu học phí khác, phụ huynh học sinh khơng thể có sự lựa chọn. Kết hợp với nhà trường, BHXH sẽ quản lý nguồn thu BHYT từ học sinh sinh viên chặt chẽ.
Để có thể thực hiện được công tác BHYT bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp cần phải có các quy định pháp luật, quy định đó bao gồm những nội dung chính sau:
- Một trong những điều kiện bắt buộc sinh viên khi bước vào học tập là phải tham gia BHYT, nếu khơng có BHYT thì khơng được vào học hoặc không được học tiếp, quy định này là bắt buộc cho tất cả mọi sinh viên.
- Hình thức thu đóng góp BHYT sẽ thơng qua nhà trường và có trích tỷ lệ cho nhà trường là cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho sinh viên như chính sách BHYT tự nguyện hiện hành.
- Với mức đóng như vậy, mỗi sinh viên đều được hưởng các chế độ khám chữa bệnh hiện hành như người lao động tham gia BHYT bắt buộc khác.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đối tượng học sinh sinh viên vẫn còn là đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng tỷ lệ tham gia của nhóm đối tượng này như sau:
- Tiếp tục quan tâm đầu tư cùng với các ngành chức năng có liên quan như ngành Giáo dục, y tế để thúc đẩy hoạt động của mạng lưới y tế học đường tại trường học. Tạo sự gắn kết hữu cơ trong thực hiện BHYT giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và ngành giáo dục thông qua việc nâng cao hiệu quả mang lại của y tế học đường đối với việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh.
-68-
- Đề nghị ngành giáo dục đưa công tác thực hiện BHYT học sinh sinh viên và công tác y tế học đường vào nhiệm vụ của năm học để phát động phong trào thi đua, khen thưởng… nhằm đẩy mạnh việc thực hiện BHYT trong nhà trường.
- Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với ngành y tế để nâng cấp y tế cơ sở, mở rộng cho đối tượng học sinh sinh viên đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân (hiện nay học sinh sinh viên chỉ được đăng ký khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế quận huyện tại nơi cư ngụ). Tổ chức khám bệnh cho học sinh sinh viên vào ngày lễ, ngày nghỉ.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, xác định đúng đối tượng truyền thông, xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền vận động phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thơng tin đại chúng, tờ rơi, panơ, áp phích, bảng quảng cáo. Hằng năm chuẩn bị đến năm học mới, cần xây dựng các phóng sự truyền hình tun truyền về chính sách BHYT học sinh nhằm cổ động cho phong trào ngăn ngừa phòng chống bệnh học đường, thể dục thể thao để nâng cao thể chất, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tham gia BHYT học sinh sinh viên.
- Riêng khối đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngoài các giải pháp trên cần tăng cường mối quan hệ, có cơ chế tác động thích hợp với Ban giám hiệu của từng trường.
3.3.2.6 Nhóm đối tượng người ăn theo người có thẻ BHYT bắt buộc
Trong nhóm đối tượng này thì đối với người ăn theo của cán bộ sỹ quan lực lượng vũ trang đã là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
Để có thể tiến tới BHYT tồn dân thì nên thực hiện BHYT bắt buộc đối với người ăn theo trong gia đình của người đang tham gia BHYT bắt buộc. Sự tồn tại và phát triển của từng gia đình - mỗi tế bào của xã hội - là yếu tố không thể thiếu được trong sự phát triển chung của tồn xã hội. Đối với nước
-69-
ta thì tế bào gia đình lại càng được coi trọng hơn. Sự gắn kết về tình cảm cũng như trách nhiệm lẫn nhau về mọi lĩnh vực đối với từng thành viên trong gia đình ln là một tập quán đáng quý của người Việt Nam. Khi một thành viên ăn theo trong gia đình bị ốm đau thì gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh cũng đè lên vai chính những người chủ gia đình, người đang phải lao động sản xuất để nuôi dưỡng họ, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình và thu nhập của người lao động. Do vậy, sự chia sẻ rủi ro mang tính xã hội cũng khơng thể bỏ qua đối với các thành viên trực tiếp của từng gia đình và các thành viên trong gia đình đều cũng có trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện BHYT. Tuy nhiên, cần quy định những điều kiện chặt chẽ và mức đóng thích hợp, cụ thể như sau:
- Đối tượng thuộc gia đình (người ăn theo) được tham gia BHYT bắt buộc bao gồm:
+ Đang là vợ hoặc chồng.
+ Con cái của các thành viên trong gia đình liên quan đến sự ni dưỡng gồm con đẻ, con nuôi, cháu cũng như trẻ em nuôi dưỡng được thừa nhận làm con nuôi.
- Điều kiện cho những thành viên ăn theo trong phạm vi gia đình là: + Nơi ở hoặc nơi lưu trú thường xuyên phải trong nước.
+ Không được là thành viên của gia đình khác.
+ Khơng có hoạt động tự hành nghề là nghề nghiệp chính.
- Mức đóng góp: ở các nước công nghiệp phát triển, những thành viên thuộc diện tham gia BHYT theo gia đình đều khơng phải đóng góp thêm. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có đủ điều kiện để thực hiện như vậy, do đó mức đóng cho mỗi người ăn theo dự kiến sẽ là 5% mức tiền lương tối thiểu, trong đó quy định đơn vị sử dụng lao động của người đang làm việc hỗ trợ 30% . Để không làm ảnh hưởng đến mức sống của những gia đình đơng con thì có
-70-
thể từ người ăn theo thứ ba trở đi sẽ được giảm 10% mức đóng và những người này vẫn được hưởng các chế độ BHYT như những người ăn theo khác.
- Do đặc trưng riêng của Việt Nam thì vẫn cịn nhiều người hết tuổi lao động nhưng vẫn chưa được tham gia BHYT, do vậy diện người ăn theo của người tham gia BHYT bắt buộc sẽ bao gồm cả bố, mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc