2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHYT
2.4.1.1 Mở rộng sự tham gia của nhiều đối tượng
Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện chính sách BHYT đã khẳng định sự đúng đắn và tính ưu việt của chính sách BHYT. BHYT đã thể hiện tính nhân đạo, cộng đồng sâu sắc, với truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Nhiều người đóng BHYT nhưng chưa dùng đến, giúp cho những người khác trong cộng đồng có điều kiện vượt qua bệnh tật, đặc biệt là nhưng người có thu nhập thấp, người tuổi cao, sức yếu. Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe, vốn q nhất của con người, chính sách BHYT đã nhanh chónh đi vào đời sống xã hội, được xã hội chấp nhận và ngày càng được phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ.
Tổng số người tham gia các loại hình BHYT năm 1993 chỉ đạt 3.8 triệu người, chiếm 5.4% dân số cả nước; đến năm 1999 (năm đầu tiên thực hiện quản lý tập trung thống nhất toàn ngành BHYT) tổng số người tham gia hơn 9.8 triệu người, đạt tỷ lệ 13.5% dân số; cuối năm 2003, BHYT đã bao phủ được khoảng 20% dân số. Đầu năm 2003, hệ thống BHYT Việt Nam sát nhập vào Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện khai thác triệt để đối
-48-
tượng tham gia, mở rộng loại hình BHYT tự nguyện; năm 2004 số người tham gia đã tăng gấp 4.5 lần năm 1993.
Đối tượng tham gia BHYT hiện nay không chỉ là đối tượng bắt buộc mà mở rộng thực hiện BHYT tự nguyện đến tất cả các đối tượng trong xã hội, kể cả đối tượng nghèo, cận nghèo …góp phần ổn định xã hội, nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe, tạo sự cơng bằng xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, số thu về BHYT cũng tăng theo sự mở rộng đối tượng tham gia: Năm 1993 thu BHYT đạt 112 tỷ đồng, chiếm 8,6% ngân sách y tế; năm 1998 thu BHYT đạt 694 tỷ đồng, chiếm 28,4% ngân sách y tế; năm 2003 thu đạt 2069 tỷ đồng, chiếm 37,7% ngân sách y tế.