3.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC
3.2.3 Quan hệ “tiền – hàng” trong hoạt động BHYT
Theo nguyên tắc của BHYT người tham gia BHYT đóng góp bằng tiền vào quỹ BHYT, nhưng khi ốm đau, người bệnh không nhận lại bằng tiền là nhận lại bằng các dịch vụ y tế nhằm để khám và chữa khỏi bệnh tật, tức là người bệnh nhận lại quyền lợi bằng “hiện vật”. Trong hoạt động của BHYT có mối quan hệ ba bên: người bệnh (người tham gia BHYT) – Ngành BHXH – Cơ sở khám chữa bệnh. Những mối quan hệ này là mối quan hệ trực tiếp, hai chiều nhưng quan hệ tiền hàng chỉ diễn ra giữa ngành BHXH với cơ sở khám chữa bệnh thông qua giá cả của các dịch vụ y tế thuốc men … và cách thức thanh toán. Về phía ngành BHXH, với một lượng tiền nhất định (quỹ BHYT) người ta muốn chi trả đầy đủ các dịch vụ y tế và thuốc men cần thiết cho các thành viên tham gia BHYT khi bị ốm đau. Ngược lại, về phía các cơ sở khám chữa bệnh, người ta cũng muốn được trang trải đẩy đủ những chi phí sản xuất cần thiết khi thực hiện khám chữa bệnh nhằm để duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị. Vì vậy, việc quản lý giá cả có ý nghĩa lớn đến việc thực hiện BHYT toàn dân ở nước ta.
Thuốc men là loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường sức khỏe. Chống độc quyền và tăng cường năng lực cạnh tranh trong việc cung ứng thuốc (kể cả thuốc ngoại) là một trong những giải pháp hữu hiệu mà nhà nước đã đưa ra nhằm kiểm sốt và bình ổn giá cả.
Giá thành thuần túy của các dịch vụ y tế nếu nhìn dưới giác độ kinh tế sẽ bao gồm đầy đủ các khoản chi phí cho hoạt động của bệnh viện, trong đó có cả khấu hao tài sản cố định như nhà cửa của bệnh viện … Nếu xác định giá cả cho các dịch vụ y tế của các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước mà tính theo giá thành đầy đủ (có ý kiến cho rằng cần phải tính đúng, tính đủ) thì chẳng
-62-
khác gì việc xác định giá cả cạnh tranh với các cơ sở tư nhân. Hiện nay, khả năng thanh toán viện phí của người bệnh nói chung và khả năng thanh tốn của quỹ BHYT từ đóng góp bằng tiền lương của người lao động hiện nay không thể chi trả các dịch vụ y tế dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ, đó là chưa kể đến sức ép của quan hệ cung cầu do khả năng cung ứng các dịch vụ y tế còng quá thấp so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Việc xác định thời điểm đưa loại chi phí nào vào giá là một vấn đề kinh tế - xã hội hết sức quan trọng vì từ đó tác động trực tiếp đến việc nâng giá viện phí mà vẫn phải đảm bảo khả năng chi trả của đại bộ phận dân cư khi ốm đau. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: “giá các dịch vụ y tế luôn phải là giá chịu sự điều
tiết của nhà nước”.