Đvt: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân đầu người
một tháng Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất Cả nước 356,1 107,7 872,9 Thành thị 622,1 184,2 1.479,2 Nông thôn 275 100,2 598,6 Nguồn Tổng cục thống kê [Phụ lục 4]
Nhóm đối tượng lao động nơng thơn chiếm một tỷ trọng lớn, có thu nhập tuy ổn định, nhưng thấp trong xã hội (năm 2004 là 275.100 đồng/người/tháng), do vậy sẽ tham gia các chương trình BHYT tự nguyện là chủ yếu trong một thời gian dài, tùy thuộc vào điều kiện tăng trưởng kinh tế để sau này có chính sách để nông dân được tham gia BHYT bắt buộc và cần có sự hỗ trợ ở mức độ phù hợp của nhà nước trong mức phí BHYT cho nhóm dân cư này, một mặt đảm bảo sự công bằng, một mặt khuyến khích họ tham gia BHYT.
-71-
gia đình phải tham gia và mỗi đợt phát hành phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã tham gia. Hơn nữa, đối tượng này đa số thu nhập thấp, phải tham gia theo cả hộ, địa bàn rộng, nhận thức hạn chế, việc triển khai vận động thu tiền rất khó… lại càng làm cho việc vận động nhóm đối tượng này tham gia BHYT càng khó khăn hơn. Vì vậy để có thể khai thác được tối đa đối tượng này tham gia BHYT phải có sự hỗ trợ của nhà nước và tồn xã hội về mức phí. Kinh phí mua BHYT do người dân đóng góp và Nhà nước, các tổ chức xã hội trong ngoài nước hỗ trợ tùy theo từng thời kỳ kinh tế với mức đóng góp hợp lý.
Nhà nước có thể hỗ trợ cho nhóm này theo 2 cách:
- Thứ nhất, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mệnh giá BHYT (tùy theo tình hình ngân sách địa phương).
- Thứ hai, năm 2008 ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mệnh giá BHYT; năm 2009 ngân sách nhà nước hỗ trợ 40% và từ năm 2010 trở đi hỗ trợ 30%.
3.3.2.8 Nhóm đối tượng tự tạo việc làm và người ăn theo họ
Đối tượng này chủ yếu khơng có thu nhập ổn định, khơng có tổ chức nào quản lý chặt chẽ về con người hoặc về tài chính, họ là những nhóm dân cư có thu nhập bình qn thấp nhất trong xã hội. Việc thực hiện BHYT đối với nhóm này dự kiến như đối với nhóm đối tượng lao động nơng thôn và người ăn theo họ nêu trên.
* Khi thực hiện BHYT cho từng nhóm đối tượng như trên thì việc quy định về điều kiện tham gia BHYT tự nguyện như hiện nay khơng cịn nữa, mọi người dân đều có thể có thẻ BHYT và được chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh theo tiêu chuẩn cơ bản thiết yếu, khi có nhu cầu được khám và điều trị tốt hơn thì chuyển sang hình thức BHYT tự nguyện với từng mức phí khác nhau tương ứng với quyền lợi được hưởng.
-72-
Từ những căn cứ trên, dự kiến kế hoạch tham gia BHYT đối với từng nhóm đối tượng qua các năm như sau:
Năm Người làm công, ăn lương Trẻ em dưới 6 tuổi Người nghèo Chính sách xã hội Học sinh, sinh viên Người ăn theo người có thẻ BHYT bắt buộc Lao động nông thôn và người ăn theo họ Lao động tự tạo việc làm và người ăn theo họ 2006 70% 0% 97% 93% 45% 4% 12% 15% 2007 91% 0% 100% 100% 60% 40% 30% 40% 2008 100% 100% 100% 100% 80% 60% 60% 70% 2009 100% 100% 100% 100% 90% 80% 85% 90% 2010 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 2011 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
3.3.3 Các biện pháp hỗ trợ để thực hiện kế hoạch tiến tới BHYT toàn dân
3.3.3.1 Xây dựng khung pháp lý cơ bản để thực hiện BHYT cho các nhóm dân số chưa được thụ hưởng BHYT dân số chưa được thụ hưởng BHYT
- Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bảo hiểm y tế từ nay đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng Luật BHYT theo quan điểm quy định cơ bản thực hiện BHYT bắt buộc, Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ cho nhân dân mua BHYT tự nguyện để thực hiện BHYT toàn dân. Khi xây dựng Luật BHYT cần phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật BHYT. Có một thực tế như đã nêu ở trên, ngay chính những đối tượng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc theo quy định
-73-
hiện hành nhưng lại chưa được tham gia hoặc tham gia không đầy đủ, nhất là khu vực ngồi quốc doanh. Ngun nhân khơng tuân thủ quy định thực hiện BHYT bắt buộc này có phần do các quy định thực hiện BHYT chưa đủ mạnh về mặt luật pháp, chưa có chế tài đủ mạnh. Trong khi quyết định về xử phạt vi phạm hành chính khơng đáp ứng yêu cầu do mức phạt quá thấp và chưa liệt kê, dự liệu hết các vi phạm xảy ra trên thực tế. Hơn nữa mức vi phạm thấp nên nhiều chủ doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt hành chính một số tiền nhỏ để khơng phải nộp khoản phí BHYT lớn hơn rất nhiều. Các vi phạm pháp luật về BHYT làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn quỹ BHYT, làm giảm sự hấp dẫn của chính sách BHYT trong khi chúng ta đang nỗ lực triển khai mở rộng diện bao phủ BHYT. Để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho những người tham gia BHYT, đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp, Luật BHYT cần xây dựng một số công cụ pháp lý để chống gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật BHYT. Một số cơ chế và biện pháp mang tính tuân thủ được đề xuất:
Một là, xây dựng chế định thanh tra Nhà nước chuyên ngành về BHYT. Về pháp luật BHYT đa số các nước đều có quy định thanh tra chuyên trách về BHYT. Các thanh tra viên chuyên trách có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với chủ doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra các thông tin do chủ doanh nghiệp cung cấp, thúc ép việc đóng bảo hiểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Theo pháp luật BHYT hiện hành, các quy định pháp luật về việc phát hiện và xử lý các vi phạm và gian lận về BHYT cịn bỏ ngỏ. Để đảm bảo tính tn thủ pháp luật BHYT, cần thiết phải có quy định về thanh tra Nhà nước về chuyên ngành BHYT. Thanh tra chuyên ngành cần được trao những quyền năng đặc biệt như tiến hành kiểm tra danh sách người lao động bất kể khi nào, so sánh số liệu đó với số liệu đã đăng ký với cơ quan BHXH, kiểm tra bảng lương để đảm bảo khơng có người lao động nào bị loại
-74-
trừ về BHYT, thậm chí được quyền kiểm sốt tài khoản ngân hàng, tịch biên tài sản để đảm bảo nghĩa vụ đóng BHYT.
Hai là, quy định chế tài áp dụng cho những hành vi vi phạm và gian lận về BHYT. Pháp luật BHYT hiện hành chưa quy định cụ thể về chế tài áp dụng cho những hành vi vi phạm và gian lận về BHYT. Tham gia BHYT là quy định bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan. Có thể coi đó như là một nghĩa vụ nộp thuế - thuế sức khỏe, buộc các bên có liên quan phải chấp hành, nếu vi phạm sẽ chịu các biện pháp cưỡng chế. Các chế tài có thể được áp dụng là trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và thậm chí cả trách nhiệm hình sự. Pháp luật nhiều nước quy định chủ doanh nghiệp trốn đóng BHYT có thể bị phong tỏa tài khoản, tịch biên tài sản, đóng cửa cơng ty, phá sản, thậm chí có thể bị khởi tố khi vi phạm nghĩa vụ đóng BHYT.
- Sau khi đã có Luật BHYT, trong từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào quy định khung của luật pháp về BHYT, Chính phủ ban hành Nghị định về BHYT đối với từng nhóm đối tượng để thực hiện.
3.3.3.2 Hoàn thiện một số chính sách đồng bộ với chính sách BHYT
a) Hồn thiện chính sách viện phí:
Khung giá viện phí hiện nay đang áp dụng đối với các cơ sở y tế của nhà nước được ban hành từ năm 1995 theo nguyên tắc thu một phần chi phí khám chữa bệnh. Khung giá này được căn cứ để quỹ BHYT thanh tốn chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế. Qua mười năm thực hiện, khung giá viện phí chưa được bổ sung sửa đổi và đã trở nên lạc hậu với tiến bộ của khoa học kỹ thuật ứng dụng trong khám chữa bệnh. Việc chậm sửa đổi chính sách viện phí đồng nghĩa với việc đối tượng tham gia BHYT không được thụ hưởng các dịch vụ y tế phù hợp với mức đóng góp BHYT của mình; mặt khác ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các cơ sở khám chữa bệnh trong khi quỹ BHYT kết dư lớn dẫn đến hạn chế về chất lượng khám chữa bệnh. Mức thu
-75-
viện phí thấp cũng là tác động gián tiếp làm giảm tiến trình tiến tới thực hiện BHYT tồn dân vì người dân, đặc biệt là nhóm dân cư có thu nhập khá vẫn có thể thanh tốn viện phí trực tiếp với cơ sở y tế mà không phải quá lo lắng về nguồn tài chính.
Đổi mới quan điểm về xây dựng khung giá thu viện phí theo nguyên tắc tính đúng, đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân sẽ làm tăng mức viện phí. Việc tăng khung giá viện phí là cơ hội để những người có thẻ BHYT, trong đó có người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được hưởng dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn mà khơng ảnh hưởng đến khả năng tài chính của mình vì đã được quỹ BHYT thanh tốn. Đối với những đối tượng còn lại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả viện phí khi ốm đau, điều đó tác động giúp họ có ý thức tham gia BHYT để bảo hiểm cho những rủi ro về sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài của bản thân và gia đình.
b) Cơ cấu lại ngân sách nhà nước dành cho y tế
Hiện nay, ngân sách Nhà nước dành cho y tế được cấp phát chủ yếu theo giường bệnh và số dân, chưa có sự tách bạch phần chi thường xuyên và chi khám chữa bệnh. Việc cấp phát kinh phí như vậy là chưa đảm bảo tương quan giữa nhu cầu thực tế với số lượng kinh phí được cấp phát. Vì vậy, song song với việc tính đúng, tính đủ viện phí thì cần bóc tách phần ngân sách nhà nước chi cho khám chữa bệnh cấp cho cơ sở y tế để chi cho các đối tượng cụ thể mà nhà nước cần bao cấp hay hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ BHYT. Vấn đề này đã được Chính phủ định hướng trong Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/5/2005 như sau: “Đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do nhà nước cung cấp thơng qua hình thức BHYT”.
-76-
Ngồi ra, để vừa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vừa huy động được sự đóng góp của xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở điều trị, đảm bảo công bằng và tạo cơ hội cho người dân được khám chữa bệnh với chất lượng tốt, ngoài việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, đối tượng chính sách, thay vì cấp một phần kinh phí khám chữa bệnh cho người dân như hiện nay thơng qua ngân sách y tế rót về các cơ sở điều trị nên chuyển số kinh phí này thành một phần trợ giá thẻ BHYT, phần cịn lại do người dân đóng góp. Người bệnh được quyền chọn cơ sở y tế để mua dịch vụ khám chữa bệnh (thông quan đại diện là cơ quan Bảo hiểm xã hội). BHXH sẽ thay mặt người bệnh thanh tốn đủ viện phí cho cơ sở điều trị phù hợp với chất lượng dịch vụ y tế mà họ cung cấp. Khi đó, bất cứ cơ sở y tế nào (công hay tư) cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, giá cả hợp lý, cơ quan BHXH sẽ ký hợp đồng. Xu thế này tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh lành mạnh về giá cả, chất lượng giữa các cơ sở điều trị, đem lại hiệu quả to lớn là người bệnh BHYT sẽ được phục vụ tốt nhất.
Để làm được điều đó cần phải đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính y tế các cơ sở khám chữa bệnh. Các nội dung đổi mới cần phải mang tính đồng bộ sau:
+ Đổi mới việc cấp phát ngân sách nhà nước. Trước mắt, cần đổi mới ngay việc cấp phát ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện theo hướng: ngân sách nhà nước khơng cấp kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh mà cấp cho người dân, sau đó người dâu lấy tiền đó mua BHYT.
+ Giao quyền tự chủ về cân đối thu chi cho các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh được quyền tự chủ lấy thu nhập tự bù đắp các khoản chi phí cần thiết.
-77-
Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp này phải có các điều kiện cần thiết, đồng thời phải có các biện pháp cụ thể như: đối tượng nào được ngân sách nhà nước mở rộng cấp kinh phí mua BHYT, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh nào được thực hiện trước hay thực hiện đồng loạt cùng một lúc, chính sách quản lý và sử dụng tài sản cố định ở các cơ sở khám chữa bệnh có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước…Những vấn đề này cần phải có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, nhưng dù sớm hay muộn cần phải thực hiện mới phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập.
3.3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thực hiện chính sách BHYT BHYT
Chính sách phát triển hệ thống y tế định hướng công bằng với nguồn tài chính chủ đạo thơng qua hệ thống BHYT xã hội đã được Đảng và Nhà nước khẳng định, do vậy điều cốt yếu là phải mở rộng độ bao phủ của hệ thống này. Kinh nghiệm các năm qua cho thấy, đây không phải là việc dễ dàng, không dễ thuyết phục người dân thấy được vai trò quan trọng của BHYT để tham gia một cách tự nguyện nếu việc tổ chức thực hiện của cơ quan BHXH và cơ sở y tế cịn có những bất cập, người tham gia BHYT chưa được sử dụng các dịch vụ y tế một cách thuận tiện và phù hợp, cách thức tổ chức thực hiện chính sách BHYT có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân.
a) Đối với cơ quan BHXH
- Bảo hiểm xã hội cần phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nắm bắt đối tượng làm công ăn lương thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc theo quy định, trên cơ sở đảm bảo 100% nhóm đối tượng này tham gia BHYT bắt buộc.
- Cơ quan BHXH đã có những hoạt động nhằm tuyên truyền chính sách BHYT, nhằm thu hút đối tượng tham gia BHYT tự nguyện nhưng kết quả đạt
-78-
được còn hạn chế. Để đạt được mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 cần có chiến dịch tuyên truyền sâu, rộng nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của BHYT, tổ chức công tác thu theo hướng thuận lợi nhất cho đối tượng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành trong quá trình thực hiện vận động. Muốn làm được việc này BHXH Việt Nam cần phải tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHYT với những biện pháp thích hợp cho từng loại đối tượng nhằm thực hiện vận động người dân tham gia BHYT như:
+ Hoạt động tuyên truyền cần phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng với nhiều hình thức phong phú và những cách tiếp cận khác nhau như trao đổi thông tin, trả lời phỏng vấn trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các trang