Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty siemens VN , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Từ kết quả phân tích nhân tố cho thấy cĩ 8 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp đĩ là định hướng kinh doanh, năng lực đáp ứng khách

hàng, năng lực tổ chức dịch vụ, định hướng trong cạnh tranh, năng lực phản ứng đối

thủ cạnh tranh, năng lực tiếp cận khách hàng, cam kết với khách hàng, năng lực sáng tạo. Như vậy, mơ hình nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh lại như sau:

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 60

Các giả thuyết của mơ hình:

H1: Định hướng kinh doanh được khách hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp càng cao

H2: Năng lực đáp ứng khách hàng được khách hàng đánh giá cao thì năng lực cạnh

tranh động của doanh nghiệp cũng sẽ cao.

H3: Năng lực tổ chức dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cĩ mối quan hệ

đồng biến

H4: Định hướng trong cạnh tranh được khách hàng đánh giá cao thì năng lực cạnh

tranh động của doanh nghiệp càng cao

H5: Năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh được khách hàng đánh giá tốt thì năng lực

cạnh tranh động của doanh nghiệp càng mạnh.

H6: Khi năng lực tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp càng tốt thì năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp càng tăng

H7: Khi doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết với khách hàng thì năng lực cạnh tranh

động của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

H8: Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp càng cao.

4.4. Hồi quy tuyến tính

4.4.1. Phân tích sự tương quan giữa các biến

Xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phu thụ thuộc và biến

độc lập cho ta biết giữa chúng cĩ mối quan hệ với nhau và việc phân tích hồi quy tuyến

tính cĩ phù hợp hay khơng trước khi tiến hành phân tích hồi quy. Từ bảng ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố cho thấy năng lực cạnh tranh động cĩ tương quan

tương đối chặt với năng lực đáp ứng khách hàng (hệ số tương quan = 0.465) và định

hướng kinh doanh (hệ số tương quan = 0.356). Các biến cịn lại cĩ hệ số tương quan tương đối thấp (xem phụ lục 6).

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 61

Tuy nhiên, ta cũng khơng phải q bận tâm vì phân tích tuyến tính sẽ cho thấy các biến nào thích hợp với hồi quy và phần kiểm định đa cộng tuyến và hiện tượng tự cộng

tuyến sẽ khẳng định biến nào phù hợp nhất với mơ hình hồi quy.

4.4.2. Phân tích hồi quy

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở trên, ta tiến hành xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để xác định cụ thể trọng số của

từng yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Phân tích hồi

quy được thực hiện bằng phương pháp loại trừ dần (Backward) với phần mềm SPSS

16.0

Kết quả hồi quy cho thấy (xem phụ lục 7), các nhân tố X5, X7, X8 tương ứng với năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh, cam kết với khách hàng và năng lực sáng tạo bị loại

khỏi mơ hình hồi quy vì hệ số Sig. lớn hơn 0.5.

Phân tích hồi quy ở mơ hình thứ 4 chỉ cịn lại 5 biến là X1, X2, X3, X4 và X6

Bảng 4-9: Kết quả phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến

hiệu Tên biến Hệ số hồi quy

Độ lệch chuẩn Hệ số hồi quy chuẩn hĩa (β) Giá trị t Mức ý nghĩa của t Hệ số chấp nhận VIF A Std.

Error Beta T Sig. Tolerance VIF

Hằng số hồi quy -4.784*10-17 0.051 .000 1.000

X1 Định hướng kinh doanh 0.356 0.051 0.356 7.032 0.000 1.000 1.000 X2 Năng lực đáp ứng khách hàng 0.465 0.051 0.465 9.182 0.000 1.000 1.000 X3 Năng lực tổ chức dịch vụ 0.298 0.051 0.298 5.889 0.000 1.000 1.000 X4 Định hướng trong cạnh tranh 0.212 0.051 0.212 4.184 0.000 1.000 1.000 X6 Năng lực tiếp cận khách hàng 0.179 0.051 0.179 3.535 0.001 1.000 1.000

Với độ lớn của mẫu gồm 197 quan sát, nên mức ý nghĩa α được chọn là 0.05. Kết quả phân tích cho thấy:

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 62

(a) Hệ số Sig.F (bảng ANOVA) =.000 ta thấy các biến đưa vào đều cĩ ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mơ hình cĩ quan hệ đối với biến phụ thuộc Y.

(b) Các biến độc lập trong mơ hình hồn tồn phù hợp vì hệ số Sig. <0.5 (bảng

Coefficients).

(c) Hệ số R2 hiệu chỉnh trong mơ hình này là 0,497. Điều này nĩi lên độ thích hợp của mơ hình là 49.7% hay nĩi một cách khác là mơ hình hồi quy giải thích được 49.7%,

cịn lại sẽ được giải thích bởi các nhân tố khác bên ngồi mơ hình.

(d) Hệ số VIF của các biến độc lập trong mơ hình đều nhỏ hơn 5 do đĩ hiện tượng đa

cộng tuyến giữa các biến độc lập khơng cĩ ảnh hưởng đáng kể đến mơ hình hồi qui. (e) Trị số thống kê Durbin-Watson cĩ giá trị tiến gần 2 (1.711) cho biết các phần dư khơng cĩ tương quan với nhau (phụ lục 7, bảng Model Summary).

(f) Phân tích ANOVA cho thấy Sig.=0.00 chứng tỏ mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu thu thập được (phụ lục 7, bảng ANOVA).

Mơ hình hồi quy tuyến tính được viết như sau:

Y = 0.356X1 + 0.465X2 + 0.298X3 + 0.212X4 + 0.179X5 - 4.784.10-17 (4.4.2)

Hay được viết lại là:

Năng lc cnh tranh động = 0.356 x Định hướng kinh doanh + 0.465 x Năng lực đáp ứng khách hàng + 0.298 x Năng lực tổ chức dịch vụ + 0.212 x Định hướng trong

cạnh tranh + 0.179 x Năng lực tiếp cận khách hàng - 4.784.10-17

Theo phương trình hồi quy, các hệ số hồi quy cĩ dấu đúng với dấu kỳ vọng, nghĩa là các biến độc lập cĩ quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong đĩ, năng lực đáp ứng khách hàng và định hướng kinh doanh cĩ tác động đến năng lực cạnh tranh động của

doanh nghiệp mạnh nhất. Nĩi một cách khác nếu năng lực đáp ứng khách hàng tăng lên một bậc trong điều kiện các yếu tố khơng đổi thì năng lực cạnh tranh động của doanh

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 63

nghiệp tăng lên trung bình 0.465 bậc. Tương tự, định hướng kinh doanh, năng lực tổ

chức dịch vụ, định hướng trong cạnh tranh và năng lực tiếp cận khách hàng được đánh giá tốt hơn một bậc sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh lên trung bình 0.356, 0.298, 0.212, 0.179.

4.4.3. Xét lỗi của mơ hình

● Hiện tượng đa cộng tuyến

Ta sẽ xem xét sự vi phạm đa cơng tuyến của mơ hình bằng cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phĩng đại phương sai (Variance inflation factor-VIF). Độ

chấp nhận của 5 biến trong mơ hình này đều lớn hơn 0.5 và quan trọng nhất là hệ số phĩng đại phương sai VIF thấp đều bằng 1, theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng

Ngọc (2008), là ta cĩ thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến.

● Hiện tượng tự tương quan

Ta cần kiểm định tính độc lập của phần dư, ở đây ta dùng đại lượng thống kê Durbin-

Watson để kiểm định. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Durbin-Watson cĩ giá trị tiến gần 2 (1.711) ta cĩ thể kết luận các phần dư khơng cĩ tương quan với nhau hay cịn nĩi là chúng độc lập nhau. Vậy hiện tượng tự tương quan giữa các biến là khơng xảy ra.

Như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình (4.4.2) khơng vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty siemens VN , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 72)