RO TẠI CÁC DN THUỶ SẢN VN 3.1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

11 năm 2009, cả nước có tới 27.377 ha bị tràn ngập nước, 56 lồng nuôi trồng thủy sản bị cuốn trơi Diện tích sản xuất giống thủy sản bị thiệt

RO TẠI CÁC DN THUỶ SẢN VN 3.1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ RỦI RO

3.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ RỦI RO 3.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của chính sách quản trị rủi ro

Trong tương lai, các công ty ổn định nhất sẽ là những người đã thành cơng đặt nền móng cho việc quản lý rủi ro hiệu quả. Mọi DN thường phải đối mặt

với rất nhiều rủi ro trong các hoạt động đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của mình. Một DN mà có hệ thống quản trị nội bộ tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro thích hợp.

Quản lý rủi ro doanh nghiệp có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua những nội

dung cơ bản sau thể hiện tác dụng của quản lý rủi ro doanh nghiệp:

 Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch

tương lai có tính nhất qn và có thể kiểm sốt;

 Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp

xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;

 Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;

 Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp;

 Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp;

 Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp;

Chính sách quản lý rủi ro xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro, đồng thời nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định hướng chiến lược và

cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động

hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm

trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình cơng tác.

Bộ phận quản lý rủi ro doanh nghiệp phải xây dựng được chính sách kiểm soát bất cứ một rủi ro nào thông qua việc phân tích các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó, phát triển các chiến lược nhằm từng bước giảm thiểu tần suất và nguy cơ mắc rủi ro, thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp

độ chiến lược và chức năng. Đặc biệt có những chuẩn bị kịp thời để phản ứng nhanh chóng đối với những biến cố xảy ra trong quá trình sản xuất cũng như cung ứng ra bên ngoài thị trường.

Xây dựng và nâng cao văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong

đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp; thiết kế và rà soát

quy trình quản lý rủi ro; điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có

liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp…cũng cần được

quan tâm, chú trọng. Đã đến lúc các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam

cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trò của hoạt động quản lý rủi ro, cân nhắc thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)