11 năm 2009, cả nước có tới 27.377 ha bị tràn ngập nước, 56 lồng nuôi trồng thủy sản bị cuốn trơi Diện tích sản xuất giống thủy sản bị thiệt
3.2.1. Đối với rủi ro hệ thống
Để đảm bảo ổn định, phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của
chế biến hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp thuỷ sản cần:
Đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn đủ lớn thì cần nghiên cứu mở rộng đầu tư vào xây dựng hệ thống sản xuất khép kín, liên tục từ nhà xuất khẩu, nhà máy chế biến đến vùng nuôi. Trường hợp các doanh nghiệp khơng đủ
vốn thì có thể đứng ra liên kết với hộ nuôi từ 1 – 2 ha trở lên để hình thành vùng ni tập trung. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trị nịng cốt, hỗ trợ
kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu, đáp ứng theo đòi hỏi quốc tế. Điều này vừa giảm thiểu được rủi ro thiếu nguyên liệu vừa tránh được rủi ro về đảm bảo VSATTP và truy xuất nguồn gốc theo các điều kiện
của các nước nhập khẩu.
Để hạn chế rủi ro doanh thu sụt giảm
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng đến cạnh tranh lành mạnh, trên tinh thần hợp tác lẫn nhau, tránh chèn ép, hạ giá bán. Có thể liên kết thống nhất xây dựng mức giá sàn sản xuất. Bên cạnh đó, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản bằng việc đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm mà còn phải quan
tâm đến việc nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các
yêu cầu của thị trường thế giới.
Cần tăng cường công tác nhận biết và ứng phó với các chính sách bảo hộ
mậu dịch và rào cản phi quan thuế trên thị trường ngoài nước
Đa dạng thị trường cũng là cách giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
giảm được rủi ro của các chính sách từ các thị trường xuất khẩu chính nhằm hạn chế xâm nhập thị trường. Phát triển thị trường tiềm năng để tránh lệ thuộc vào một thị trường nhất định