NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 77)

11 năm 2009, cả nước có tới 27.377 ha bị tràn ngập nước, 56 lồng nuôi trồng thủy sản bị cuốn trơi Diện tích sản xuất giống thủy sản bị thiệt

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ VĨ MÔ

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến

lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu của Chiến

lược là đến năm 2020, ngành thuỷ sản cơ bản được cơng nghiệp hố- hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một

ngành sản xuất hàng hố lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả

năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời

từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển,

đảo của Tổ quốc.

Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng hố chất trong việc nuôi trồng thủy

sản và tiêm chích hố chất vào nguyên liệu chế biến:

(1) Ngành thuỷ sản Việt Nam cần nhanh chóng lập lại kỷ cương trong việc sử dụng hoá chất và kháng sinh cả trong khâu cung cấp và sử dụng các sản phẩm hố chất, kháng sinh ni thuỷ sản.

(2) Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) cần nhanh chóng ban hành danh mục các hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng, đồng thời nâng cao năng lực xét nghiệm, phát hiện sớm và kiên quyết không cho xuất khẩu những cơng-ten-nơ có chứa hố chất và dư lượng kháng sinh.

(3) Tuyên truyền cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản về hậu quả của việc sử dụng các hoá chất, kháng sinh bị cấm đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, cũng như đời sống của bà con.

(4) Cần nhanh chóng nghiên cứu và nhân rộng các mơ hình ni tơm sinh thái, cá sinh thái ở các vùng nuôi.

Để phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của chế biến hàng xuất

khẩu, bình ổn giá cả nguyên liệu và giá bán, cần phải quan tâm đến các

vấn dề sau:

(1) Bộ Thuỷ sản cần phải nhanh chóng hồn thành bản đồ quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản và hướng dẫn ngư dân chuyển đổi có khoa học giữa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Công tác lập quy hoạch thuỷ sản cần phải dựa trên cơ sở liên ngành, tính chất của hệ sinh thái, và đặc điểm cộng đồng dân cư ở từng địa phương.

(2) Bộ Tài chính cần xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản trên

cơ sở tham khảo các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN; đơn giản hoá các thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản xuất thuỷ sản xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh.

(3) Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các chính sách, biện pháp ổn định

giá nhằm giúp người nuôi dự kiến được giá thành, chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến, cũng như cân đối cung cầu theo mùa vụ trong năm.

(4) Cần có các chính sách và biện pháp quản lý cộng đồng thông qua các Hiệp Hội trong xuất khẩu cá tra. Vì hiện tại số lượng doanh nghiệp tham gia

xuất khẩu cá tra quá nhiều, theo thống kê có 272 đơn vị tham gia xuất khẩu cá tra trong năm 2009, trong đó số lượng các công ty không tham gia các

Hiệp Hội chuyên ngành chiếm hơn 50%, do đó tác động của quản lý cộng đồng lên việc ổn định chất lượng, giá cả xuất khẩu chưa thể phát huy được tác dụng. Với 125 thị trường nhập khẩu trên khắp thế giới, rất đa dạng về mức chất lượng, quy cách đóng gói, để ổn định thị trường, dự báo cung cầu hợp lý cho từng thị trường thì việc tổ chức để các Doanh nghiệp cùng xuất vào một thị trường tham gia quản lý cộng đồng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực cơng tác quản lý của các cơ quan thẩm quyền trong việc ổn định và phát triển xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững.

(5) Cần triển khai nghiên cứu sàn giao dịch hàng hóa đối với nơng sản

Để hạn chế các thiệt hại trong giao dịch với nước ngoài, nâng cao vị thế

ngành thuỷ sản Việt Nam, tăng cường tính cạnh tranh và uy tín trên thị

trường quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững, cần thực hiện:

(1) Nội dung thực hiện xúc tiến thương mại gồm thông tin thương mại; quảng cáo và tuyên truyền về sản phẩm thủy sản Việt Nam; lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp; tư vấn xuất khẩu; đào tạo nâng cao năng lực và kỹ

năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp; tham gia các hội chợ triển lãm

hàng thủy sản, thực phẩm; khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; xây

dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia về sản phẩm thủy sản; nghiên cứu

ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu

Các hỗ trợ về xúc tiến thương mại của Nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hịa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…kết hợp với các

(2) Cần xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật, thị trường của các quốc gia khác, thu thập thông tin về sự thay đổi của thị trường, pháp lý của các quốc gia đó. Các cơ quan đại diện cho Nhà nước ở các thị trường phải trực tiếp nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp, pháp lý, thị trường để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính những nguồn thơng tin này là một kênh quan trọng để doanh nghiệp trong nước phòng tránh, giảm thiểu được rủi ro khi tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ song song với xu thế tăng trưởng và đổi mới của nền kinh tế nước nhà. Với những biến động ngày càng phức tạp và đa dạng của các rủi ro, không chỉ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận DN mà cịn có thể định đoạt sự tồn tại của doanh nghiệp, nhất là các DN có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, các DN thuỷ sản cần tự trang bị cho mình một chính sách quản trị rủi ro phù hợp nhằm tránh

hoặc hạn chế được các thiệt hại, từ đó ổn định, tăng trưởng hiệu quả. Trên

cơ sở phân tích từ thực tiễn những rủi ro chủ yếu đối với các DN thuỷ sản

Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong các DN thuỷ sản ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề cần thiết phải được giải quyết để hỗ trợ DN thuỷ sản nâng cao khả năng quản trị rủi ro.

KẾT LUẬN

Năm 2008 và 2009 kinh tế thế giới lâm vào sự suy thoái nghiêm trọng.

Trong vịng xốy của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế nước ta

nòi chung và ngành thuỷ sản nói riêng cũng phải đối diện với rất nhiều khó

khăn, thách thức. Trong tình hình hiện nay việc quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, qua luận văn này tác giả chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé về việc nhận diện rủi ro và đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Sau đây là một số kết quả chính của luận

văn:

1. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về rủi ro đối với các doanh nghiệp thuỷ sản; phân tích và chỉ rõ trong hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản phải đối diện với nhiều loại rủi ro; phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp; nghiên cứu và giới thiệu về mơ hình quản trị rủi ro, phương pháp đo lường rủi ro và các cơng cụ

phịng ngừa rủi ro.

Luận văn đã trình bày kinh nghiệm quản trị rủi ro trong ngành thuỷ sản của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành thuỷ sản

Việt Nam.

2. Luận văn đã phân tích đánh giá tình hình phát triển các doanh nghiệp thuỷ sản ở nước ta, nhận diện và phân tích các rủi ro thường gặp đối với các

doanh nghiệp thuỷ sản; nêu thực trạng quản trị rủi ro trong các các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam.

3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro trong các các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam, cụ thể:

- Các các doanh nghiệp thuỷ sản cần xây dựng cho mình chính sách quản trị rủi ro để chủ động xử lý và kiểm soát rủi ro.

- Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp xử lý và kiểm soát đối với một số rủi ro cụ thể thường gặp của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam

- Luận văn cũng đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước khác về một số kiến nghị cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ sản nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, nên những giải pháp trình bày trong luận văn này chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong Quý thầy, cô và những ai quan tâm đến vấn đề “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam” có ý kiến đóng góp thêm./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)