Bài học kinh nghiệm cho các DN thuỷ sản VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

 Cần tập trung phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn

cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác. Tăng cường

năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ATVSTP.

 Chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các DN thuỷ sản cần thiết lập các chuẩn quản lý nguyên liệu hiệu quả, giảm thiểu chi phí kho bãi, tăng cường quản lý các cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp, có chính sách duy trì một cách hiệu quả các mối quan hệ này để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào ln sẵn có với giá phí hợp lý, ít biến động nhất trong khoảng thời gian một năm.

 Theo xu thế phát triển chung của thế giới rõ ràng nhu cầu hàng thủy sản từ khai thác biển, nhất là từ biển sâu, từ nghề nuôi trên biển sẽ được ưa chuộng và có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm thủy sản từ nghề nuôi nội địa. Cho nên, ngành thủy sản tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát huy mạnh mẽ “yếu tố biển” trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản trong thời gian tới.

 Không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính khả thi cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam. Cá tra – sản phẩm độc đáo và độc quyền của Việt Nam ở các thị trường tiêu thụ, nhiều nhà chế biến đã làm ra những sản phẩm giá trị gia

tăng và bán với giá cao hơn gấp 3-4 lần. Nhiều DN Việt Nam đã nhận thấy điều đó và cố gắng nâng cao chất lượng, bảo đảm VSATTP cho sản phẩm,

người sản xuất và DN Việt Nam còn cần làm nhiều hơn nữa để giành lấy tỷ

suất cao hơn trong sự phân phối lợi ích này.

 Đa số các DN thuỷ sản Việt Nam có tầm cỡ vừa và nhỏ, thiếu vốn để

mở rộng đầu tư, vì vậy nên sáp nhập để hình thành các tập đồn lớn, có thế mạnh hơn về vốn, nâng cao năng lực tài chính nhằm triển khai các chương

trình dự án mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản trị, chú trọng quản trị rủi ro phù hợp với đặc trưng ngành …từ đó

ổn định, tập trung phát triển.

 Về phía Chính phủ, để hưởng các lợi thế về xuất khẩu thuỷ sản, cần

tích cực trong ký kết các Hiệp định song phương, các thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh với các nước xuất khẩu, đồng thời nhanh chóng hướng dẫn, phổ biến để các doanh nghiệp thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)