Đối với rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 71)

11 năm 2009, cả nước có tới 27.377 ha bị tràn ngập nước, 56 lồng nuôi trồng thủy sản bị cuốn trơi Diện tích sản xuất giống thủy sản bị thiệt

3.2.2. Đối với rủi ro tài chính

Đứng trước các rủi ro lãi suất, rủi ro biến động tỷ giá, hay giá cả các loại

hàng hố,... do quy mơ chưa đủ lớn, nội lực chưa đủ mạnh nên các DN khó có thể tính tốn và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính tốn mức thu lợi có thể đạt được, tính tốn mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Giả sử có làm được những điều

trên, DN cũng không đủ điều kiện để sử dụng các công cụ phái sinh như:

bỏ ra khi sử dụng các công cụ này thường cao hơn tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu nếu rủi ro xảy ra.

Trong tình hình biến động của thị trường, duy trì thanh khoản - vốn lưu động

là đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp nên tính tốn các phương án để đẩy

nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động. Ký các hợp đồng ngắn hạn, tích cực thu hồi nợ, hạn chế bán trả chậm, cắt giảm chi phí…

Đối với rủi ro lãi suất, giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là DN nên tìm

kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Ngồi ra, DN cũng có thể huy động vốn bằng cách hợp tác, hợp vốn, quan hệ hỗ trợ cho nhau vay vốn nhàn rỗi giữa các DN…

Trường hợp doanh nghiệp phải vay vốn, huy động vốn đầu tư với lãi suất thả

nổi, điều DN phải ln chú ý đó là: kiểm tra các khoản nợ, duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Để phòng ngừa rủi ro, DN cũng cần xây dựng cho mình một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối về tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu, để luôn bảo đảm khả năng trả nợ. Trước khi quyết định vay vốn cần phải có sự nghiên cứu kỹ, đánh giá khả năng trả nợ, phải hoạch định được nguồn trả nợ, thời gian trả nợ và lãi suất hợp lý, tránh tình trạng vay mượn bằng mọi giá. Khi có điều kiện, hãy thanh toán sớm các khoản nợ, bởi vì lãi suất đi vay thường khá cao, việc thanh toán bớt các khoản nợ, sẽ giảm được chi phí, đồng thời có điều kiện quản lý tốt các khoản nợ cịn lại, qua đó giảm thiểu được rủi ro.

Hãy luôn luôn ghi nhớ "chữ tín là vàng". Trong các quan hệ giao dịch vay nợ cũng như mua, bán hàng hóa, góp vốn đầu tư… cần giữ "chữ tín”, để khi gặp rủi ro, doanh nghiệp sẽ vẫn có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ của bạn hàng, đối tác… Đối với doanh nghiệp có phát minh, có sản phẩm mới, tạo

dựng được thương hiệu uy tín cần đăng ký bảo hộ bản quyền và chú trọng duy trì thương hiệu của mình.

Đối với các rủi ro phát sinh từ các giao dịch với các nhà cung cấp, khách

hàng hoặc trong các liên doanh góp vốn đầu tư, để phịng ngừa rủi ro, trước khi ký kết các hợp đồng giao dịch, DN nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, của các hội, hiệp hội để hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. DN cũng có thể tìm đến các văn phịng luật sư để nhận sự trợ giúp pháp lý cho từng giao dịch. Chi phí luật sư tư vấn theo vụ việc chắc chắn sẽ thấp hơn chi phí thuê luật sư dài hạn và thấp hơn tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp giao dịch gặp rủi ro.

Đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thơng tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh tốn chặt chẽ, an tồn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng; công ty nước ngồi cũng như cơng

ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên khơng phải đối tác có tư cách pháp nhân là yên tâm ký hợp đồng, mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khoản hợp đồng mà khách hàng đưa ra… Đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người hay công ty giao dịch và người hay công ty đứng ra ký kết hợp đồng (trong trường hợp nêu trên, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là agent và không chịu trách nhiệm, lúc ký hợp đồng đã lấy

danh nghĩa một công ty khác mà doanh nghiệp ta lại không chú ý đến vấn đề này). Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi báo chí.

Riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng lớn trong nước để thực hiện phương thức thanh tốn với nước ngồi. Doanh nghiệp nên thoả thuận trong tín dụng

thư hồ sơ bộ chứng từ hàng xuất được chiết khấu...Trên cơ sở đó doanh

ích của mình. Tuy nhiên cũng cần có một vài phương thức thanh tốn dự phịng trong trường hợp không thỏa thuận được với đối tác phương thức tối

ưu có lợi cho mình.

Đối với các rủi ro về biến động tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa, từng DN

riêng lẻ sẽ rất khó có giải pháp phịng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, các DN kinh doanh cùng nhóm hàng hóa có thể phịng ngừa bằng cách liên kết tìm cách chia sẻ bớt rủi ro với các tổ chức tài chính như ngân hàng, bảo hiểm... thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau …

Để giúp DN liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, các hội, hiệp hội, câu lạc bộ

doanh nghiệp... đóng vai trị hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các hội, hiệp hội, DN có thể nhận được sự hỗ trợ để nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật, được tư vấn, trợ giúp về pháp lý. Thơng qua hội, hiệp hội, DN có thể liên kết, hợp tác với nhau để có thể đủ điều kiện sử dụng các công cụ

phái sinh như: forwards, future, options và swaps trong phòng ngừa rủi ro;

có thể đồn kết chống lại sự khuynh đảo thị trường, hoặc âm mưu thơn tính, sáp nhập của doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, để khắc phục, hạn chế những rủi ro pháp lý trong trong hoạt động thương mại quốc tế, cần tập trung vào các vấn đề:

Các doanh nghiệp phải tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật thương mại quốc tế; chủ động tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại các thị trường lớn để đưa ra cho mình những đối sách hợp lý.

Xây dựng pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp với những nhân viên đủ

Tạo thói quen sử dụng tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt

động thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 71)