Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

11 năm 2009, cả nước có tới 27.377 ha bị tràn ngập nước, 56 lồng nuôi trồng thủy sản bị cuốn trơi Diện tích sản xuất giống thủy sản bị thiệt

2.4.2.2. Rủi ro tài chính

Rủi ro lãi suất

Lãi suất ngân hàng tuy đã hạ nhiệt, song vẫn còn rất cao so với khả năng sinh lợi của các DN thuỷ sản. Trong khi đó nguồn hỗ trợ tín dụng của nhà

nước khơng cịn. Một số đơn vị đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn tín dụng cao trước đây, nay gặp nhiều khó khăn khi nợ đáo hạn. Phần

chấp. Với những rủi ro biến động lãi suất hiện nay (chủ yếu biến động tăng),

nguy cơ doanh nghiệp bị lỗ vốn, không trả được nợ, dẫn đến bị siết nợ, mất

nhà cửa... là mối quan ngại sâu sắc của nhiều chủ doanh nghiệp, cũng như của tồn xã hội.

Ngồi ra, theo phân tích ở mục 2.4.1, các DN thuỷ sản VN chủ yếu vay ngắn hạn do đặc trưng hoạt động của ngành, duy chỉ có NAVICO do đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nên vay dài hạn lớn trong tình hình lãi suất biến

động năm 2008 - 2009. Do đó, kết quả kinh doanh năm 2009 cơng ty bị lợi

nhuận âm một phần là do khoản chi phí lãi vay tăng mạnh này.

Rủi ro biến động giá cả hàng hố

Với đặc điểm quy mơ nhỏ, nên DN thường chỉ tập trung kinh doanh một vài loại mặt hàng như cá tra, basa, hoặc tôm sú. Điều này tạo nên rủi ro khá lớn

khi giá cả mặt hàng đó biến động, nhất là trong tình hình lạm phát hiện nay. Nhiều khi doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động

tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán.

Ngồi ra, theo phân tích ở mục 2.4.1, các DN thuỷ sản VN chủ yếu bán hàng bằng các hợp đồng nợ. Việc chậm thanh tốn trong tình trạng giá cả hàng hoá biến động cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tài chính và hoạt

động kinh doanh của DN.

Rủi ro tỷ giá

Ngành thuỷ sản Việt Nam chủ yếu hướng mạnh về xuất khẩu, do vậy biến

động tỷ giá có tác động lớn đến hoạt động của các DN. Khi tỷ giá giảm, xuất

khẩu sẽ trở nên khó khăn do bị ép giá. Ngược lại, trường hợp tỷ giá tăng, DN cũng chịu tác động của rủi ro tăng giá nguyên liệu đầu vào do nhập khẩu. Hơn nữa, nếu thu USD về mà tỷ giá lại xuống thấp, một đồng USD so với trước đây DN đã mất mấy trăm VND. Ngồi ra, khó khăn lớn nhất của cả người dân lẫn doanh nghiệp thủy sản khi tỷ giá biến động chính là khơng

có tiền đồng Việt Nam để duy trì sản xuất. Việc thanh tốn các lơ hàng xuất khẩu của doanh nghiệp ngành thủy sản phần lớn dựa trên USD, nhưng các ngân hàng lại thường chủ trương hạn chế mua USD, mua rất nhỏ giọt và mua với tỷ giá thấp, nên nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ trong tài khoản nhưng không bán được cho ngân hàng. Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các

đơn hàng đã ký với khách hàng trước đây bằng cách vay vốn tiền đồng với

lãi suất cao hơn trước đây. Nếu tình trạng này kéo dài thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí mục tiêu xuất khẩu của từng DN và ngành hàng có thể bị tác động khơng tốt.

Ngồi ra, theo phân tích ở mục 2.4.1, các DN Minh Phú, Vĩnh Hoàn đã thu

được khoản tiền lớn nhờ chênh lệch tỷ giá. Điều này cho thấy tỷ giá biến động làm ảnh hưởng lớn đến các DN thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)