CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ
1.5 Đo lường mức độ tiếp cận tài chính vi mơ
Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng của tổ chức TCVM. Chỉ tiêu mức độ tiếp cận được đo lường thông qua hai giác độ: độ rộng và độ sâu của tiếp cận.
1.5.2 Các chỉ tiêu đo lường
Sơ đồ 1.1: Các chỉ tiêu đo lường mức độ tiếp cận của các tổ chức TCVM
Nguồn: Yaron, J. và các cộng sự (1998), Zeller, M và R.L. Meyer (2002)
1.5.2.1 Đo lường độ rộng của tiếp cận
Độ rộng tiếp cận là mức độ tiếp cận của tổ chức TCVM đối với khách hàng trên diện rộng. Nó được đánh giá thơng qua:
- Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ cung ứng;
- Số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, dư nợ tín dụng và tiết kiệm; Số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng càng lớn, mức độ tăng trưởng qua các năm hoặc một thời kỳ càng tăng thì chứng tỏ dịch vụ của tổ chức TCVM đa dạng. Nếu số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng và tiết kiệm tăng cả về con số tuyệt đối và tương đối thì tổ chức TCVM đó càng đạt mức tiếp cận rộng hơn đối với khách hàng.
1.5.2.2 Đo lường độ sâu của tiếp cận
Tiêu chí đánh giá chính
Mức độ tiếp cận
Chỉ số tiếp cận:
Đo lường độ rộng và độ sâu trong tiếp cận khách hàng của
tổ chức TCVM
Chỉ tiêu đo lường cụ thể:
* Độ rộng tiếp cận
- Số lượng dịch vụ cung ứng - Số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, dư nợ tín dụng và tiết kiệm.
* Độ sâu tiếp cận
- Mức vay trung bình /GDP bình quân dầu người
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu - Nợ xấu và tổng dư nợ
Độ sâu của tiếp cận đo lường khả năng các khách hàng khác nhau có thể tiếp cận dịch vụ của tổ chức TCVM tới mức nào; Cũng như giá trị ròng mà khách hàng nhận được. Tuy vậy, các chỉ tiêu đo lường độ sâu của tiếp cận trực tiếp thơng qua sự thay đổi rịng của giá trị thu nhập và tài sản khách hàng sau khi tiếp cận được với dịch vụ là rất khó xác định. Do khách hàng của tổ chức TCVM có những đặc trưng riêng, mức độ tiếp cận đến các nhóm khách hàng thu nhập thấp rất quan trọng. Vì vậy, các chỉ tiêu gián tiếp đơn giản hơn được sử dụng để đo lường độ sâu của tiếp cận tới các nhóm khách hàng mục tiêu của các tổ chức TCVM bao gồm:
- Mức vay trung bình: là tỉ lệ doanh số cho vay chia cho số khách hàng vay tại tổ chức TCVM. Mức vay trung bình thấp nghĩa là nhiều khách hàng có thu nhập thấp đã được vay tại tổ chức TCVM, vì thường đối với các khách hàng có thu nhập thấp thì có nhu cầu vay vốn có giá trị thấp.
Mức vay trung bình = Doanh số cho vay
Số khách hàng vay
- Quy mơ món vay trung bình được coi như một chỉ tiêu dùng để so sánh độ sâu tiếp cận đến các khách hàng của một tổ chức TCVM trên tầm quốc tế. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ mức độ tiếp cận của tổ chức TCVM càng sâu. Theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ này dưới 20%, tổ chức TCVM đã phục vụ tầng lớp khách hàng nghèo. Nếu trong khoảng từ 20% - 150%, tổ chức TCVM đã phục vụ khách hàng trung bình và có mức tiếp cận rộngvà tổ chức TCVM chỉ tập trung vào các khách hàng giàu nếu tỷ lệ này lớn hơn 150%
Quy mơ món vay trung bình = Mức cho vay trung bình
*100% GDP bình quần đầu người
- Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ và nợ xấu/ tổng dư nợ
Hai nhóm tỷ lệ này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng đối với tổ chức TCVM. Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao, độ sâu tiếp cận tốt. Trong điều kiện tổ chức TCVM mở rộng hoạt động tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau với quy mô tăng trưởng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ tổ chức TCVM đó khơng đạt yêu cầu về mở rộng hoạt động. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ tổng dư nợ vay của những khách hàng có nợ quá hạn trên 4 tuần trên tổng dư nợ cho vay của tổ chức TCVM, tỷ lệ này dưới 5% là hợp lý. Với tuổi nợ trên 4
tuần, các tổ chức TCVM bắt đầu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho dư nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ tổng dư nợ cho vay của tổ chức TCVM. Tỷ lệ này phản ánh tới khả năng thu hồi nợ của tổ chức TCVM, tỷ lệ này dưới mức 3% là chấp nhận được. Với tuổi nợ trên 16 tuần, các tổ chức TCVM sẽ phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro với tỷ lệ 100% dư nợ quá hạn.
Bảng 1.2 Tóm tắt các chỉ số đánh giá mức độ tiếp cận nguồn TCVM Tiêu
chí Chỉ số Tiêu chuẩn hoạt động
Mức độ tiếp
cận
1. Số lượng dịch vụ và sản phẩm cung ứng
2. Số lượng và mức tăng trưởng của khách hàng
3. Số lượng và mức tăng trưởng dư nợ của tín dụng
4. Số lượng và mức tăng trưởng của số dư tiết kiệm
Khơng có tiêu chuẩn
5. Mức vay trung bình/GDP >150%: Thị phần cho khách hàng có thu nhập cao <20% - 150%: Thị phần cho khách hàng có thu nhập trung bình <20%: Thị phần cho khách hàng nghèo
6. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ Tối đa 5% 7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Tối đa 3%
1.6 Quy trình tổ chức quản lý hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ (Xem phụ lục
1.4)
1.7 Kinh nghiệm quốc tế về các hoạt động giúp người nghèo thông qua các chương trình tài chính vi mơ trình tài chính vi mơ
1.7.1 Tổ chức TCVM ở Bangladesh
1.7.1.1 Lịch sử phát triển ngành TDVM ở Bangladesh
trường Đại học Chitagong, Bangladesh để kiểm tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo nông thôn. Năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh Trường Đại học Chitagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ ngân hàng Grameen. Ngân hàng thành công vang dội và dự án được chính phủ hỗ trợ, được giới thiệu vào năm 1979 cho Quận Tangail (phía bắc thủ đơ Dhaka). Sự thành cơng của ngân hàng tiếp tục lan rộng và nó nhanh chóng trãi rộng đến các quận của Bangladesh và vào năm 1983 nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ quan lập pháp Bangladesh. Tỷ lệ hoàn vốn bị ảnh hưởng mạnh bởi trận lụt năm 1998 nhưng lại phục hồi một vài năm sau.
Mục đích cho vay của ngân hàng Grameen cho vay vốn nhỏ gọi là TCVM cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống dựa trên ý tưởng người nghèo có các kỹ năng mà khơng tận dụng hết. Ngân hàng cũng nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng.
Ngày 11 tháng 7 năm 2005, Quỹ Grameen Mutual Fund One (GMFO) đã được Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) Bangladesh cho phép phát hành chứng khốn ra cơng chúng lần đầu là một trong những quỹ hỗ tương đầu tiên trong số những quỹ tương tự, GMFO sẽ cho phép hơn 4 triệu thành viên của Grameen cũng như những người chưa phải thành viên tham gia thị trường vốn của Bangladesh.
Năm 2006, người thành lập Ngân hàng Grameen, Muhammad Yunus, được nhận giả thưởng Nobel Hịa Bình. Tính đến cuối năm 2006 Ngân hàng này đã có 2.226 chi nhánh, tiếp tục mở rộng phạm vi biên giới và vẫn cung cấp tín dụng cho người nghèo nơng thơn.
1.7.1.2 Đặc điểm hoạt động
Hệ thống TCVM của ngân hàng Grameen hoạt động trên cơ sở những quyết định của ngân hàng. Đặc điểm hoạt động TDVM của ngân hàng là mạnh về nhóm tự giúp (self – help group). Nhóm tự giúp bao gồm năm cá thể được vay một khoản tiền, nếu như có một trong năm cá thể bị vỡ nợ thì cả nhóm sẽ bị từ chối cho vay, hiện nay các nhóm tự giúp đã hoạt động trên 43 quốc gia.
- Đại đa số khách hàng vay vốn của Grameen là phụ nữ, ở vài khu vực hoạt động của các chi nhánh, tỷ lệ khách hàng nữ chiếm đến 96%.
- Hơn một nữa khách hàng được vay vốn của Garmeen thốt khỏi nghèo, tỷ lệ khách hàng vay vốn hồn trả được nợ cao chiếm khoảng 98, 9% ở một vài khu vực hoạt động.
- Ngân hàng Grameen được sở hữu bởi những người nghèo vay vốn từ ngân hàng, phần lớn trong số họ là phụ nữ. Trong tổng số cổ phiếu của ngân hàng, người vay sở hữu 94% và 6% còn lại thuộc sở hữu Chính phủ Bangladesh.
Một số chương trình hoạt động cải thiện xã hội của Grarmeen: Nổi bật trong các chương trình này là các chương trình hoạt động cải thiện xã hội, tiêu biểu như:
- Chương trình các thành viên xóa đói giảm nghèo, chương trình này tập trung phân bổ vốn nhỏ cho người ăn xin. Các quy định hiện hành của ngân hàng không được áp dụng ở đây như:
+ Vốn vay hoàn tồn khơng có lãi suất.
+ Kỳ hồn vốn có thể kéo dài, ví dụ: một người ăn xin có thể nhận một khoản vay nhỏ khoảng 100 taka (tương đương US $ 1,50) có thể trả chỉ 2,00 taka (chỉ tương đuơng 3,4 US cents) một tuần.
+ Người vay được hưởng bảo hiểm tính mệnh hồn tồn miễn phí.
+ Ngân hàng không ép buộc người vay phải ngừng ăn xin, thay vào đó ngân hàng khuyến khích họ sử dụng vốn để tạo thu nhập từ việc bán các vật phẩm giá hạ.
- Chương trình điện thoại nơng thơn: Ở Bangladesh có mật độ điện thoại thấp nhất thế giới. Trên tổng số hơn 85.000 thơn bản phần lớn đều khơng có mạng điện thoại kéo dây của công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước. Để phá bỏ tình trạng này, Ngân hàng Grameen đã có chương trình mạng điện thoại tới các thôn bản xa xôi.
+ Grameen Phone, một công ty đối tác với ngân hàng, hiện đã là nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất nước. Sử dụng mạng lưới trên toàn quốc của mình – Grameen Telecom – và các công ty đối tác khác của Grameen đã mang điện thoại di động và vô tuyến đến gần một nữa thôn bản tại Bangladesh.
+ Ngân hàng đồng thời cũng phân bổ vốn vay đến khoảng 139.000 phụ nữ nghèo tại nông thôn để họ mua điện thoại. Những người phụ nữ này thiết lập tại nhà mình trung tâm liên lạc nơi những người dân làng có thể đến và trả một khoản phí nhỏ để sử dụng điện thoại. Chương trình này thường được gọi là Polli Phone (điện thoại thôn bản) tại Bangladesh.
1.7.1.3 Ngân hàng Grameen (GB) ở Bangladesh (đại diện tiêu biểu)
Chính giáo sư Yunus là người sáng lập ra mơ hình này năm 1983 và hiện đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một ngân hàng dành riêng cho người nghèo, cung cấp các món vay khơng cần thế chấp. Hơn 66% khoản tiền gửi là từ thành viên vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng do người vay sở hữu và dựa trên phương pháp luận riêng khác biệt hoàn toàn với các ngân hàng thương mại thông thường. Hiện nay, ngân hàng Grameen đang cung cấp món vay cho 4.5 triệu người nghèo, 96% trong số họ là phụ nữ, tại 50,936 xã ở Bangladesh. Mơ hình này chứng minh rằng người nghèo có nhu cầu tài chínhvà hoạt động bền vững chỉ dựa vào khách hàng nghèo có tính khả thi cao.
Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới về tín dụng nơng thơn. GB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cấp cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến 0.2 ha đất. Để được vay vốn, người trong gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm năm người có hồn cảnh kinh tế - xã hội gần giống nhau. Thông thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm. Do đó, các thành viên của một gia đình hay thậm chí cả bà con thân thuộc khơng thể nằm chung trong một nhóm. Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình và kiểm tra tư cách của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập,..
Khoảng năm hoặc sáu nhóm sẽ thành lập nên một trung tâm trong cùng địa phương. Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra Trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu về quy định của ngân hàngvà chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khóa hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày hai giờ. Các nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Sau khi kết thúc khóa học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành thực và tính đồn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp. Các thành viên mù chữ cũng được dạy cách ký tên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở ngân hàng để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến
với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ và vào sổ sách ngay tại trung tâm. Có cả các nhân viên nữ để làm việc với khách hàng nữ.
Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (Đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.
Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một người vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ khơng được vay. Do đó, áp lực của các thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng bảo đảm mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngồi việc đóng góp 1 taka mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn từ quỹ này với bất cứ mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ đó, họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hồn cảnh khó khănvà tránh dùng khoản vay ban đầu để tiêu dùng. Tiền vay từ quỹ nhóm cũng phải được trả hàng tuần. Mỗi nhóm cịn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4% tiền vay ngân hàng. Quỹ này chỉ dùng để giúp thành viên trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cấp hay thiên tai.
Bằng các dịch vụ tiết kiệm tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thành công trong công việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nơng thơn khơng có tài sản), tỉ lệ thu hồi nợ đạt gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của khách hàng. Ngân hàng Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xã hội và con người chứ khơng chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm tín dụng thơng thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng ngân hàng Grameen cải thiện tính đồn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của họ, khuyến khích họ lập những trường học quy mơ nhỏ và tổ chức các sự kiện thể thao cho con cái họ, loại bỏ tập tục của hồi môn, phòng chống những bệnh thường gặp như tiêu chảy và chứng quáng gà ở trẻ em và chống những bất công trong xã hội. Phần lớn những cam kết này được nêu trong “16 quyết định” mà