Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

3.2 Một số giải pháp khác

3.2.1 Truyền thông nâng cao nhận thức cho người nghèo.

Nâng cao nhận thức cho người nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất theo quy mơ hộ gia đình, đưa những gương điển hình vươn lên thoát nghèo để người dân học tập.

Xây dựng phóng sự truyền hình về điển hình tiêu biểu một số hộ nghèo có ý chí đã khắc phục khó khăn vươn lên thốt nghèo trong thời gian qua (nêu người thực việc thực để người nghèo học tập).

Phát sóng phóng sự nhiều lần trên Đài phát thanh và truyền hình địa phương, đồng thời nhân bản bằng đĩa CD gửi về Ủy ban nhân dân 104 xã-phường-thị trấn làm tài liệu tuyên truyền.

Đưa những thông tin cần thiết hỗ trợ người nghèo về vùng sâu, vùng xa thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, radio…

3.2.2 Khuyến nông cho hộ nghèo

Tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nghèo vùng sâu, vùng thiếu thông tin kỹ thuật, xây dựng các mơ hình 3 giảm 3 tăng: Mơ hình này là tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ thực vật nhằm quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học. Áp dụng biện pháp này giúp người dân giảm được lượng lúa giống, giảm chi phí thuốc trừ sâu, điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng và một số biện pháp phát triển kinh tế nông hộ, nông thôn khác được tiếp cận với người dân.

3.2.3 Trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo

Nâng cao nhận thức cho người nghèo về pháp luật tạo điều kiện cho họ có khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.

Tổ chức biên soạn tờ rơi và sách tuyên truyền pháp luật (chủ yếu là bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, luật hơn nhân gia đình) theo hình thức hỏi đáp pháp luật phát cho người nghèo.

3.2.4 Dạy nghề cho người lao động thuộc diện hộ nghèo

Giúp người nghèo có được kiến thức nghề cần thiết thơng qua các khóa dạy nghề ngắn hạn, tạo cơ hội cho họ tìm được việc làm ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong đó ưu tiên dạy nghề để đi làm việc tại các tỉnh bạn và đi xuất khẩu lao động, bằng việc tổ chức các lớp dạy nghề lưu động tại các cụm xã.

3.2.5 Thay đổi cách suy nghĩ và cách làm của người nghèo, giúp người nghèo vượt qua mặc cảm, giàu nghị lực, khát vọng thoát nghèo và trở nên thành công trong qua mặc cảm, giàu nghị lực, khát vọng thốt nghèo và trở nên thành cơng trong cuộc sống

Với phương cách này cần phải tác động lâu dài, chính phủ không thể nào bao cấp mãi, phải cho người nghèo tự vượt nghèo bằng chính khả năng của mình, tự khẳng định chính mình. Thực tiễn cho thấy những người nghèo không cải thiện được cuộc sống và nghèo mãi mãi là những người khơng có mục tiêu trong tương lại, lười lao động; Không đam mê một cơng việc; Thích sống hưởng thụ, ỉ lại; Tiêu xài phung phí; Lười tính tốn; Khơng có ý chí cầu tiến, tiến thủ; Làm những công việc chân tay; Không biết quản lý tài chính; Khơng có nghề nghiệp cụ thể; Và va vào các tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, rượu chè,…, mặc cảm nghèo hoặc thiếu quyết tâm, khát khao thoát nghèo. Do vậy, trước hết giúp người nghèo bỏ qua mặc cảm, tự ti, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống là những người làm cơng tác xóa nghèo nên gần gủi họ, động viên, đào tạo họ, rèn luyện cho họ có ý chí, có nghị lực, khát vọng và quyết tâm, giúp họ thay đổi cách nghĩ và cách làm, khơng ai cứu họ bằng chính họ để họ tự chủ hơn, bỏ thói ỉ lại, trơng chờ vào vận mai hay sự ban ơn của người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)