CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ
1.8. Một số tổ chức TCVM đang tồn tại có hiệu quả tại Việt Nam
1.8.1 Quỹ tình thương
TYM nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các phụ nữ nghèo ở khu vực nông thôn, thơng qua việc hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế và tăng cường vị thế trong xã hội.
Hơn 15 năm qua, TYM đã được hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức Quốc tế như tổ chức ACT của Nhật Bản, Ngân hàng Tiết kiệm Sparassen của Đức, Trung tâm phát triển Châu Á (APDC), … Trong thời gian này, TYM đã có gần 500 tỷ đồng hỗ trợ vốn
cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, đã giúp hơn 40.000 phụ nữ thoát nghèo.
Khác với mức vay tối đa là 200.000 đồng tại thời điểm mới ra đời, bây giờ các thành viên của Quỹ có thể lựa chọn mức vay vốn từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và khả năng trả nợ của gia đình. Thời hạn trả nợ linh hoạt từ 10 tuần đến 70 tuần. Bên cạnh hoạt động tín dụng, Quỹ cũng rất quan tâm đến hoạt động tiết kiệm. Tất cả thành viên tha giam Quỹ đều đóng tiết kiệm 3.000 đồng/tuần. Thành viên được hưởng lãi suất tiết kiệm là 0,5%/tháng và sẽ được rút khoản tiết kiệm này khi họ có yêu cầu. Ngoài tiết kiệm bắt buộc, Quỹ cịn khuyến khích các thành viên gửi tiết kiệm tự nguyện với số tiền gửi tối thiểu là 1.000 đồng. Với hệ thống quản lý đến tận từng thơn xóm, chấp nhận thu tiền tiết kiệm với khoản nhỏ, Quỹ đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo có cơ hội gây dựng nguồn vốn tự có cho gia đình. TYM cũng rất coi trọng các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức cho các thành viên. Ngay từ khi bắt đầu tham gia Quỹ, thành viên sẽ được đào tạo về chính sách, thủ tục, cách lập dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả và các hoạt động khác của Quỹ.
Hiện nay, TYM đã có 21 chi nhánh, hơn 150 nhân viên chuyên trách và 25.000 thành viên. Kết quả đánh giá tác động kinh tế sau 15 năm hoạt động của Quỹ cho thấy đã có 79% thành viên tham gia Quỹ từ 9 năm trở lên khẳng định thu nhập của gia đình họ tăng lên rõ rệt, 66% thành viên tham gia Quỹ từ 6 năm trở lên đã xây dựng được nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi vật chất đầy đủ hơn. Sau đây là một số ví dụ về việc sử dụng vốn vay từ TYM của một số phụ nữ điển hình.
Chị Nguyễn Thị Quyết (Sóc Sơn, Hà Nội) đã tự tạo thu nhập 24 triệu đồng/ năm cho bản thân mình nhờ bắt đầu kinh doanh bằng tiền vốn từ khoảng vay 500.000 đồng của TYM. Chị Quyết là thành viên của TYM từ năm 1996. Với số tiền vay ban đầu là 500.000 đồng, chị Quyết đã mua vải về may quần áo rồi đem ra chợ bán. Lãi thu được từ việc bán quần áo bước đầu đã giúp chị Quyết trả được nợ hàng tuần và trang trải chi tiêu trong gia đình. Ở vịng vay vốn sau, vợ chồng chị Quyết đã quyết định đầu tư kinh doanh vào quán bán đồ uống và hàng tạp hóa. Hoạt động kinh doanh đã mang lại thu nhập 70.000 đồng/ngày cho gia đình. Vốn quay vịng, sau khi có được một số tiền kha khá, chị Quyết quyết định mua máy xúc. Trừ chi phí trả tiền thuê thợ lái máy, mỗi tháng chị Quyết cũng thu được một khoản thu nhập ổn định là 2.000.000 đồng. Nhưng
mừng hơn là con trai lớn của chị Quyết đang là sinh viên y khoa, con trai thứ hai của chị là sinh viên khoa du lịch thuộc Viện đại học mở Hà Nội.
Số tiền vay lần đầu tiên 1.000.000 đồng từ TYM đã quá lớn đến mức làm cả gia đình chị Nguyễn Thị Tĩnh (Quảng Xương, Thanh Hóa) phải thảng thốt nhưng sau 4 năm sử dụng vốn vay, gia đình chị Tĩnh đã có thể sửa sang lại nhà cửa khang trang, mua đất canh tác và mua sắm một số tiện nghi trong nhà. Bốn năm trước, dù vợ chồng chị Tĩnh chăm chỉ làm ăn nhưng cái nghèo cứ đeo bám mãi với gia đình của chị khiến vợ chồng chị tuyệt vọng. Khi cần được 1.000.000 đồng vốn vay từ TYM, vợ chồng chị Tĩnh đã thảng thốt vì số tiền này thực sự quá lớn đối với anh chị. Chị Tĩnh bàn với chồng mua cói để dệt chiếu. Một ngày cả nhà chị Tĩnh dệt được hai chiếc chiếu. Vậy là đủ tiền trả nợ hàng tuần cho khoản vay từ TYM và trang trải chi tiêu hàng ngày, vòng vốn vay đầu tiên trả nợ dễ dàng. Được sự động viên và hỗ trợ của các thành viên trong nhóm, chị Tĩnh mạnh dạn vay vốn lớn hơn. Vòng 2, chị vay 2.500.000 đồng; vòng 3, chị vay 4.000.000 đồng. Cho đến vòng 4, chị đã tự tin làm đơn xin vay 8.500.000 đồng. Nhờ vốn vay, chị Tĩnh đã mua được nhiều sào đất để trồng cói, làm ăn có lãi chị Tĩnh đã sửa sang nhà cửa và mua sắm các tiện nghi trong gia đình. Việc tham gia sinh hoạt và sử dụng vốn vay để tạo việc làm, cải thiện cuộc sống là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chị Tĩnh và gia đình.
TYM khơng những giúp chị Phạm Thị Hường (Hưng Nguyên, Nghệ An) thoát nghèo mà còn cho chị Hường cái chữ. Thời thơ ấu của chị Hường chứa đựng biết bao thiệt thòi. Nhà nghèo chị Hường phải đi chặt củi, chăn trâu giúp bố mẹ nuôi các em. Lớn lên, chị lập gia đình và có 3 con. Việc viết chữ hay thậm chí cầm bút viết được họ tên của mình chỉ là mơ ước chơn chặt trong lịng của một người phụ nữ mù chữ và nghèo khó. Chị Hường đã được vay vốn của TYM và đã đưa gia đình thốt khỏi cảnh nghèo bằng nghề kinh doanh hàng xén và chăn ni nhỏ. Khơng chỉ có thế, một may mắn nữa đã đến với bản thân chị Hường. Đó là việc TYM phối hợp với chính quyền địa phương mở lớp xóa mù chữ cho các phụ nữ chưa biết chữ ở xã Bắc Yên. Nhờ lớp học này, chị Hường đã biết chữ. Dòng chữ đầu tiên, chị Hường đã viết trong sự xúc động lớn, là “cảm ơn Quỹ Tình thương”.