CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ
3.1 Giải pháp chủ yếu
3.1.2 Xây dựng mô hình tổ chức tài chính chuyên biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ
nhỏ từ người nghèo như mơ hình của ACLEDA ở Campuchia hay ngân hàng Grameen ở Bangladesh
Do người nghèo khó có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại hay quỹ tín dụng nhân dân nên cần xây dựng mơ hình tài chính chun biệt hơn hướng về người nghèo để giúp họ thốt nghèo, những mơ hình này được cấp giấy phép và được đưa vào ứng dụng tại các địa phương
Thực tiễn đã chứng minh người nghèo có nhu cầu về tài chính và các tổ chức tài chính hoạt động bền vững chỉ dựa vào khách hàng nghèo có tính khả thi cao với các tổ chức tài chính như ngân hàng ACLEDA ở Campuchia hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ cho các khách hàng là người người nghèo, hay ngân hàng Grameen ở Bangladesh.
Như đã nghiên cứu ở chương 1, ngân hàng ACLEDA hay ngân hàng Grameen ở Bangladesh là những ngân hàng tư nhân cho những người nghèo vay vốn và thực tế người nghèo ở các nước này có khả năng hồn trả nợ đúng hạn và khơng có sự hỗ trợ nguồn vốn nào từ chính phủ.
Theo thực tiễn tại Trà Vinh, một phần do đói nghèo, một phần do nhận sự tài trợ vốn với ưu đãi lãi suất do đó người nghèo Trà Vinh có tâm lý ỷ lại hơn. Do vậy, để giúp người nghèo Trà Vinh thoát nghèo và khắc phục được tâm lý này thì cần có chương trình tín dụng tư nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện theo chương trình này cần được thực hiện qua nhiều giai đoạn cho từng nội dung cụ thể vào từng thời điểm cụ thể, có những nơi áp dụng mơ hình thí điểm, từng bước xóa dần tư tưởng bao cấp, xóa bỏ sự ỷ lại đã ăn sâu vào mỗi người nghèo ở Trà Vinh.