Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 48)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

1.9 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.9.1 Bài học kinh nghiệm về thành công của tổ chức TCVM

Từ thực tiễn về hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ tại Việt Nam cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm về một mơ hình TCVM thành cơng như sau:

- Mục tiêu là đấu tranh xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống từ những khoản tiền vốn nhỏ.

- Xây dựng và thực hiện những phương án kinh doanh nhỏ trong hoàn cảnh và điều kiện rất đời thường.

- Phối hợp chặt chẽ giữa khoản tín dụng nhỏ và khoản tiết kiệm nhỏ

- Thủ tục cho vay đơn giản và phương thức quay vịng tín dụng ln kích thích việc phát triển kinh doanh của hộ nghèo

- Áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn một ít hoặc tương đương so với lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

- Triển khai trực tiếp TDVM đến các xã /phường, nhóm và hộ nghèo. - Vai trị của nhóm và nhóm trưởng

- Bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh, kỹ thuật, gia đình, cộng đồng, xã hội, y tế và mơi trường.

- Chuyển giao công tác quản lý TDVM cho cán bộ chuyên trách tại địa phương. - Sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước.

1.9.2 Bài học kinh nghiệm về thất bại của TCVM

Trên thực tế cũng đã xuất hiện một số hoạt động TCVM không phát huy hiệu quả. Trong chương trình TCVM tại tỉnh Đồng Tháp, VHI triển khai dự án trồng tràm, kết hợp ổn định kinh tế và mơi sinh trên vùng đất phèn chua, khó canh tác nhưng thích hợp trồng tràm. Mặc dù, các hộ trồng rừng tràm được đào tạo cách quản lý bền vững để duy trì và tái sinh rừng tràm do chính họ trồng lên, kết quả thu hoạch tràm tốt như dự kiến và các hộ tham gia được hưởng quyền thu hoạch kinh tế từ các cây tràm, nhưng dự án trồng tràm đã khơng được phát huy rộng rãi vì vốn vay cao, thời gian thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận quá lâu đã làm cho những hộ nông dân không ưa chuộng.

Một thất bại nữa trong TCVM là việc cấp tín dụng sai đối tượng do cách làm việc thiên về tình cảm hay quản lý lỏng lẻo của các tổ, nhóm và chính quyền địa phương. Những khoản tín dụng dành cho người nghèo khơng phải lúc nào cũng đến tay người nghèo 100%. Trong hoạt động tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên là nổi bật hơn cả. Theo Dân trí, có nhiều hộ có mức thu nhập hàng năm hơn 60 triệu đồng, sống trong những căn nhà lớn khang trang vẫn được chính quyền xã/phường xác nhận là rất khó khăn để có thể vay vốn với lãi suất thấp vốn dĩ chỉ dành cho người nghèo. Tỷ lệ cho vay sai đối tượng ở một vài nơi lên đến 10%. Thị trường của đầu vào và đầu ra của hoạt động kinh doanh của các hộ thành viên cũng là vấn đề cần phải quan tâm lớn vì nó là một trong những nguyên nhân làm thất bại hoạt động TCVM ở vùng nơng thơn. Chỉ tính riêng ở huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh, trong những năm 2003 – 2005, đã có hơn 2.000 hộ vay vốn. Số vốn vay là 5 triệu đồng cho mỗi hộ. Họ dự kiến mua 2 con bò giống cho mỗi hộ, với giá mua mỗi con bò giống (bò thường) khoảng 2,5 triệu đồng. Điều đó đã tạo ra nhu cầu về bò giống lên đến 4,000 con, trong khi nguồn cung bò giống trong thời gian đó tại Đồng bằng sơng cửu long là khơng đủ. Giá mua bị giống đã bị đẩy lên từ 2,5 triệu dồng/con lên đến 5 triệu đồng/con, làm cho chi phí sản xuất bị đẩ lên cao. Từ năm 2006 đến nay, giá bò giống hạ dần về đến giá thật của nó thì một thảm cảnh khác đã xảy ra ở giá bán bò thịt. Do nắm được thời điểm người ni bị thịt cần bán bò để trả nợ vay từ các nguồn vay của các tổ chức TDVM, nên đầu lái bán buôn đã ra sức ép giá. Các hộ vay vốn, một phần do áp lực trả nợ, một phần bị mất bình tĩnh khi thấy giá giảm nên đã cùng nhau bán đồng loạt càng làm cho bò thịt bị mất giá hơn. Việc tự phát và phát triển theo phong trào trong chăn ni bị đã khơng lường

trước thị trường, kể cả đầu vào lẫn đầu ra, đã làm cho các hộ nông dân nghèo phải chịu them cảnh lao đao. Do vậy, khi triển khai TDVM không thể không xem xét đến bài học đắt giá như thế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày các lý luận chung về tài chính vi mơ, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn tài chính vi mơ của người nghèo. Bên cạnh đó, các bài học kinh nghiệm về sự phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM đã được tổng kết thơng qua các mơ hình tổ chức TCVM thành cơng trên thế giới có những mơ hình hỗ trợ người nghèo sản xuất kinh doanh giảm nghèo hiệu quả. và những bài học kinh nghiệm triển khai hoạt động tài chính vi mơ ở Việt Nam rất đắt giá.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ CỦA NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

GIAI ĐOẠN 2007-2009

Theo thống kê mới nhất vào ngày 1/5/2009, trên địa bạn tỉnh Trà Vinh tổng số hộ dân cư 241,543 hộ. Trong đó, hộ Khmer 73.969 hộ. Tổng số hộ nghèo là 51,082 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21.15%, hộ nghèo dân tộc Khmer 26,574 hộ. Đa số người nghèo Trà Vinh có nhu cầu tiếp cận đến nguồn vốn thường xuyên và nhu cầu về vốn vay tín dụng của hộ nghèo tăng trung bình 23.2% hàng năm.

2.1 Các tổ chức tài chính vi mơ hỗ trợ người nghèo trên địa bàn TP. Trà Vinh Bảng 2.1. Phân loại nhóm tổ chức tài chính vi mơ phục vụ cho đối tượng người

nghèo tại Trà Vinh Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh Trà Vinh) - Các tổ chức chính trị - xã hội

+ Hội Phụ nữ (quỹ Tiết kiệm tín dụng) + Hội Nông dân

+ Hội Cựu chiến binh + Đoàn thanh niên

+ Sở Lao động Thương Binh & Xã hội

- IMPP: Dự án cải thiện sự tham gia thị

trường cho người nghèo

- Họ/hụi, góp vốn quay vịng

- Họ hàng, bạn bè, hàng xóm, láng giềng

- Người cho vay nặng lãi

Bảng 2.2 Các tổ chức tài chính được người dân nghèo tiếp cận trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Các tổ chức tài chính %

1. Ngân hàng chính sách xã hội 46%

2. Tổ chị em giúp nhau làm kinh tế 22%

3. Vay mượn từ người thân, vay nặng lãi 20%

4. Hụi 6%

5. Ngân hàng nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân 6%

Tổng cộng 100%

2.1.1 Ngân hàng chính sách xã hội – Ngân hàng phục vụ người nghèo tại tỉnh Trà Vinh Vinh

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (NHCSXH) được thành lập lại trên cơ sở ngân hàng người nghèo theo quyết định số 131/2002/QĐ – TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngồi việc tập trung giải quyết nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần vào cơng việc xóa đói giảm nghèo, NHCSXH cịn giúp tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của kênh cho vay chính sách đối với các ngân hàng này. NHCSXH tiếp tục đảm trách chức năng của Ngân hàng phục vụ người nghèo, trở thành kênh cung cấp tín dụng nhỏ do Chính phủ trợ cấp vốn được thực hiện qua các chương trình, dự án chính sách xã hội và giảm nghèo.

Đầu năm 2003, NHCSXH đã tiếp nhận chương tình cho vay món nhỏ cho đối tượng chính sách và các chương trình cho vay trực tiếp của giai đoạn truớc được quản lý bởi các ngân hàng thương mại quốc doanh như NHNN & PTNT, ngân hàng phục vụ người nghèo,… Mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 30,000,000 đồng nếu khơng có tài sản đảm bảo. Lãi suất là 0.65%/tháng. Riêng đối với các vùng khó khăn hay miền núi thì lãi suất được áp dụng là 0.45%/tháng. Thời hạn cho vay được dựa trên phương án đầu tư của người vay nhưng thông thường không quá 60 tháng. Việc trả lãi theo tháng hay quý là do thỏa thuận của hai bên. Với món vay nhỏ, nợ gốc được hồn trả một lần vào cuối kỳ. Các khoản vay khoảng 8,000,000 đồng thông thường được chia đều cho số năm vay và nợ gốc bình quân năm được trả vào tháng cuối của chu kỳ 12 tháng.

NHCSXH ngay từ những ngày đầu hoạt động đã định hướng tập trung tăng cường sự hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức hội đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh, Đồn thanh niên, tạo cơ sở tiếp cận được với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi tỉnh Trà Vinh. Đây là một sự đổi mới rất lớn nếu so với NH phục vụ người nghèo (NHNg) trước kia với bộ máy nhân sự hoàn toàn phụ thuộc vào AGRIBANK.

NHCSXH đuợc thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá

nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay đến người vay. Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của nhóm tiết kiệm và vay vốn. Nhóm tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã và đuợc Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Các nhóm khách hàng của NHCSXH dù là hộ nghèo, học sinh có hồn cảnh khó khăn hay những người đi xuất khẩu lao động muốn tiếp cận ngưồn vốn phải thông qua các tổ tiết kiệm vay vốn bình xét các tiêu chí như năng lực lao động, tình trạng sức khỏe và tinh thần sản xuất kinh doanh.

2.1.2 Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo – MPP (The project for Improving Market Participation of the Poor):

Bắt đầu từ năm 2005, được Chính phủ cùng các Bộ, Ngành Trung Ương ủng hộ, Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD) đã cử đoàn khảo sát ban đầu cho Dự án thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh, một đoàn nghiên cứu thị trường vào tháng 12 năm 2005 và đoàn thiết kế Dự án vào tháng 2 và 3 năm 2006. Tháng 5 và 6 năm 2006, IFAD cử đoàn thẩm định Dự án vào làm việc và thống nhất những đề xuất chi tiết để triển khai Chương trình mới với tên gọi là: “Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh (IMPP)”. Tháng 07 và tháng 08/2006, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Trà Vinh đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi IMPP và được Chính phủ thơng qua tại công văn số 1304/TTg-QHQT ngày 22/08/2006

Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt và Báo cáo thẩm định dự án IMPP của IFAD, đại diện Chính phủ Việt Nam và IFAD đã ký Hiệp định tài trợ chương trình cho dự án IMPP tại 02 tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh số 701-VN và biên bản tài trợ số 872-VN ngày 21/12/2006.

Mục tiêu và mục đích của dự án

Cải thiện sinh kế cho người nghèo thông qua hoạt động có hiệu quả hơn của năm loại thị trường bao gồm: (1) thị trường đất đai, (2) thị trường lao động, (3) thị trường dịch vụ, (4) thị trường hàng hóa, và (5) thị trường tài chính.

Gia tăng thu nhập của người nghèo ở nông thôn thông qua việc tiếp cận các loại thị trường này.

Cải thiện hiệu quả của năm loại thị trường này tại cấp xã, thơng qua đó tác động đến các loại thị trường này ở cấp huyện và cấp tỉnh.

Cải thiện nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở nông thôn và đồng thời đem lại lợi ích cho người nghèo.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án trong các dự án phát triển hiện tại và sắp tới của tỉnh.

Đơn vị tài trợ:

+ Nhà tài trợ chính: Quỹ Quốc tế về Phát triển Nơng nghiệp (IFAD).

+ Đồng tài trợ: Chính phủ Đức thông qua Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

(GTZ), Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID).

Phạm vi hoạt động: Địa bàn tỉnh Trà Vinh, Hà Tĩnh

Đối tượng: Ủy Ban Nhân Dân, các Sở Ban ngành, Trung tâm Xúc tiến thương

mại và đầu tư, các trường đại học tỉnh Trà Vinh

Cơ quan tổ chức thực hiện:

Ban điều phối dự án IMPP Trà Vinh, VCCI Cần Thơ tư vấn cho Dự án một số hoạt động để cải thiện môi trường kinh doanh

Thời gian hoạt động của dự án: 2007 - 2012 Kinh phí thực hiện: 18,6 triệu USD

Địa chỉ liên hệ:

- Cơ quan phối hợp: Ban Điều phối Dự án IMPP Trà Vinh

Địa chỉ: Số 7, Lê Thánh Tôn, P2, TX Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: 0742. 211 518

- Cơ quan tư vấn: Phòng Pháp chế – VCCI Cần Thơ Điện thoại: 0710. 3 824 918 (106, 123)

Các hoạt động của dự án:

Giúp cơ quan quản lý đưa ra các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp Thúc đẩy một số hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn

Cải thiện hơn môi trường kinh doanh tại tỉnh

Triển khai Quỹ liên kết thị trường và Phát triển kinh doanh (BDMLF) với các đối tác

Tiến hành giải ngân Quỹ tiết kiệm tín dụng phụ nữ

Hoạt động CMOP (lập kế hoạch cơ hội thị trường cấp xã): thành lập 300 nhóm cộng đồng 6.700 hộ tham gia theo chuỗi giá trị ngành hàng qua các cuộc tập huấn nâng cao năng lực sản xuất

Đào tạo 2828 lao động mức thu nhập từ 600.000 -1.000.000 đồng/người/ tháng Tổng kinh phí chia đều cho 2 tỉnh: 37.301 triệu USD

+ Vốn vay IFAD: 25.988 triệu USD

+ IFAD viện trợ khơng hồn lại: 0.400 triệu USD

+ Chính phủ Đức viện trợ khơng hồn lại: 3.912 triệu USD + M4P/2-DFID viện trợ khơng hồn lại: 0.590 triệu USD + Chính phủ Việt Nam: 4.130 triệu

+ VBARD: 1.200 triệu

+ Người hưởng lợi: 1.080 triệu USD

2.1.3 Các tổ chức chính trị - xã hội tại tỉnh Trà Vinh 2.1.3.1 Hội Liên hiệp Phụ nữ Trà Vinh 2.1.3.1 Hội Liên hiệp Phụ nữ Trà Vinh

Thành lập theo quyết định thành lập của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Trà Vinh là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ.

Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hịa bình, đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.

Nội dung thực hiện hoạt động của hội

a) Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu.

b) Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

c) Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính vi mô cho người nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)