· Nhu cầu vốn đầu tư
Bất kỳ một loại hàng hoá, dịch vụ nào muốn tiêu thụ được cũng cần phải có người mua và có nhu cầu sử dụng chúng, tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng khơng thể cho vay nếu khơng có người đi vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ln ln cần thiết nhưng với tùng NHTM thì khơng phải lúc nào nhu cầu ấy cũng hiện hữu. Do số lượng khách hàng thường xuyên
quan hệ với ngân hàng có hạn và khơng phải lúc nào tình hình sản xuất kinh doanh của họ cũng tiến triển một cách khả quan nên nhu cầu đầu tư của họ không thường xuyên lớn. Chính vì vậy việc xác định khách hàng và nhu cầu mục tiêu của họ là rất cần thiết đối với hoạt động của từng ngân hàng trong lĩnh vực cho vay đầu tư phát triển.
· Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng
Để đảm bảo an tồn, tránh rủi ro khi cho vay các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và lựa chọn những đối tượng khách hàng cụ thể. Chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện, tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy theo đặc thù của từng ngân hàng cụ thể, xong nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm đến những vấn đề sau:
Về mục đích sử dụng vốn: Phải hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả; nghĩa là vốn
vay phải được sử dụng không trái pháp luật, phục vụ tốt nhất cho kế hoạch thực hiện dự án, đồng thời phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phương và của cả nước.
Về năng lực tài chính: Điều này thể hiện ở tỷ trọng và quy mơ vốn tự có của
DN tham gia vào dự án. Quy mô và tỷ trọng này càng cao càng cho thấy tiềm lực tài chính lớn mạnh của DN đó. Tỷ trọng vốn của DN tham gia vào dự án cao cịn có tác dụng kích thích DN nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện dự án nhằm tránh những rủi ro cho chính họ cũng như cho ngân hàng. Thơng thường, điều kiện tín dụng của ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn tự có tối thiểu của DN tham gia vào dự án tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Về năng lực sản xuất kinh doanh: Điều này thể hiện ở quy mô, năng suất, khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả và khả năng mở rộng sản xuất. Ngoài ra các ngân hàng cũng yêu cầu các DN phải hoạt động ổn định và có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc nếu có lỗ thì phải có phương án khắc phục khả thi.
Về tính khả thi của dự án: Dự án khả thi là dự án mà việc thực hiện nó là cần
thiết, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của DN, phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của ngành, của vùng, của Nhà nước. Đồng
thời DN với các nguồn tài lực, vật lực hiện có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thực hiện dự án. Yêu cầu có dự án khả thi là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với mọi khách hàng vay vốn phục vụ đầu tư.
Về các biện pháp bảo đảm: Do đặc điểm các khoản vay phục vụ mục đích đầu
tư tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thơng thường các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng của mình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm bảo đảm cho ngân hàng có thể thu được nợ nếu rủi ro bất ngờ xảy ra. Hình thức bảo đảm bảo thường là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Tuy nhiên đây khơng phải là điều kiện bắt buộc có tính nguyên tắc. Trong trường hợp một số khách hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh, có phương án khả thi theo đánh giá của ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay mà khơng cần tài sản bảo đảm.
Rõ ràng khả năng của DN trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay dự án của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không đáp ứng được điều kiện của khách hàng thì có thể những u cầu của khách hàng là q khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của khách hàng quá thấp thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn muốn bảo đảm an tồn tín dụng.