Lợi nhuận của

Một phần của tài liệu Chuyên d? t?t nghi?p GVHD: TS nguy?n xuân xuyên (Trang 38 - 70)

Vietinbank 830 1.529 2.436 1.675 3.500 4. Tỷ trọng lợi nhuận của Vietinbank - CN T P . H C M / Vietinbank 31,3% 20,0% 18,5% 31,0% 13,0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của toàn hệ thống Vietinbank và Báo cáo HĐKD của Vietinbank - CN TP.HCM qua các năm 2006 - 2010)

Trong giai đoạn từ năm 2006-2010, lợi nhuận của Chi nhánh có nhiều biến động qua các năm, tuy nhiên chủ yếu tăng trưởng (chỉ duy nhất năm 2006, là lợi nhuận của Chi nhánh đã giảm so với năm 2005). Năm 2005, là năm đánh dấu bước ngoặt lớn của

Vietinbank - CN TP.HCM khi là năm đầu tiên lợi nhuận của Chi nhánh dương; trong khi năm 2004 lợi nhuận của Chi nhánh cịn lỗ (-19 tỷ đồng) thì sang năm 2005 đã đạt 287 tỷ đồng (tăng 306 tỷ đồng so với năm 2004 và trở thành Chi nhánh có lợi nhuận lớn nhất tồn hệ thống) và từ đó đến nay, lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh đều tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra. Và đặc biệt là trong năm 2008, mặc dù trong thời điểm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống NHTM, một số NHTMCP đã gặp nhiều khó trong hoạt động kinh doanh (trong đó nguy cơ lớn nhất là mất khả năng thanh khoản của tồn hệ thống) thì Vietinbank - CN TP.HCM vẫn đạt lợi cao nhất trong những năm qua (với tốc độ tăng trưởng là 47,1%), trong đó do một phần là thu từ hoạt động tín dụng (cũng trong thời điểm này lãi suất cho vay đã tăng cao nên đã giúp cho lợi nhuận của Chi nhánh tăng cao). Trong cơ cấu lợi nhuận của Chi nhánh, thì thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao với tỷ trọng bình quân qua các năm 2006 – 2010 là 63,4% tổng lợi nhuận thu được (trong đó, năm 2009 chiếm đến 65%), do đó chất lượng tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

2.2. Phân tích thực trạng cho vay DAĐT tại Vietinbank-CN TP.HCM

2.2.1. Quy trình và nội dung thẩm định cho vay DAĐT tại Vietinbank-CNTP.HCM TP.HCM

Trên cơ sở quy định chung của NHNN về cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHH ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi bổ sung kèm theo; Vietinbank đã cụ thể hóa quy chế này bằng việc ban hành những quy định áp dụng cho vay đối với các đối tượng khác nhau bao gồm:

· Quy định về cấp giới hạn tín dụng theo quyết định số

208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/02/2010 của Vietinbank.

· Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35

ngày 26/02/2010 của Vietinbank.

· Quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay kèm theo QĐ số

Căn cứ vào những quy định về cấp giới hạn tín dụng và cho vay đối với khách hàng, Vietinbank đã xây dựng và ban hành Quy trình thẩm định cho vay DAĐT đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, được áp dụng chung trong toàn hệ thống Vietinbank. Quy trình thẩm định cho vay DAĐT bao gồm 11 bước từ việc tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, đến việc thẩm định cho vay, giải ngân quản lý và thu hồi nợ, trong đó khâu thẩm định cho vay (Bước 2) được xem là yếu tố quan trọng nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn đối với đề nghị vay vốn của khách hàng. Các nội dung cụ thể của từng bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng (sẽ do

CBTĐ làm đầu mối thực hiện):

Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn, bao gồm:

· Hồ sơ pháp lý của khách hàng;

· Hồ sơ vay vay;

· Hồ sơ pháp lý DAĐT;

· Hồ sơ tài sản đảm bảo;

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: kiểm tra sự đầy đủ, hợp lý và tính hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập được.

Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình thẩm định (đây được xem là khâu quan trọng

trong việc thẩm định và cho vay DAĐT) sẽ do CBTĐ làm đầu mối thực hiện:

Thu thập thông tin: ngoài tài liệu khách hàng cung cấp, CBTĐ cần thu thập

thông tin từ các nguồn như: CIC của NHNN, cơ quan chủ quản của DN, phỏng vấn khách hàng và đi thực tế tại địa điểm kinh doanh và địa điểm thực hiện đầu tư dự án, vấn tin trên INCASS (mạng nội bộ của Vietinbank) về danh sách khách hàng đen,…

Thẩm định DAĐT: Nội dung thẩm định đối với khách hàng vay vốn DAĐT bao

gồm những nội dung sau:

Một là, thẩm định về khách hàng vay vốn

Thẩm định chung về tổ chức, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, năng lưc kinh doanh của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và kế hoạch trong tương lai.

Thẩm định về năng lực tài chính của Khách hàng bao gồm phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Khách hàng.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Theo quy định về điều kiện cho vay nói chung của Vietinbank thì đối với tình hình tài chính của khách hàng vay vốn cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

Chỉ tiêu Điều kiện (*)

Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

Khách hàng phải kinh doanh có lãi, khơng phát sinh lỗ lũy kế;

Hệ số tự tài trợ của khách hàng ≥ 15%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh ≥ 0,8

Chấm điểm và xếp hạng tín dụng

khách hàng ≥ BB-

(*) Tùy theo tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh của Vietinbank, những điều kiện cho vay trên có thể thay đổi theo thực tế, song những điều kiện được áp dụng trong việc cho vay thông thường.

Hai là, thẩm định về DAĐT: Cần phải phân tích những nội dung quan trọng

của DAĐT như sau:

· Mục tiêu đầu tư của dự án;

· Sự cần thiết đầu tư dự án;

· Quy mô đầu tư của dự án: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, kỹ

thuật, cơ cấu sản phẩm và thị trường đầu ra của dự án;

· Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí

khác nhau (chi phí về đất (nếu có), xây lắp, thiết bị, dự phịng phí, chi phí lãi vay trong thời gian thi cơng và chi phí khác), nguồn vốn để thực hiện dự án bao gồm: vốn tự có, vốn vay, vốn huy động khác,…

· Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: mặc dù cơ sở tính tốn được lượng hóa trên những giả định để phục vụ cho q trình tính tốn, song u cầu đối với CBTĐ phải xem xét tính hợp lý của những số liệu do khách hàng cung cấp. Trong việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án thì có hai nhóm chỉ tiêu cần phải xem xét đó là:

· Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay;

Chỉ tiêu

(Về đánh giá hiệu quả tài chính của dự án)

Điều kiện để cấp tín dụng (*)

Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án

≥ 50% tổng vốn đầu tư của dự án (vốn cố định)

NPV ≥ 0

IRR ≥ Suất chiết khấu của dự án

Thời gian cho vay đối với

DAĐT ≤ 12 năm

Phân tích những rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm các loại rủi ro sau:

· Rủi ro cơ chế chính sách;

· Rủi ro, xây dựng hồn tất;

· Rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu;

· Rủi ro về kỹ thuật và vận hành;

· Rủi ro về kinh tế vĩ mô;

Ba là, thẩm định về biện pháp đảm bảo tiền vay: đó là bước xem xét những tài

sản đảm bảo để bảo đảm cho khoản vay, giá trị của tài sản cũng như tính pháp lý của tài sản.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, đây là điều kiện bắt buộc (do Cán

bộ thuộc Phòng QLRR thực hiện).

Bước 4: Phê duyệt khoản vay: Trường hợp số tiền cho vay của DAĐT nằm

trong mức phán quyết của Chi nhánh thì sẽ do Ban Giám đốc Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng Cơ sở phê duyệt. Trong trường hợp vượt mức phán quyết thì sẽ trình TSC xem xét phê duyệt cho vay.

Bước 6: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận

TSBĐ và giấy tờ TSBĐ.

Bước 7:Giải ngân.

Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay.

Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh. Bước 10: Thanh lý hợp đồng và Giải chấp tài sản. Bước 11: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ.

Trên cơ sở những quy định chung của Vietinbank về quy định cho vay đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, Vietinbank - CN TP.HCM đã chi tiết hóa bằng quy trình hướng dẫn đối với việc cấp giới hạn tín dụng, cấp tín dụng (trong đó có cho vay theo DAĐT) đối với khách hàng là tổ chức kinh tế được áp dụng tại Chi nhánh và các Phòng Giao Dịch trực thuộc. Với những quy định, quy trình liên quan đến việc cho vay DAĐT đã giúp cho việc thẩm định và tài trợ vốn đối với DAĐT ngày càng hiệu quả hơn, chất lượng thẩm định được nâng cao, giúp cho các Cán bộ thực hiện công tác thẩm định dễ dàng tiếp cận cũng như áp dụng một cách chính xác, nhằm tránh sai xót trong q trình thẩm định cho vay các DAĐT.

2.2.2 Phân tích thực trạng cho vay DAĐT tại Vietinbank - CN TP.HCM

2.2.2.1. Số hồ sơ vay vốn để thực hiện DAĐT

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Vietinbank - CN TP.HCM qua các năm 2006 - 2010)

Hàng năm, Vietinbank - CN TP.HCM nhận được khá nhiều hồ sơ vay vốn từ khách hàng; trong đó, số hồ sơ đề nghị vay vốn trung dài hạn (chủ yếu là vay theo hình thức DAĐT) ln chiếm tỷ lệ cao so với hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn. Hồ sơ đề nghị vay vốn tại Vietinbank - CN TP.HCM tăng dần qua các năm. Trong năm 2006, tổng số hồ sơ vay vốn được gửi đến Chi nhánh là 65 hồ sơ thì đến năm 2009 đã tăng lên đến là 142 hồ sơ (tăng 61% so với năm 2005). Tuy nhiên, số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn có sự biến động qua các năm, cụ thể là tăng trong giai đoạn từ năm 2006 – 2007 nhưng sang năm 2008 thì hồ sơ đề nghị vay vốn giảm mạnh, nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao đã làm lãi suất vay vốn tăng cao nên số hồ sơ vay vốn gửi đến Chi nhánh khơng nhiều (41 hồ sơ) song cũng có tới 27 hồ sơ là vay trung dài hạn (chiếm 61,4%); đến năm 2009 thì số hồ sơ đề nghị vay vốn tăng vọt lên 151 hồ sơ thì số hồ sơ vay trung dài hạn là 92 hồ sơ đề nghị vay vốn (chiếm 61%) và đến thời điểm 30/09/2010, số hồ sơ Chi nhánh đã tiếp nhận là

90 hồ sơ thì sơ vay trung dài hạn là 52 hồ sơ (chiếm 58%) tổng số hồ sơ tiếp nhận được. Như vậy, xét về công tác thẩm định tại Vietinbank - CN TP.HCM chủ yếu là thẩm định trung dài hạn theo DAĐT.

Đối với hồ sơ đề nghị vay vốn để thực hiện DAĐT trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, sau khi qua bước thẩm định thì những hồ sơ được Chi nhánh đồng ý tài trợ vốn chiếm rất cao (với tỷ lệ bình quân qua các năm là hơn 85%). Qua đó, có thể nhận xét là do uy tín của Vietinbank - CN TP.HCM được các DN đánh giá cao, những khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng tại Vietinbank - CN TP.HCM thì ln duy trì và tạo mối quan hệ tốt với Chi nhánh. Mặc dù, những quy định về điều kiện tài trợ vốn của Vietinbank trong những năm qua là rất chặt chẽ so với mặt bằng chung của các NHTM khác (mục đích của Vietinbank là nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong tồn hệ thống), song vẫn có nhiều hồ sơ được gởi đến Chi nhánh và đề nghị vay vốn; số lượng hồ sơ đáp ứng những điều kiện vay vốn của Vietinbank và được tài trợ vốn chiếm tỷ lệ rất cao, chứng tỏ là những khách hàng khi đặt vấn đề vay vốn tại Vietinbank.- CN TP.HCM cũng đã tự sàn lọc và cũng như đánh giá được những hiệu quả của dự án mà mình dự định đầu tư, sự uy tín và khả năng tài chính thực hiện DAĐT đã đáp ứng được những điều kiện tín dụng khá cao của Vietinbank.

2.2.2.2. Phân tích thực trạng dư nợ cho vay DAĐT tại Vietinbank - CN TP.HCM

· Phân tích tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT

Đồ thị 2.3: Dư nợ cho vay DAĐT và tốc độ tăng trưởng qua các năm 2006 - 2010:

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Vietinbank - CN TP.HCM qua các năm 2006 - 2010)

Qua biểu đồ phân tích trên, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay theo DAĐT của Vietinbank - CN TP.HCM có sự biến động qua các năm, song nếu xét bình quân giai đoạn từ năm 2006 – 2010 thì vẫn tăng 16,6%. Trong đó, năm 2007 là tăng mạnh nhất (với tốc độ tăng là 48,6% so với năm 2006) thì sang năm 2008, dư nợ cho vay DAĐT đã giảm 1,7% so với năm 2007; năm 2009, dư nợ cho vay DAĐT đạt là

2.801 tỷ đồng, tăng 27,3%so với năm 2008 và đến thời điểm 30/09/2010 thì đạt 3.269

tỷ đồng, tăng 16,7% so với cuối năm 2009. Xét về nguyên nhân dư nợ cho vay DAĐT trong năm 2007 của Chi nhánh tăng mạnh nhất là do tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam, vì trong năm này tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng rất cao (tăng hơn 50% so với năm 2006) và đây được xem làm một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong năm 2008. Trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính Phủ và NHNN đã đưa nhiều biện pháp nhằm thắt chặt tín dụng như tăng lãi suất cho vay, hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khốn; song song đó, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc nhằm thu hút bớt tiền trong lưu thông và giảm lạm phát. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM; trước tình hình đó, nhằm

hạn chế ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của mình nên Vietinbank cũng đã đưa ra nhiều biện pháp điều hành, trong đó có biện pháp là hạn chế cho vay DAĐT mới trong những tháng đầu năm 2008; đây là nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay DAĐT trong năm này của CN TP.HCM giảm. Và năm 2009, trước những chính sách kích cầu của Chính Phủ và NHNN, Vietinbank nói chung và Vietinbank - CN TP.HCM nói riêng đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong đó có tăng trưởng tín dụng trung dài hạn (chủ yếu là tăng dư nợ cho vay theo DAĐT) nên đã làm cho dư nợ cuối năm 2009 tăng gần 600 tỷ đồng so với dư nợ cuối năm 2008 (tương đương tăng 27,3%) và đến thời điểm 30/09/2010, dư nợ cho vay theo DAĐT tăng gần 468 tỷ đồng so với cuối năm 2009 với tốc độ tăng trưởng là 16,7%.

· Phân tích cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ

Đồ thị 2.4: Dư nợ cho vay DAĐT phân loại theo tiền tệ qua các năm 2006 - 2010:

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Vietinbank - CN TP.HCM qua các năm 2006 - 2010)

Xét theo cơ cấu loại tiền tệ thì dư nợ theo VNĐ chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ bình quân qua các năm 2006 – 2010 là 92% dư nợ cho vay DAĐT, trong chi dư nợ cho vay bằng USD chỉ chiếm khoảng 8%. Nguyên nhân là do khi cho vay DAĐT thường có

thời gian dài, nếu cho vay theo USD thì DN sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của tỷ giá và khả năng cân đối ngoại tệ để trả nợ ngân hàng trong trường hợp đến kỳ hạn trả nợ rất khó khăn. Trong những năm qua, Vietinbank nói chung và Vietinbank - CN TP.HCM nói riêng chủ trương chỉ cho vay các DAĐT bằng USD khi bản thân dự án phải có nguồn thu USD và việc cho vay USD cũng bị hạn chế theo từng thời điểm vì lợi nhuận từ cho vay bằng USD thường thấp hơn lợi nhuận từ cho vay bằng VNĐ. Hiện tại, việc

Một phần của tài liệu Chuyên d? t?t nghi?p GVHD: TS nguy?n xuân xuyên (Trang 38 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)